Về xuất nhập khẩu, chính phủ đã ban hành nghị định số 57/1998/NĐ- cp ngày 31/7/1998, quyết định 65/1998/QĐ-TT ngày 24/3/1998 của thủ tướng chính phủ và thông tư 122/1999/TT-BNN-PTNT ngày 27/3/1998 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm quản lý việc xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ rừng tự nhiên trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu.
Biểu thuế xuất nhập khẩu đã xây dựng các mức thuế cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ có xuất xứ khác nhau. Sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ tự nhiên chịu thuế suất cao hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng. Gỗ rừng tự nhiên có mức thuế suất bình qn là 5-10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng thuế suất 0% theo quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ NN & PTNT về việc ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác. Với sản phẩm gỗ xuất khẩu được làm từ nguyên liệu gỗ nhập khẩu thì mức thuế suất là 0% theo công văn 3338/TCHQ-GSQL ngày 26/7/2006 của Tổng cục Hải quan V/v xuất khẩu gỗ có nguồn gốc từ gỗ nhập khẩu và công văn 5226/BTC-TCHQ ngày 18/4/2007 của Bộ Tài Chính về Thuế xuất khẩu sản phẩm gỗ có nguồn gốc nhập khẩu.
Về nhập khẩu, trừ gỗ nhập khẩu từ Campuchia phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của bộ thương mại hai nước, các doanh nghiệp được nhập khẩu theo nhu cầu, không phải xin phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%).Gỗ nguyên liệu bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu từ Campuchia hoặc có hợp đồng mua lại của nước thứ ba hoặc hợp đồng tạm nhập tái xuất ký với thương nhân Campuchia, phải có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Thương mại quy định tại Thơng tư số 04/2006/TT-BTM.
Ngồi ra các chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thơng qua quỹ hỗ trợ phát triển, chính sách thưởng xuất khẩu cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam.
2.2.4. Chủ thể tham gia sản xuất, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam
Hình 1: Sơ đồ kênh phân phối, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam
Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam
Như vậy, đối với gỗ nguyên liệu được khai thác trong nước (chủ yếu là gỗ rừng trồng) được chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu theo 4 kênh thị trường chính sau:
- Kênh 1: Các hộ trồng rừng bán cho các xưởng mộc tại địa phương (bán lẻ) để sản xuất các lọai đồ mộc dân dụng, các đồ nội thất gia đình như giường, tủ, bàn ghế, cửa,…và các sản phẩm phục vụ xây dựng như cột chống, cốp pha, xà gồ,... Kênh thị trường này phần nhiều mang tính địa phương và tự cung, tự cấp. Các công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp trồng và khai thác ít tham gia vào mạng lưới phân phối này.
- Kênh 2: Hộ gia đình, liên hộ gia đình, các hợp tác xã, thậm chí một số doanh nghiệp trồng rừng và khác thác gỗ quy mô nhỏ bán gỗ cho người thu gom (bán buôn). Người thu gom vận chuyển và bán lại cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020 tồn quốc có 74 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, trong đó có 17 doanh nghiệp xuất khẩu quy mô lớn (xuất khẩu khối lượng trên 50.000 tấn/doanh nghiệp), chiếm hơn 23% tổng số doanh nghiệp xuất khẩu gỗ; 10 doanh nghiệp vừa (lượng xuất khẩu từ 20.000 – 49.000 tấn/doanh nghiệp), chiếm 13,5%; còn lại là các doanh nghiệp nhỏ (lượng xuất khẩu dưới 20.000 tấn/doanh nghiệp)
Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước và các liên doanh liên kết…Những doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu cao đều là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Đa số các cơng ty sản xuất và chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… Một số công ty sản xuất và xuất
khẩu đồ thủ công mỹ nghệ tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hà Tây…
Tuy bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng tình hình sản xuất, phân phối và xuất khẩu gỗ nước ta năm 2021 vẫn theo chiều hướng tích cực. Chính phủ và các doanh nghiệp ngành Gỗ nước ta đã xây dựng những phương án nhằm thích ứng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh đáp ứng yêu cầu đơn đặt hàng từ các đối tác điều và đã được những kết quả tăng trưởng vượt bậc.
- Kênh 3: Hộ gia đình, liên hộ gia đình, các hợp tác xã, thậm chí một số doanh nghiệp trồng rừng và khác thác gỗ bán gỗ cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ theo hợp đồng ký giữa các bên. Các đơn vị có khối lượng gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ và một phần gỗ nhập khẩu thường tổ chức tiêu thụ theo kênh này.
- Kênh 4: Gỗ nhập khẩu, gỗ rừng tự nhiên, gỗ cao su,… thường được tiêu thụ thông qua các chợ gỗ, các phiên đấu giá gỗ. Hiện phần lớn gỗ cao su đại điền, gỗ nhập khẩu, gỗ rừng tự nhiên khai thác trong nước, gỗ tịch thu,... được phân phối qua kênh tiêu thụ này. Hầu như các địa phương có lượng tiêu thụ gỗ nguyên liệu lớn như Bắc Ninh, Nam Định, Bình Định, Đồng Nai,... đều hình thành các chợ gỗ lớn. Một số doanh nghiệp lớn như TAVICO (Đồng Nai) còn tự tổ chức chợ gỗ của riêng mình nhằm phân phối gỗ (chủ yếu là nhập khẩu) cho các doanh nghiệp chế biến. Ngồi ra, các doanh nghiệp chế biến cịn trực tiếp nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài về phục vụ cho hoạt động chế biến của mình. Tuy nhiên, kênh phân phối này khơng lớn và hoạt động không thường xuyên.
* Kênh chuyên phân phối sản phẩm gỗ
Một vài chuỗi phân phối sản phẩm gỗ của doanh nghiệp lớn như “Nhà Xinh”, “Vietmay Home”,... nhưng chừng đó là chưa đủ. Dù chúng ta có nguồn cung và nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của thị trường quốc tế rất lớn, nhưng hệ thống phân phối cho sản phẩm gỗ lại chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Một số doanh nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai, Hịa Phát... bước đầu đã có hệ thống phân phối riêng, nhưng cịn nhỏ lẻ. Phần lớn doanh nghiệp ngành gỗ trong nước chưa đủ tiềm lực để hình thành khâu phân phối bởi việc này tốn kém và thời gian thu hồi vốn chậm. Thị trường trong nước chưa có những doanh nghiệp phân phối chuyên nghiệp nên một số công ty vừa sản xuất, vừa phải lo phân phối, rất tốn kém lại không chuyên nghiệp. Hiện trong số khoảng hơn 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ và lâm sản cả nước chỉ có khoảng 10% là có quy mơ vừa và lớn, cịn lại là nhỏ lẻ nên tự thân doanh nghiệp hình thành cho mình mạng lưới phân phối là điều không thể thực hiện được.