Đánh giá hành vi của chuột sau khi gây mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần (Trang 91 - 97)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN LÊN

3.2.1.2. Đánh giá hành vi của chuột sau khi gây mơ hình

Sau khi tiêm ketamin liều 20 mg/kg thể trọng/ngày trong 14 ngày liên tục, chúng tơi tiến hành kiểm định lần 2 với bài tập mơi trường mở và TTXH để kiểm tra sự biến đổi hoạt động vận động và hành vi TTXH của chuột.

Kết quả hoạt động vận động của chuột sau khi gây mơ hình

Quãng đường vận động trong mơi trường mở của các nhĩm chuột sau khi tiêm thuốc được trình bày trên Hình 3.23.

Hình 3.23. Quãng đường vận động trong mơi trường mở ở các nhĩm chuột

sau khi gây mơ hình.

Kết quả trên Hình 3.23 cho thấy quãng đường vận động trong mơi trường mở của 4 nhĩm chuột gây mơ hình (Ket/Olan, Ket/Ris, Ket/Hal, Ket/H2O) trong khoảng 14,27 ± 6,94 đến 16,91 ± 6,72 mét, chỉ số này ở nhĩm chuột ĐC (NaCl/H2O) trung bình là 15,30 ± 7,25 mét. Phân tích phương sai một nhân tố cho thấy khơng cĩ sự khác biệt về quãng đường vận động giữa

các nhĩm (F(4,178) = 0,94; p > 0,05). Như việc, tiêm ketamin trường diễn với liều 20 mg/kg/ngày khơng ảnh hưởng đến hoạt động vận động của chuột.

Vận tốc vận động trong mơi trường mở của các nhĩm chuột sau khi tiêm thuốc được trình bày trên Hình 3.24.

Hình 3.24. Vận tốc vận động trung bình trong mơi trường mở ở các nhĩm

chuột sau khi gây mơ hình.

Kết quả trên Hình 3.24 cho thấy vận tốc vận động trong mơi trường mở của các nhĩm chuột gây mơ hình trong khoảng 2,33 ± 1,69 đến 2,72 ± 1,04 cm/giây, của nhĩm chuột ĐC là 2,52 ± 1,20 cm/giây. Phân tích phương sai một nhân tố cho thấy chỉ số này khơng cĩ sự khác biệt giữa các nhĩm (F(4,173) = 0,52; p > 0,05). Tương tự như quãng đường vận động, chỉ số vận tốc trung bình của chuột cũng khơng bị ảnh hưởng do tiêm ketamin liên tục 14 ngày.

Trên một số mơ hình gây bệnh TTPL, người ta cĩ thể quan sát thấy hành vi lặp đi lặp lại ở động vật thí nghiệm, tương tự như triệu chứng dương tính ở bệnh nhân TTPL [94]. Trong bài tập mơi trường mở, hành vi lặp đi lặp lại được đánh giá bằng số lần chuột đi qua đường giữa [37]. Kết quả trên Hình

động trong khoảng 15,05 ± 9,80 đến 19,35 ± 9,57 lần; chỉ số này của nhĩm chuột đối chứng là 18,32 ± 9,59 lần. Phân tích phương sai một nhân tố cho thấy số lần đi qua đường giữa trong mơi trường mở khơng cĩ sự khác biệt giữa các nhĩm (F(4,172) = 1,09; p > 0,05). Như vậy, khác với mơ hình của Sams-Dodd [94], hành vi lặp đi lặp lại thể hiện cho triệu chứng dương tính của bệnh TTPL khơng được tạo ra trong mơ hình này. Tuy nhiên, nhiều tác giả khác như Becker và Labrie cũng khơng tạo ra được triệu chứng dương tính trên động vật thực nghiệm gây mơ hình bệnh TTPL [19, 64].

Hình 3.25. Số lần đi qua đường giữa trong mơi trường mở ở các nhĩm chuột

sau khi gây mơ hình.

Kết quả phân tích sơ đồ đường đi của chuột (Hình 3.26) cho thấy hoạt động vận động của chuột ở các nhĩm khơng cĩ sự khu trú đặc biệt ở một vùng nhất định mà được phân bố tương đối đồng đều trong mơi trường mở.

Ket/Olan Ket/Ris Ket/Hal Ket/H2O NaCl/H2O DTL2.2C10 DTL3.2C19 DTL5.2C37 DTL4.2C33 DTL1.2C05

Hình 3.26. Sơ đồ đường đi của chuột trong mơi trường mở sau khi gây mơ

hình (trích xuất kết quả từ nguồn dữ liệu phân tích bằng phần mềm Any- maze) DTLxCy: mã chuột đợt x số y được trình diễn kết quả ở mỗi nhĩm

Tổng hợp các chỉ số đánh giá hoạt động vận động cho thấy sau khi tiêm ketamin gây mơ hình bệnh TTPL, chuột vẫn giữ được mức độ và loại hình vận động bình thường so với đối chứng.

