Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành của một số virus gây bệnh cho người trên dơi ở việt nam (Trang 30 - 32)

Hendra (HeV) và Nipah (NiV) là những virus mới thuộc họ Paramyxoviridae (chi Henipavirus), là căn nguyên gây một số bệnh nặng dẫn

đến tử vong cho vật nuôi và con ngƣời.

Hendra (HeV) đƣợc mô tả đầu tiên vào tháng 9 năm 1994 trong vụ dịch viêm đƣờng hô hấp cấp ở ngƣ̣a ta ̣i Brisbane, Úc [75]. Số trƣờng hợp bị nhiễm đƣợc ghi nhận trong vụ dịch gồm 20 con ngựa và 2 ngƣời, trong đó 13 ngựa

và 1 ngƣời đƣợc báo cáo là bị tử vong. Việc giám sát động vật hoang dã đã xác định loài dơi quả thuộc giống Pteropus (thƣờng biết dƣới tên Flying foxs) là ổ chứa tự nhiên của virus Hendra (HeV). Ngƣời nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với ngựa nhiễm bệnh. Kết quả này đƣợc khẳng định khi điều tra trƣờng hợp bệnh nhân thƣ́ 2 chết vì biến chứ ng viêm não do nhiễm HeV tại trang trại ngựa Mackay các h Brisbane, Úc 800km về phía Bắc vào tháng 8/1994 [63, 75]. Việc điều tra d ịch tễ cho thấy , bệnh nhân khởi phát bệnh viêm màng não, sau khi tham gia khám nghiệm 2 con ngƣ̣a chết do viêm phởi nă ̣ng vì nhiễm HeV.

Tiếp theo, Nipah (NiV) đƣợc mô tả vào năm 1999 từ một vụ dịch lớn ở lợn và ngƣời ta ̣i bán đảo Penisular, Malaysia hơn 1 triệu con lợn bị tiêu hủy để khống chế sự lây lan của dịch, trong 265 trƣờng hợp ngƣời nhiễm bệnh đƣợc ghi nhận, 105 trƣờng hợp tử vong [100]. Đầu tháng 3 năm 1999, tác nhân gây bệnh đƣợc phân lập tƣ̀ di ̣ch não tủy của bê ̣nh nhâ n viêm não và virus mới có tên là Nipah, gọi theo tên địa phƣơng, đƣợc khẳng định là nguyên nhân của vu ̣ di ̣ ch. Tiếp xúc trực tiếp với lợn bị ốm là đƣờng nhiễm duy nhất cho ngƣời, một lần nữa dơi quả thuộc giống Pteropus (thƣờng đƣợc biết dƣới tên Cáo bay- Flying foxs) đƣợc xác định là ổ chứa tự nhiên của virus Nipah [77, 100].

Sự tái xuất hiện theo xu hƣớng mùa của virus NiV cũng đƣợc mô tả tại Banglades và Ấn Độ. Việc nghiên cứu về các vụ dịch nhiễm virus Nipah tại Banglades cho thấy có một số điểm khác nhau đặc biệt so với ở Malaysia: tỷ lệ tử vong cao hơn (70-90%), ngƣời nhiễm bệnh khơng có nhiều tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm (hoặc các vật nuôi khác) mà lây nhiễm trực tiếp từ dơi sang ngƣời thông qua các thức ăn bị nhiễm (quả bị dơi ăn..), hiện tƣợng lây truyền từ ngƣời sang ngƣời cũng đƣợc báo cáo [28, 40]. Các nghiên cứu giám sát tiếp theo cũng xác định các minh chứng về sự lây truyền chéo của

Henipavirus trong quần thể dơi quả thuộc giống Pteropus và các loài khác

liên quan phân bố trên toàn thế giới. Gần đây, các kết quả nghiên cứu huyết thanh học cũng giúp các nhà nghiên cứu xác định các kháng thể trung hòa của

Henipavirus trong dơi lƣu hành tại Trung Quốc và châu Phi [47, 123].

Các kết quả điều tra về huyết thanh ho ̣c cũng nhƣ các bằng chứng về virus học, dịch tễ học giúp các nhà khoa học đƣa ra giả thuyết: loài dơi ăn quả thuô ̣c giống Pteropus, phân bộ Megachiroptera là vật chủ gố c, ổ chứa tự

nhiên của Henipavirus (bao gồm cả virus Hendra và Nipah) [43].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành của một số virus gây bệnh cho người trên dơi ở việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)