1.1 .Đất canh tác và nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất
1.1.1 .Đất canh tác
1.2. Ảnh hưởng của hoạt động canh tác nông nghiệp tới chất lượng đất
1.2.6.2. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến hệ sinh vật đất
Trong những năm gần đây thuốc hóa học đã được sử dụng nhiều và đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng, đẩy mạnh sản xuất. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hóa học với số lượng lớn, liên tục đã biểu hiện các mặt trái của nó như: tiêu diệt nhiều thiên địch, nhiều loại vi sinh vật có ích, tích lũy chất độc trong nơng sản, gây ô nhiễm môi trường đất do tồn lưu trong đất… Tác động của mỗi loại thuốc hóa học đến hệ vi sinh vật đất là khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc, nồng độ sử dụng, phương pháp sử dụng…
Thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu thường được chứng minh là có một tác dụng trực tiếp đến hệ sinh vật đất lớn hơn so với thuốc diệt cỏ. Các thuốc trừ sâu
lân hữu cơ (chlorpyrifos, quinalphos, dimethoate, diazinon và malathion) có một loạt các ảnh hưởng bao gồm những thay đổi về số lượng vi khuẩn và nấm trong đất [135] và các enzym đất [120] cũng như làm giảm mật độ động vật chân khớp bé Collembola [64] và sinh sản của giun đất [133]. Thuốc trừ sâu carbamat
(carbaryl, carbofuran và methiocarb) đã có một loạt các ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất kể cả việc làm giảm đáng kể hoạt tính acetylcholinesterase ở giun đất [135], ảnh hưởng phối hợp đến enzym đất [154]. Các hợp chất khó phân hủy bao gồm asen, DDT và lindan gây ra ảnh hưởng lâu dài, bao gồm giảm hoạt động của vi sinh vật [176], giảm sinh khối vi sinh vật và làm giảm đáng kể hoạt tính của enzym đất.
Thuốc diệt cỏ: Thuốc diệt cỏ nói chung khơng có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh
vật đất, ngoại trừ butachlor mà được chứng minh là rất độc đối với giun đất khi sử dụng trong nông nghiệp [133]. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy butachlor ít ảnh hưởng đến hoạt động của enzym acetylcholinesterase. Phendimedipham đã gây ra hành vi né tránh ở giun đất [30] và Collembola [85]. Các ảnh hưởng này được là
tương đối ngắn bởi vì phendimedipham bị phân hủy tương đối nhanh trong đất (thời gian bán phân hủy là 25 ngày). Các ảnh hưởng khác của thuốc diệt cỏ đến sinh vật đất chủ yếu là những thay đổi về hoạt động enzym Thuốc diệt trừ cỏ dại ức chế các loại enzym thường gặp trong đất do đó ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học của đất. Tuy vậy thuốc diệt trừ cỏ dại nếu phun với nồng độ lỗng có thể kích thích sự sinh trưởng, phát triển của một số vi sinh vật nhất là vi khuẩn amoni hóa. Trong lúc đại đa số bị ức chế bởi các thuốc trừ sâu, diệt cỏ thì trong đất thường cũng có một số vi sinh vật có khả năng tiếp xúc và phân giải chất độc và sử dụng, biến chúng thành những chất khác nhau và làm giảm tính độc của chúng.
Thuốc diệt nấm: Thuốc diệt nấm nói chung có tác động lớn hơn đến hệ sinh
vật đất so với thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu. Bởi vì các hóa chất này được sử dụng để kiểm soát bệnh nấm nên chúng cũng sẽ ảnh hưởng đến nấm đất có lợi và các sinh vật đất khác. Tác động tiêu cực rất đáng kể được nhận thấy ở thuốc diệt nấm chứa Cu gây giảm lâu dài số lượng giun đất trong đất. Những tác động tiêu cực này có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm bởi Cu tích tụ trong đất bề mặt và không dễ tuân theo cơ chế tiêu tán như là phân hủy sinh học. Các tác động tiêu cực cũng đã được nhận thấy đối với benomyl, đó là làm giảm lâu dài sự hình thành các quan hệ cộng sinh nấm rễ. Hai thuốc diệt nấm, clorotalonil và azoxystrobin, gần đây đã được
chứng minh là có ảnh hưởng đến một tác nhân kiểm soát sinh học mà được sử dụng để kiểm soát bệnh héo do nấm Fusarium, điều này đã minh họa sự khơng tương thích có thể có giữa các thuốc bảo vệ thực vật hóa học và sinh học.