Kết quả hoạt động tương tác xã hội của chuột sau khi gây mơ hình

Hình 3.27. Số lần giao tiếp ở các nhĩm chuột sau khi gây mơ hình.

Kết quả trên Hình 3.27 cho thấy số lần giao tiếp của chuột với cá thể cùng loài trong thời gian kiểm định 10 phút ở các nhĩm gây mơ hình từ 46,35–50,51 lần, chỉ số này ở nhĩm đối chứng là 51,93 lần. Phân tích phương

sai một nhân tố cho thấy khơng cĩ sự khác biệt giữa các nhĩm chuột về số lần giao tiếp (F(4,158) = 0,56; p > 0,05).

Mặc dù chuột là loài động vật cĩ hành vi xã hội khá phong phú, tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tơi chỉ tập trung phân tích hành vi TTXH; đây chủ yếu là các hành vi khơng gây hấn. Do đĩ để hạn chế việc nảy sinh các hành vi khác như hành vi gây hấn, hành vi tính giao, chúng tơi chọn chuột đối tác là chuột cùng giới (đực) cĩ độ tuổi và trọng lượng cơ thể tương đương với chuột thí nghiệm. Toàn bộ chuột được nuơi trong lồng cĩ mật độ phù hợp (trung bình khoảng 4-6 chuột/lồng). Điều này hạn chế yếu tố gây stress do bị “cơ lập” [27]. Bên cạnh đĩ, để tạo động lực và khơi gợi hành vi giao tiếp của động vật thì chuột đối tác phải là chuột nuơi khác lồng (mới lạ) đối với chuột thí nghiệm. Ngoài ra, khi phân tích các băng ghi hình bằng phần mềm Any- maze, chúng tơi thiết kế vùng giao tiếp chỉ rộng 2 cm, sử dụng chế độ phát hiện và định vị phần đầu của chuột phân tích để đảm bảo tính chính xác và chủ động của hành vi giao tiếp.

Hình 3.28. Thời gian giao tiếp ở các nhĩm chuột sau khi gây mơ hình.

*** * *

Kết quả trên Hình 3.28 cho thấy thời gian giao tiếp của các nhĩm chuột gây mơ hình (171,51 ± 62,94 đến 185,31 ± 72,46 giây) thấp hơn so với nhĩm đối chứng (249,20 ± 75,43 giây). Phân tích phương sai một nhân tố cho thấy cĩ sự khác biệt về thời gian giao tiếp giữa các nhĩm (F(4,154) = 5,99; p < 0,001). Cụ thể là khác biệt này xảy ra giữa nhĩm đối chứng và các nhĩm gây mơ hình (p(5-1) < 0,001; p(5-2), p(5-3), p(5-4) < 0,05).

Bên cạnh đĩ, chúng tơi cũng tiến hành đánh giá mức độ giảm sự TTXH của các nhĩm chuột gây mơ hình TTPL so với nhĩm đối chứng. Kết quả cho thấy các nhĩm Ket/Olan, Ket/Ris, Ket/Hal và Ket/H2O lần lượt cĩ thời gian tương tác giảm 31,18%, 29,37%, 25,64% và 30,67% so với đối chứng. Ở nội dung nghiên cứu trước, chúng tơi đã chỉ ra ketamin liều 20 mg/kg thể trọng/ngày, tiêm phúc mạc chuột nhắt 14 ngày liên tiếp cĩ thể làm giảm 31,84% thời gian TTXH khi so sánh với chuột đối chứng. Như vậy, khi chúng tơi sử dụng ketamin liều 20 mg/kg đã tái lập được hiện tượng suy giảm TTXH ở chuột, tương tự như triệu chứng âm tính là thu mình, thu hẹp quan hệ xã hội ở bệnh nhân TTPL. Kết quả này đánh dấu sự thành cơng của mơ hình cũng như chứng minh tính đúng đắn của phương pháp gây mơ hình TTPL bằng cách làm suy yếu thụ thể NMDA.

Tại thời điểm sau khi gây mơ hình, 4 nhĩm Ket/Olan, Ket/Ris, Ket/Hal và Ket/H2O cĩ bản chất giống nhau (vì đều được gây mơ hình TTPL bằng ketamin liều 20 mg/kg), nhưng sau đĩ mỗi nhĩm sẽ được điều trị bằng các thuốc khác nhau hoặc khơng được điều trị. Do đĩ, đảm bảo tính tương đồng về các chỉ số giữa các nhĩm chuột này trước khi điều trị là rất quan trọng và cần thiết. Chúng tơi đã tiến hành phân tích phương sai một nhân tố để so sánh thời gian tương tác ở các nhĩm gây mơ hình; kết quả cho thấy khơng cĩ sự khác biệt về chỉ số này giữa các nhĩm (F(3,120) = 0,34; p > 0,05). Chính vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp can thiệp ở nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần (Trang 91 - 97)