Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. SỬ DỤNG THUỐC VÀ THẢO DƢỢC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO
1.2.3. Nghiên cứu điều trị ĐTĐ từ nguồn thực vật tại Việt Nam
Hiện nay trên thế giới có nhiều cơng trình ngun cứu sản xuất các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đƣờng rất hiệu quả. Ở Việt Nam trong thời gian gần đây cũng có một số nghiên cứu về tác dụng hạ đƣờng huyết của một số thực vật, thảo dƣợc, của các vị thuốc trị bệnh ĐTĐ, tuy nhiên số cơng bố chƣa thật sự nhiều và mang tính tồn diện. Nguồn thực vật dùng làm dƣợc liệu ở nƣớc ta thật sự dồi dào và đa dạng, có những thực vật vốn rất quen thuộc trong đời sống ngƣời dân, đƣợc sử dụng làm nƣớc uống hàng ngày [3, 13, 22].
Một số chế phẩm đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng dƣới dạng thực phẩm chức năng đƣợc biết đến nhƣ chế phẩm DIABETNA bào chế từ dây thìa canh, dƣợc liệu quý hiếm mới đƣợc tìm thấy tại Việt Nam, dựa theo đề tài nghiên cứu của Tiến sỹ Trần Văn Ơn, trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội [25]. Tiến sỹ Đỗ Thị Minh Thìn đã nghiên cứu điều trị ĐTĐ type 2 bằng chế phẩm từ quả mƣớp đắng và sinh địa, thử nghiệm lâm sàng chế phẩm dƣới dạng bột ADM và chế phẩm cao lỏng Remodin trên 80 bệnh nhân, nhận thấy đƣờng huyết của bệnh nhân giảm xuống một cách có ý
nghĩa, đối với những bệnh nhân trƣớc khi dùng chế phẩm chƣa đƣợc dùng thuốc đƣờng huyết giảm 42,80% so với trƣớc khi điều trị, còn với những bệnh nhân đã đƣợc dùng thuốc trƣớc tỷ lệ giảm đƣờng huyết là 39,04% [32]. Ngoài ra tác giả Phạm Văn Thanh nghiên cứu về thuốc điều trị bệnh đái tháo đƣờng từ quả cây mƣớp đắng Momordica charantia L.. Những kết quả bƣớc đầu đánh giá tác dụng
của thuốc mới Morantin liều 0,25g/ngày trên bệnh nhân ĐTĐ type 2, tuần thứ 4 sau khi điều trị đƣờng huyết giảm 40, 41% có ý nghĩa thống kê, nói chung đã giảm về gần mức bình thƣờng (đƣờng huyết 7,36 ± 0,28 mmol/l). Các tháng tiếp theo điều trị duy trì với liều thấp bằng ½ liều điều trị tích cực, mức đƣờng huyết của ngƣời bệnh vẫn giữ đƣợc ở mức bình thƣờng. Qua đánh giá bằng các xét nghiệm có liên quan đến chức năng gan, thận, các xét nghiệm về máu thấy rằng các chức năng, thành phần của các cơ quan trên vẫn ổn định bình thƣờng [30].
Nhóm nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Xuân đã bƣớc đầu nghiên cứu tác dụng hạ đƣờng huyết của Thổ phục linh Smilax glabra Roxb. trên chuột nhắt. Kết quả
cho thấy mẫu Smilax glabra Roxb. (SG) có tác dụng hạ glucose huyết mạnh nhất vào giờ thứ 4 sau khi tiêm màng bụng. Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào liều lƣợng, với liều 100mg/kg mức hạ glucose tối đa là 38%, với liều 200mg/kg mức hạ đƣờng huyết tối đa là 56%. SG với liều 200mg/kg theo đƣờng uống chƣa có tác dụng hạ đƣờng huyết.
Nhóm tác giả Phạm Hữu Điển nghiên cứu khả năng hạ đƣờng huyết của sinh địa Rehmannia glutinosa Libosch. và tri mẫu Anemarrhena asphodeloides
Bunge.. Chế phẩm TĐ-1 có thành phần từ củ sinh địa và thân rễ tri mẫu chiết với ethanol thể hiện tác dụng hạ đƣờng huyết khi dùng tiêm màng bụng cho chuột nhắt trắng với các liều 80mg/kg, 120mg/kg và 160mg/kg. Với liều 120mg/kg tác dụng hạ đƣờng huyết bắt đầu xuất hiện ở giờ thứ 4 sau dùng thuốc (hạ 37%), duy trì ở giờ thứ 8 sau dùng thuốc (hạ 45%) .
Nhóm nghiên cứu của Phùng Thanh Hƣơng đã xác định đƣợc tác dụng hạn chế tăng đƣờng huyết của thân mƣớp đắng trên một số mơ hình chuột gây tăng đƣờng huyết thực nghiệm. Sử dụng thân mƣớp đắng để điều trị sớm và dài ngày
trên mơ hình chuột nhắt ĐTĐ type 2 cũng có tác dụng duy trì hàm lƣợng glucose trong máu ở mức tƣơng đối thấp và ổn định. Nhóm nghiên cứu này cũng đã nghiên cứu tác dụng hạ đƣờng huyết của diệp hạ châu đắng Phylanthus amarus Shum et
Thonn. trên chuột nhắt trắng thực nghiệm [16, 18].
Nhóm tác giả tại Viện Dinh Dƣỡng Việt Nam và Trƣờng Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã xác định nụ vối có hàm lƣợng polyphenol cao và có khả năng ức chế enzym α-glucosidase. Thử nghiệm về khả năng hạn chế tăng đƣờng huyết sau ăn của nụ vối trên chuột nhắt khỏe mạnh và chuột Wistar ĐTĐ cho thấy lƣợng đƣờng huyết của nhóm chuột đƣợc cho uống bột nụ vối (500mg/kg cơ thể) giảm một cách có ý nghĩa so với nhóm chuột đối chứng. Ngồi ra nụ vối cịn có khả năng chống oxi hóa, phục hồi hoạt động của một số enzym ở gan (GOT, GST, GSH) [80, 81].