Mặt hàng cà phê

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường liên minh châu âu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 42 - 45)

2.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021

2.1.3. Mặt hàng cà phê

Nếu nhắc đến cà phê thì khơng thể nào bỏ qua được Việt Nam ta, nơi có lượng xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil. Cà phê Việt Nam được bạn bè quốc tế tin tưởng sử dụng rất nhiều dù là thị trường khó tính, nhưng phần lớn cà phê là xuất thơ chưa qua chế biến cũng khiến cho kim ngạch xuất khẩu cũng như giá trị thương hiệu của cà phê nước ta bị ảnh hưởng. Theo Vicofa1, giá cho một tấn cà phê chế biến trung bình đạt gần 3.600 USD, trong khi giá cà phê nhân trên sàn chỉ đạt khoảng 2.400 USD. Vì phần lớn cà phê nước ta xuất thô nên kim ngạch xuất khẩu sẽ không thể đạt giá trị tối đa như khi chúng ta xuất khẩu cà phê đã qua chế biến, hơn nữa, khi xuất thơ thì thương hiệu cà phê Việt của chúng ta cũng sẽ khơng có nhiều tên tuổi trên thị trường. Do người tiêu dung sẽ mua cà phê thành phẩm, tức là đã qua chế biến rồi, mà chúng ta chỉ xuất thô nhiều cho các nước khác họ chế biến nên dù cà phê chúng ta trồng vừa thơm, vừa đậm vị thì người tiêu dùng cũng chỉ nhớ đến thương hiệu làm ra nó là các thương hiệu nước ngồi chứ khơng hề nhớ đến nơi trông ra những hạt cà phê chất lượng như vậy là nước ta. Trong 6 năm qua, sản lượng cà phê xuất khẩu trong giai đoạn 2016-2021 khoảng 1,65 triệu tấn/năm, mang lại trung bình

36

3,13 tỷ USD mỗi năm, góp phần khơng nhỏ vào tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta.

Bảng 2.1.6: Sản lượng, giá bán và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2016-2021 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Sản lượng (triệu tấn) 1.78 1.44 1.88 1.65 1.57 1.56 Kim ngạch (tỷ USD) 3.34 3.24 3.54 2.86 2.74 3.07 Giá bán (USD/tấn) 1.872 2.25 1.883 1.727 1.751 1.966 Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng trên cho ta thấy, sản lượng cà phê tăng giảm dao động quanh ngưỡng trung bình là 1.65 triệu tấn/năm với mức giá trung bình giai đoạn là 1.908 USD/tấn. Giai đoạn 2016-2021, Đức và Hoa Kỳ là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, theo sau là các thị trường khác như: Italia, Nhật Bản, Bỉ, Pháp, Nga. Thế nhưng tỷ trọng cà phê chế biến sâu trong tổng lượng xuất khẩu cà phê còn thấp (khoảng 10% sản lượng cà phê hàng năm) dẫn đến giá trị cà phê xuất khẩu chưa cao. Trong năm 2017, chứng kiến sự tăng đột biến về giá, bù đắp lại sự sụt giảm về lượng thì giá cà phê thế giới cũng như giá cà phê tại thị trường trong nước tuy biến động đảo chiều liên tục với biên độ hẹp nhưng nhìn chung vẫn giữ xu hướng tăng, giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2017 đạt 2.250 USD/tấn, tăng mạnh 20,1% so với năm 2016. Do đó, kim ngạch xuất khẩu cà phê năm này cũng chỉ giảm nhẹ so với năm 2016. Nhưng những năm sau đó, giá cà phề đều có xu hướng giảm so với năm trước, mãi cho đến năm 2021 mới lại thấy sự tăng trở lại của giá cà phê.

Năm 2019, là một năm biến động với thị trường cà phê khi chứng kiến giá cà phê giảm mạnh. Giá xuất khẩu bình quân của cà phê trong năm đạt 1.727 USD/tấn, giảm 8,4% so với năm trước, tương đương mức giảm khoảng 157 USD/tấn. Sở dĩ xảy ra hiện tượng trên là do thị trường cà phê tồn cầu gặp khó khăn khi nguồn cung vượt nhu cầu. 2019, thời tiết thuận lợi cùng giúp cho vụ mùa cà phê tại các nước chuyên xuất khẩu cà phê lớn như: Brazil, Indonesia, Columbia, Ethiopia… đều tăng về sản

37

lượng mà nhu cầu trên thế giới cũng chỉ tăng nhẹ nên giá bị rớt nhanh và mạnh mẽ trong năm, ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta.

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid khiến việc xuất khẩu cà phê gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu cà phê nhân sụt giảm do khâu vận chuyển, lưu thông bị tắc nghẽn. Tuy nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng do người dân ở châu Âu và châu Mỹ ở nhà nhiều hơn. Thế nhưng lượng xuất khẩu cà phê của nước ta trong năm 2020 lại không hề tăng mà còn giảm nhẹ do dư âm của năm 2019 và tác động mạnh mẽ trong vấn đề lưu thơng hàng hóa từ việc phong tỏa trong đại dịch Covid-19. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam chỉ đạt khoảng 2,74 tỷ USD, với lượng xuất khẩu đạt khoảng 1,57 triệu tấn. So với năm 2019, khối lượng xuất khẩu giảm 5,6% và kim ngạch giảm 4,2%. Nhưng giá xuất khẩu cà phê bình quân tăng nhẹ từ 1.727 USD/tấn lên mức 1.751 USD/tấn (tăng 1,4%) cũng đã là một dấu hiệu tích cực cho ngành cà phê nước ta.

Niên vụ cà phê 2020 - 2021 gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến giao thương, tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy trong năm 2021 vẫn khơng có dấu hiệu tăng lại từ phía sản lượng cà phê nhưng giá cà phê thế giới có biến động tăng cao đột biến, lên mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 1.966 USD/tấn, tăng 12,3% so với năm 2020. Thời điểm cao nhất, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 2.344 USD/tấn. Nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2021 đã quay trở lại đầu 3 với thành tích xuất khẩu cà phê của đạt 1,56 triệu tấn, trị giá 3,07 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng nhưng tăng 12,1% về trị giá so với năm 2020. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà doanh thu của các doanh nghiệp vẫn chịu tác động tiêu cực, giá cước vận chuyển tăng cao, thiếu nhân cơng làm gia tăng chi phí sản xuất.

Cà phê Việt Nam tuy nổi tiếng nhưng như đã nhắc phía trên thì tỷ trọng cà phê chế biến sâu trong tổng lượng xuất khẩu cà phê còn thấp (khoảng 10% sản lượng cà phê hàng năm) dẫn đến giá trị cà phê xuất khẩu chưa cao. Theo Vicofa, hiện nay, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân với tổng công suất thiết kế 1,5 triệu tấn; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, tổng cơng suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở sản xuất cà phê hồ tan, tổng cơng suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn, tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm. Với ngần này cơ sở sản xuất chế biến cà phê mong rằng trong 10 năm tới đây, cà phê Việt Nam sẽ được xuất đi với dạng đã qua chế biến và mạng lại nhiều giá

38

trị gia tăng hơn. cố gắng hoàn thành mục tiêu mà Vicofa đưa ra là xuất khẩu đạt 5-6 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với kim ngạch xuất khẩu cà phê hiện nay, trong đó đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến với giá trị gia tăng cao hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường liên minh châu âu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)