III CNCN CN CN
CHƯƠNG 3: NGUỒN NƯỚC VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC MẶT
3.1.1. Các chỉ tiêu về lý học 1 Nhiệt độ
3.1.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện mơi trường và khí hậu. Nhiệt độ thường có ảnh hưởng khơng nhỏ đến các q trình xử lý nước và nhu cầu tiêu thụ.
Nhiệt độ của nguồn nước mặt dao động rất lớn (từ 4 ÷ 40oC), phụ thuộc vào thời tiết và độ sâu của nguồn nước.
3.1.1.2. Độ màu
Nước có độ màu thường là do các chất bẩn trong nước tạo nên. Nước có màu nâu đỏ thường là do các hợp chất sắt và mangan khơng hồ tan, có màu vàng là do các các chất mùn humic gây ra, có màu xanh lá cây là do các lồi thuỷ sinh, nước có màu xanh hay đen thì có thể là do nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hay công nghiệp.
Thường được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn là clorophantinat coban. Đơn vị là Pt-Co. Nước thiên nhiên thường có độ màu thấp hơn 200 độ (Pt-Co).
3.1.1.3. Độ đục
Độ đục trong nước là do các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật... Khi đó khả năng truyền ánh sáng bị giảm. Nước có độ đục lớn chứng tỏ nước có chứa nhiều cặn bẩn. Đơn vị để đo độ đục là mg SiO2/l, NTU, FTU. Nước mặt thường có độ đục 20-100 NTU, mùa lũ có khi cao đến 500-600 NTU. Nước dùng để ăn uống thường có độ đục khơng vượt quá 5 NTU. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước nhìn thấy được, gọi là độ trong. Ở độ sâu đó, người ta có thể đọc được hàng chữ tiêu chuẩn. Đối với nước sinh hoạt, độ trong phải lớn hơn 30 cm.