Đánh giá trí nhớ và khả năng học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4.4. Đánh giá trí nhớ và khả năng học tập

Đánh giá trí nhớ và khả năng học tập của động vật thơng qua các bài tập là một trong những nội dung quan trọng để nghiên cứu các bệnh liên quan đến suy giảm trí nhớ và rối loạn nhận thức ở người. Trên mơ hình động vật, sự suy giảm trí nhớ và học tập là tương ứng với triệu chứng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân TTPL [17, 70], nĩ được thể hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào từng bài tập (ví dụ: trong bài tập mê lộ nước Morris đĩ là sự tăng lên của thời gian và quãng đường tìm thấy bến đỗ…) [116]. Để đánh giá trí nhớ và khả năng học tập của động vật, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều bài tập như mê lộ nước Morris, mê lộ tìm thức ăn, mê lộ chữ Y, buồng sáng tối…

Bài tập mê lộ nước Morris (Morris water maze): bài tập mê lộ nước

Morris lần đầu tiên được mơ tả bởi Richard Morris vào năm 1984. Dựa vào bản năng sinh tồn và khả năng nhớ vị trí khơng gian của chuột, nên khi cho vào nước chuột sẽ bơi để tìm bến đỗ và nhớ vị trí của bến đỗ ở các lần tiếp theo. Trong bài tập này, chuột được cho vào một hồ bơi cĩ đặt một bến đỗ ngập dưới nước, nước trong hồ bơi được làm đục để động vật khơng nhìn thấy cũng như khơng thể dựa vào mùi để tìm thấy bến đỗ mà phải dựa vào các dấu mốc bên ngồi (một số tranh ảnh hoặc vật mốc cố định trong buồng thực nghiệm) để định hướng. Các chỉ số đánh giá trong bài tập này là thời gian tìm

thấy bến đỗ, quãng đường tìm thấy bến đỗ, vận tốc bơi trung bình, thời gian lưu lại gĩc cĩ bến đỗ [116].

Bài tập tìm thức ăn trong mê lộ: tìm kiếm thức ăn là một hành vi cĩ

tính bản năng, giúp động vật cĩ thể sinh tồn. Trong bài tập này, chuột bị bỏ đĩi được cho vào một mê lộ cĩ cấu tạo bởi nhiều đường chữ chi, cĩ nhiều ngõ cụt và chỉ cĩ một đường duy nhất dẫn đến ơ đích chứa thức ăn. Chuột sẽ được hướng dẫn đi đến ơ đích để lấy thức ăn. Sau một số lần luyện tập, chuột cĩ thể tự chạy tới ơ đích và thời gian tìm thấy thức ăn sẽ nhanh hơn. Trong một số trường hợp, người ta sẽ mở toàn bộ hoặc một số cửa dẫn tới các ngõ cụt để đánh giá mức độ mắc lỗi (đi sai đường) của động vật thí nghiệm. Các chỉ số đánh giá trong bài tập này là thời gian tìm thấy thức ăn, số lần hướng dẫn để tìm được thức ăn, tỷ lệ mắc lỗi…

Bài tập buồng sáng tối: chuột là loài động vật gặm nhấm, ưa hoạt động

trong tối, tránh ánh sáng. Dựa trên đặc điểm sinh học này, người ta thiết kế buồng tối (khu vực ưa thích của chuột) trở thành vị trí nguy hiểm (bị điện giật), trong khi buồng sáng lại là vị trí an toàn (khơng bị điện giật). Trong bài tập này, chuột được đưa vào buồng sáng là khu vực khơng ưa thích nên chúng sẽ tự đi vào buồng tối, tại đây chúng sẽ bị điện giật. Sau một số lần tập luyện, chuột sẽ hạn chế vào buồng tối. Các chỉ số đánh giá ở bài tập này là thời gian từ khi cho chuột vào buồng sáng đến khi chuột sang buồng tối. Tuy nhiên, bài tập này bị ảnh hưởng khi chuột ít vận động [45].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần (Trang 34 - 35)