Mặt hàng rau quả

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường liên minh châu âu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 37 - 42)

2.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021

2.1.2. Mặt hàng rau quả

31

Là đất nước nơng nghiệp thì xuất khẩu rau, củ, quả là không thể thiếu trong cơ cấu ngành hàng nông sản của Việt Nam. Được thế giới biết đến là đất nước nhiệt đới với nguồn cung nông sản dồi dào, Việt Nam đã đánh dấu tên tuổi của mình trên thị trường thế giới bằng các mặt hàng rau quả như: Thanh long ruột đỏ, ruột trắng; xoài; dứa; cam quýt, nhãn, bưởi, dưa hấu, vải thiều…

Bảng 2.1.4: Sản lượng một số loại trái cây của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021

Đơn vị tính: Nghìn tấn Chủng loại Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 (ước) Năm 2021 tăng/giảm so với 2020 (%) Thanh long 952,8 1.074,20 1242,5 1.363,80 1.418,4 4,1% Nhãn 492 541,4 507,9 589,2 635,2 7,8% Bưởi 571,3 525 779,3 903,2 959,2 6,2% Cam quýt 947 976 960,9 1.070,60 1.113,4 4,3% Xoài 788,2 788,5 814,8 893,2 958,4 7,3% Dứa 567,1 674 679,9 723,7 759,9 5,0%

Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại

Bảng trên cho thấy, sản lượng các loại quả chủ lực của Việt Nam tăng đều qua các năm cho thấy năng suất cây trông của chúng ta ngày càng cao kết hợp cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất và thơi lới thêm đất nông nghiệp để trồng trọt đã giúp đáp ứng đủ như cầu tiêu thụ hàng nơng sản trong nước mà cịn xuất khẩu rất nhiều ra nước ngồi. Diện tích canh tác rau của nước ta trong 2 năm 2016, 2017 là 1,5 triệu ha, với cơ cấu rau đa dạng, phong phú. Các loại rau có sản lượng lớn hiện nay là cải ngọt, cải bắp, dưa chuột, ngô, rau muống và một số loại rau gia vị như hành, tỏi,…Còn cơ cấu quả của nước ta gồm 3 nhóm chính: (i) nhiệt đới như chuối, dừa, xồi, thanh

32

long, chôm chôm,… (ii) cận nhiệt đới như cam, quýt, vải, nhãn,... (iii) ôn đới như mận, đào, lê, nho,…Sang năm 2018, tổng diện tích nhóm cây ăn quả cả nước khoảng 960 nghìn ha, tăng 3,9% so với năm 2017. Diện tích cây ăn quả tăng chủ yếu do nhiều địa phương đã chuyển một phần đất lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, rõ nét nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của hạn mặn, mưa lũ và tác động của đại dịch Covid-19, diện tích cây ăn quả của cả nước vẫn tăng do các địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi canh tác từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng trái cây. Diện tích trồng cây lâu năm năm 2020 ước tính đạt 3.608 nghìn ha, tăng 1,6% so với năm 2019, trong đó, nhóm cây ăn quả đạt 1.134 nghìn ha, tăng 6,2%.

Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và tác động mạnh đến thị trường rau quả tươi. Nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội trong một thời gian dài đã ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng, phân phối và tiêu thụ các mặt hàng rau quả. Tiêu thụ chậm, xuất khẩu liên tiếp gặp khó khăn trong bối cảnh thị trường tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc tăng cường kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới, trong khi các loại chi phí đều tăng: chi phí sản xuất (giá phân bón tăng 50%-60%, thiếu lao động,...), phí vận chuyển, lưu kho,... Trong bối cảnh đó, khơng ít nhà vườn phải hạn chế đầu tư mở rộng diện tích trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi hơn và tiếp tục xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả ở nhiều địa phương, nên diện tích cây ăn quả của cả nước vẫn tăng trong năm 2021, tổng diện tích cây ăn quả ước đạt hơn 1,2 triệu ha, tăng hơn 4% so với năm 2020; sản lượng ước đạt 12,8 triệu tấn. Trong đó: sản lượng xồi ước tăng hơn 7%; thanh long đạt hơn 1 triệu tấn, tăng gần 2%; cam tăng gần 4%; bưởi tăng hơn 6%; nhãn tăng gần 8%.

