III CNCN CN CN
CHƯƠNG 3: NGUỒN NƯỚC VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC MẶT
3.3.2.2. Phân loại bể lọc
Thường trong cơng nghệ xử lí nước, người ta sử dụng cơng nghệ lọc sâu. Trong công nghệ lọc sâu, tùy thuộc vào tốc độ lọc và thời gian giữa hai lần hoàn nguyên vật liệu lọc, người ta chia thành lọc nhanh và lọc chậm. Sự khác biệt giữa hai quá trình này được trình bày như trong bảng sau:
Bảng 3.1: Sự khác biệt giữa quá trình lọc nhanh và lọc chậm [ 10]
Thông số Lọc chậm Lọc nhanh
Bề mặt lọc 100 ÷ 10.000 m2 Tối đa 100 m2
Chiều sâu cột nước
trên mặt vật liệu lọc 0,8 ÷ 1,8 m 1 ÷ 3 m
Chiều cao vật liệu
lọc 0,6 ÷ 1,0 m 0,5 ÷ 2,5 m
Đường kính hạt 0,1 ÷ 0,5 mm 0,5 ÷ 5 mm
Độ đồng đều của
hạt Không quan trọng Rất quan trọng
Trở lực lọc 1 ÷ 2 m cột nước Đến 3 m cột nước
Vận tốc lọc 0,05 ÷ 0,5 m/h 3 ÷20 m/h
Thời gian lọc 1 ÷ 12 tháng 10 ÷ 150 h
Làm sạch - rửa lọc Làm sạch 3 đến 5 cm phần trên
vật liệu lọc Dùng dòng chảy ngược Tác dụng - Tách có hiệu quả vi sinh, - Tách các chất gây
tạp chất hữu cơ - Giảm DOC - Oxy hóa amoniac
- Tách được các chất gây đục kích thước nhỏ đục - Có tính hấp phụ khi dùng than hoạt tính - Tách được axit - Oxy hóa tách được
sắt và mangan - Ứng dụng lọc nhanh sinh học • Ưu điểm của bể lọc chậm so với bể lọc nhanh trọng lực:
- Không phải pha phèn;
- Thiết bị đơn giản dễ dàng trong vận hành và quản lý;
- Cát lọc có cỡ hạt bé rất dễ dàng tìm kiếm, cung cấp tại địa phương; - Chất lượng nước lọc luôn đảm bảo và ổn đinh;
- Loại trừ được hầu hết vi khuẩn và vi trùng. • Nhược điểm của bể lọc chậm:
- Cần diện tích mặt bằng lớn;
- Khơng áp dụng được cho nước nguồn có độ đục lớn hơn 30 mg/l;
- Khơng có tác dụng khử màu và chóng bị tắc trít khi nước nguồn có hàm lượng rong, rêu, tảo cao.