Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường liên minh châu âu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 60 - 61)

2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU

2.3.1. Kết quả đạt được

EU là một trong các thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Hiệp định EVFTA được coi là cơ hội để nông sản Việt liên kết sâu rộng vào thị trường lớn, có giá bán cao, nhưng cũng là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa để tăng trưởng xuất khẩu bền vững sang thị trường “khó tính” này. Trong giai đoạn 2016-2021 vừa qua, EU ln giữ vị trí là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta từ năm 2016-2019 chỉ sau Trung Quốc, đến năm 2020-2021 Mỹ đã vươn lên đứng vị trí thứ 2 khiến cho EU trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 3 của nước ta.

Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam đã thực hiện xuất tới hầu hết các thành viên trong khu vực EU. Dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang các thị trường chủ lực của Việt Nam tại khu vực EU đều tăng trưởng tích cực hoặc chỉ giảm nhẹ: Đức (chiếm 28,8% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nơng sản chính của Việt Nam sang EU, đạt 641 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020), Hà Lan (chiếm 22,5%, đạt 500 triệu USD, tăng 1,9%), Italy (chiếm 12,8%, đạt 285 triệu USD, tăng 3,2%), Tây Ban Nha (chiếm 9%, đạt 202 triệu USD, giảm nhẹ 0,6%), Pháp (chiếm 6,4%, đạt 142 triệu USD, tăng 25,2%),... Ngồi ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ nhưng đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu: Phần Lan (tăng 198%), Hungary (tăng 86,9%), Cộng hoà Séc (tăng 49,2%),...

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhiều nông sản đã khẳng định được vị trí vững chắc, có lợi thế so sánh cao và thị phần khá lớn như: cà phê (chiếm 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nơng sản chính sang EU), hạt điều (chiếm 33%), cao su (chiếm 7,9%), rau quả (chiếm 7,8%), hạt tiêu (chiếm 7,4%), gạo (chiếm 1,7%) và chè (chiếm 0,1%). Cơ cấu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sang EU 11 tháng

54

năm 2021 (% tính trị giá). Tỷ trọng xuất khẩu của nhóm cà phê, hạt điều, hạt tiêu, rau quả đã chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu nơng sản Việt Nam sang EU.

• Cà phê: Là nhóm hàng nơng sản có kim ngạch XK sang EU lớn nhất của Việt Nam, chiếm 8,5% tổng KNNK của EU và gần 40% lượng cà phê XK của Việt Nam. Giá trị XK cà phê XK sang EU dao động từ 1,0 - 1,5 tỉ USD/năm giai đoạn 2016 - 2020. Cà phê XK sang EU chủ yếu là cà phê nguyên liệu, chiếm hơn 90% tổng giá trị XK.

• Hạt điều: EU hiện nay là thị trường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam, chiếm trên 23% trong tổng lượng và tổng kim ngạch. Kim ngạch XK hạt điều khá ổn định trong khoảng từ 700 - 900 triệu USD/năm. Năm 2020, KNXK đạt 112 tấn, tương đương 789 triệu USD, tăng 5,76% về lượng nhưng giảm 4,19% về giá trị so với năm 2019. Các quốc gia NK chính của VN là Hà Lan, Đức, Pháp. • Rau quả: EU là thị trường XK lớn thứ tư của Việt Nam nhưng rau quả của Việt Nam cũng chỉ chiếm thị phần rất nhỏ (khoảng 1%) so với nhu cầu NK rau quả của EU. Rau quả Việt Nam chủ yếu XK sang EU ở dạng tươi và sơ chế. Trái cây là nhóm sản phẩm có kim ngạch cao XK nhất. Các mặt hàng chủ lực gồm: dứa, thanh long, cơ dừa, chơm chơm và xồi. Năm 2020, xuất khẩu rau quả sang thị trường EU đạt 876,2 triệu USD, giảm 3,8% so với 2019.

Có thể thấy, hoạt động XKNS của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn 2016-2021 đã đạt được những thành tích như trên là một điều đáng khích lệ và cần được phát huy trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường liên minh châu âu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)