Trong 2 năm 2016-2017, rau quả là mặt hàng nơng sản có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong năm và cũng là mặt hàng mà ta đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác mở rộng thị trường. Đây là ngành hàng có tăng trưởng nổi bật nhất trong nhóm, trong khi các ngành hàng khác gặp khó khăn do sụt giảm lượng và giá xuất khẩu thì ngành hàng này liên tục tăng trưởng mạnh trong vòng 3 năm (cụ thể, năm 2014 tăng 28,4%, năm 2015 tăng 23,7%), vượt kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực khác như gạo, hồ tiêu và mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp. Trong hai năm này, nhiều loại trái cây Việt Nam đã được thâm nhập và mở rộng xuất khẩu vào các thị trường “có yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng” như nhãn, vải thiều, thanh long, chôm chôm, vú sữa vào thị trường Hoa Kỳ; vải thiều vào thị trường Australia, Malaysia, EU (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); thanh long, xoài vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; cam, quýt, thanh long vào thị trường Singapore…

33

Đến năm 2020, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ rau lớn nhất của nước ta với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,27 tỷ USD, giảm 12,7% so với năm 2019. Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sụt giảm một phần do việc tăng cường, kiểm tra, giám sát chất lượng và truy xuất nguồn gốc đối với nơng sản Việt Nam (trong đó có rau quả và trái cây) nhập khẩu vào Trung Quốc và đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid- 19.

Tuy nhiên bù lại, xuất khẩu rau quả sang các thị trường khác tăng trưởng tích cực dù đối mặt với khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Cụ thể: đứng thứ 2 là khu vực ASEAN đạt 288,3 triệu USD, tăng 27,3%, chiếm 8,8% tổng xuất khẩu rau quả của cả nước; thứ 3 là Hoa Kỳ đạt 168,8 triệu USD, tăng 12,5%, chiếm 5,2%; tiếp đến là các thị trường EU đạt 146,4 triệu USD, tăng 4,9%, chiếm 4,5%; Hàn Quốc đạt 143,0 triệu USD, tăng 8,5%, chiếm 4,4%; Nhật Bản đạt 127,7 triệu USD, tăng 4,3%, chiếm 3,9%;…

Biểu đồ 2.1.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2020

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Hai năm 2019-2020, một tin đáng mừng là cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả có những chuyển dịch tích cực khi giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và tăng tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản…Điều này sẽ là tín hiệu tích cực cho việc nơng dân khơng quá lo lắng khi có nơng sản nhưng khơng thể xuất đi đâu mà phụ thuộc hồn tồn vào việc đóng mở biên giới của Trung Quốc như những năm trước. Nói như vậy, khơng có nghĩa là đã tìm được lối thốt hồn tồn cho nơng sản Việt Nam với chung, rau quả nói riêng mà

34

cịn phải dựa vào rất nhiều ở sự nỗ lực của nông dân cũng như doanh nghiệp có thể tạo ra những nông sản đạt chuẩn phù hợp với thị hiếu và các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường “khó tính” mới mà bước đầu chúng ta đã đặt nền móng trên.

Trong năm 2021, mặc dù chịu tác động của đại dịch Covid-19, xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn đạt được kết quả tích cực. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2021 đạt 3,55 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm trước, nhất là ở các thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Australia, EU và một số nước châu Âu.

Bảng 2.1.5: Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang các thị trường năm 2020-2021

Đơn vị tính: USD

STT Thị trường Năm 2020 Năm 2021

Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng KNXK 3,269,245,926 3,551,161,777 8.6 1 Trung Quốc 1,839,855,024 56.3 1,907,456,664 53.7 3.7 2 Hoa Kỳ 168,824,664 5.2 222,902,359 6.3 32.0 3 Nhật Bản 127,668,223 3.9 153,216,794 4.3 20.0 4 Hàn Quốc 142,976,649 4.4 157,413,627 4.4 10.1 5 Thái Lan 157,156,882 4.8 147,283,243 4.1 -6.3 6 Đài Loan 94,474,250 2.9 126,719,707 3.6 34.1 7 Australia 64,334,836 2.0 82,447,908 2.3 28.2 8 U.A.E 42,132,613 1.3 47,451,937 1.3 12.6 9 Hồng Kông 59,428,252 1.8 79,002,430 2.2 32.9

35 10 Singapore 35,593,975 1.1 38,002,674 1.1 6.8 11 Malaysia 37,018,970 1.1 40,625,152 1.1 9.7 12 Canada 29,715,737 0.9 34,970,210 1.0 17.7 13 Anh 11,597,093 0.4 19,354,772 0.5 66.9 14 Nga 54,403,065 1.7 76,569,328 2.2 40.7 15 Thụy sỹ 5,089,385 0.2 4,012,237 0.1 -21.2 16 Ukraine 1,396,205 0.0 4,959,189 0.1 255.2 17 Na-uy 2,686,844 0.1 2,791,260 0.1 3.9 18 Khối EU 146,419,788 4.5 150,733,492 4.2 2.9

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của TCHQ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường liên minh châu âu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)