Các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường liên minh châu âu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 70 - 73)

Như chúng ta đã biết để xuất khẩu sâu rộng vào một thị trường khơng chỉ có mỗi sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp là có thể giải quyết hết những khó khăn, thách thức đến từ thị trường, từ người tiêu dùng mà cần phải có sự quan tâm sát sao cùng với những chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước để giúp đỡ họ đem nông sản Việt Nam tiến xa hơn trên thị trường quốc tế.

64

Thứ nhất, về định hướng xuất khẩu nông sản. Việt Nam đã xác định nhóm ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam, từ đó tập trung thúc đẩy XK vào EU gồm: cà phê, hạt điều, hạt tiêu, trái cây, gạo. Để thúc đẩy XK các mặt hàng nông sản này sang thị trường EU, chúng ta cần phát triển các sản phẩm nông sản hữu cơ, nông sản sạch, cần tăng cường chế biến để tạo giá trị gia tăng và tận dụng tốt nhất ưu đãi thuế quan của EVFTA đối với nông sản đã qua chế biến. Bên cạnh đó, cần xây dựng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam trong giai đoạn mới một cách tổng thể, toàn diện, tiến tới định vị thương hiệu mới của nông nghiệp Việt Nam là minh bạch, trách nhiệm và bền vững. Từng bước điều chỉnh, chuyển định hướng chiến lược từ phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản theo số lượng và tốc độ cao như hiện nay sang phát triển theo hướng coi trọng chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả. Theo đó, Nhà nước cần tăng cường và coi trọng cơng tác quy hoạch nuôi, trồng nông sản trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và theo hướng sản xuất lớn, nông nghiệp hiện đại; đồng thời, xây dựng và quản lý quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản xuất khẩu theo các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với các thị trường nhập khẩu. Có cơ chế khuyến khích và hỗ trợ phù hợp để tăng cường và mở rộng đầu tư, liên kết, chuyển giao cơng nghệ theo hướng hình thành các cơ sở chế biến quy mô lớn, hiện đại.

Thứ hai, về nhóm chính sách khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất và nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của EU:

- Nhà nước cần tiếp tục hồn thiện chính sách đất đai theo hướng khuyến khích tích tụ đất đai để sản xuất với quy mơ lớn. Trong đó, hồn thiện các quy định về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất và chế biến nông sản XK, đặc biệt là các dự án đầu tư vào chế biến sâu sản phẩm, cụm liên hoàn sản xuất - sơ chế - bảo quản - chế biến nơng sản;

- Hồn thiện chính sách khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị, cơng nghệ sản xuất theo hướng sản xuất nông sản sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế;

- Hồn thiện chính sách thúc đẩy phát triển các mối liên kết giữa người sản xuất - vận chuyển - chế biến - tiêu thụ; giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối; giữa nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp nông nghiệp;

- Tiếp tục xây dựng các chính sách tồn diện về vệ sinh an tồn thực phẩm và bảo vệ môi trường phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo, các trung tâm thử nghiệm và các tổ chức chứng nhận đạt tiêu

65

chuẩn; cần có các quy định về nhãn hiệu hàng hóa thân thiện với mơi trường; xây dựng và áp dụng các chính sách về tiêu chuẩn mơi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện trong nước và tiêu chuẩn quốc tế. Thứ ba, về xúc tiến thương mại. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa về thông tin thương mại EU thông qua phát triển hệ thống thông tin thị trường, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường cơng tác phân tích, dự báo thị trường và nghiên cứu, ban hành các chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp, hiệu quả chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hàng nông sản khu vực EU. Tăng cường công tác cảnh báo các quy định về rào cản và những vấn đề phát sinh đối với nông sản xuất khẩu. Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã khai trương và đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử về các Hiệp định Thương mại tự do (FTAP), trong đó có Hiệp định EVFTA. Đây là một công cụ rất hiệu quả để giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin về các cam kết của Hiệp định, nắm bắt thơng tin thị trường để từ đó tận dụng hiệu quả Hiệp định.

Thứ tư, về truy xuất nguồn gốc. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm rất quan trọng để tiếp cận các thị trường khó tính, nên Nhà nước và các cơ quan quản lý cần đưa truy xuất nguồn gốc thành quy định bắt buộc và chuẩn hóa. Nhà nước cần xây dựng và hồn thiện bộ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vực và tăng cường khả năng đàm phán, thương thảo với các thị trường XK để có những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. Ban hành các chính sách hỗ trợ nơng dân, doanh nghiệp trong việc rút ngắn thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, kiểm dịch thực vật, khuyến khích nơng dân, doanh nghiệp hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi để kiểm sốt chất lượng nơng sản hiệu quả. Giống như việc Bộ Công Thương đã phát hành tem truy xuất nguồn gốc itrace247 đã mở rộng cánh cửa cho vải thiều và thị trường Pháp một cách dễ dàng, với itrace247 người tiêu dùng tại Pháp khơng những có thể ngay lập tức tiếp cận với thơng tin sơ bộ về nhà xuất khẩu, quy trình chế biến hay các chứng nhận chất lượng của nhà xuất khẩu, mà tồn bộ lịch trình chi tiết từ q trình ni trồng, chăm sóc thu hoạch hay đóng gói đều được hiển thị rõ ràng theo trình tự thời gian. Với xu thế mới trên thế giới hiện nay là tiêu dùng có trách nhiệm, những gì tem truy xuất nguồn gốc itrace247 mang lại không chỉ đáp ứng được xu thế tiêu dùng mới ở việc minh bạch thông tin, thiết lập mối liên kết từ trang trại tới bàn ăn, mà cịn mang lại hình ảnh về chính sách quản lý có chiến lược và trách nhiệm của Việt Nam.

66

Thứ năm, về chính sách tháo gỡ những khó khăn từ phía EU. Chính phủ cần tiếp tục đàm phán để tháo gỡ rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các nước đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam; kịp thời cảnh báo các quy định về rào cản và những vấn đề phát sinh đối với nông sản xuất khẩu; hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam cách xử lý, thực hiện và rà sốt về mặt kỹ thuật khi có yêu cầu về kiểm tra, xác minh xuất xứ từ phía EU, tiếp tục nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ triển khai chứng nhận xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tận dụng ưu đãi của Hiệp định EVFTA.

Điều cuối cùng, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí và hạ giá thành thơng qua: + Phát triển hạ tầng cơ sở và logistics giúp giảm các chi phí về vận chuyển, kho bãi để tăng tỷ lệ cạnh tranh lên so với các nước có những sản phẩm tương tự như Thái Lan, Trung Quốc… nhưng họ có chi phí logistics thấp hơn rất nhiều so với chúng ta. + Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giúp cho các doanh nghiệp có thể cạnh tranh cơng bằng và phát triển tốt nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường liên minh châu âu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)