Mặt hàng hạt điều

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường liên minh châu âu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 45 - 47)

2.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021

2.1.4. Mặt hàng hạt điều

Hạt điều là một trong những nông sản mà Việt Nam ta tự hào khi đứng đầu thế giới về sản lượng điều nhân xuất khẩu lớn nhất thế giới. Lúc đầu cây điều được sử dụng như kiểu trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc hay trồng ngăn lũ và xói mịn đất. Nhưng rồi khi xác định được cây này có giá trị cao về mọi mặt đều cao thì chúng được trồng càng ngày càng nhiều để khai thác các giá trị này. Điều thường chỉ được trồng ở các tỉnh phía Nam nhất là các tỉnh vùng Tây Ngun, Đơng Nam Bộ và có một số ít trồng ở miền Tây. Hiện nay các tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất gồm Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Lắk, Bình Thuận và Bình Định…

Hình 2.1.1: Hình ảnh quả điều và hạt điều nhân

Nguồn: Internet

Sản lượng hạt điều Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021 luôn tăng trưởng đáng ngưỡng mộ, trung bình giai đoạn 6 năm sẽ xuất khẩu 437,17 nghìn tấn hạt với mức giá trung bình 7.819 USD/tấn. Kim ngạch xuất khấu tăng 2,84 tỷ USD năm 2016 lên 3.64 tỷ USD năm 2021, đây là con số ấn tượng của ngành điều so với các ngành nông sản khác.

39

Biều đồ 2.1.4: Sản lượng và giá bán của hạt điều Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo xuất nhập khẩu

Từ bảng trên có thể thấy, sản lượng hạt điều xuất khẩu tăng từ mức 347 nghìn tấn năm 2016 và đã chạm mốc 580 nghìn tấn và năm 2021, tăng 233 nghìn tấn trong vịng 6 năm và các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc.

Năm 2017, sản lượng điều của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, chiếm 14% tổng sản lượng, sau Ấn Độ (chiếm 27%), và Bờ Biển Ngà (chiếm 17%). Ấn Độ tuy là nước có sản lượng lớn nhất thế giới nhưng chỉ đứng thứ 2 về xuất khẩu do phần lớn sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường nội địa nên nước ta vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều. Lượng hạt điều xuất khẩu năm 2017 đạt 353 nghìn tấn với kim ngạch 3,52 tỷ USD. Với mức tăng nhẹ về sản lượng nhưng lại có mức tăng ấn tượng về kim ngạch sở dĩ là do giá xuất khẩu trong năm 2017 ở mức cao và liên tục tăng, giá bình quân cả năm rơi vào khoảng 9.955 USD/tấn, tăng 21,5% so với năm 2016. Đây là một con số về giá rất ấn tượng trong giai đoạn 2016-2021, vì những năm sau giá của hạt điều không thể chạm được ngưỡng 9.955 USD/tấn như thời kì đỉnh cao năm 2017. Trong năm này, các thị trường nhập khẩu chính vẫn khơng có nhiều thay đổi, trong đó Hoa Kỳ chiếm thị phần cao nhất (35%), EU (25%) và Trung Quốc (18%). Trong những năm tiếp theo giá xuất khẩu hạt điều đều không cao nhưng bù lại sản lượng mỗi năm đều tăng dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cũng chỉ bị ảnh hưởng một chút.

347 353 373 455 515 580 8.196 9.955 9.034 7.219 6.238 6.275 0 2 4 6 8 10 12 0 100 200 300 400 500 600 700 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Sản lượng (nghìn tấn) Giá bán (USD/tấn)

40

Sang năm 2021, sản lượng và giá bán của hạt điều đều có xu hướng tăng trở lại. Năm 2021, xuất khẩu điều đạt 580 nghìn tấn, trị giá đạt 3,64 tỷ USD; tăng 12,6% về lượng và 13,3% về trị giá so với năm 2020. Việc dịch bệnh vẫn hồnh hành và có xu hướng tăng tỷ lệ ca mắc ở khắp các quốc gia trên thế giới đã khiến nhiều nước đóng biên tạm ngừng giao thương ảnh hưởng rất lớn đối với thương mại của các nước. Cùng với đó, trong bối cảnh vừa phải đối mặt với tình hình giãn cách xã hội để ứng phó với dịch Covid-19, vừa phải ứng phó với tình trạng thiếu container, chi phí logistics tăng cao khiến cho xuất khẩu điều của Việt Nam khó cạnh tranh hơn so với các nước như Ấn Độ, Brazil.

Có thể thấy, trong giai đoạn 6 năm từ 2016-2021, hạt điều ln có mức tăng trưởng sản lượng dương, mặc dù có những năm giá điều bị rớt thảm hại đến 6.238 USD/tấn thì hạt điều Việt Nam vẫn đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu. Đó là một tín hiệu đáng mừng khi ngành hạt điều Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế, vẫn là nơi các quốc gia khác tin tưởng sử dụng hạt điều do Việt Nam chế biến và sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường liên minh châu âu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)