Đánh giá hành vi xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4.3. Đánh giá hành vi xã hội

Hành vi xã hội của động vật được ví như hành vi giao tiếp của loài người. Hành vi này được thể hiện trong mối quan hệ mẹ con, sự tức giận, vị trí của động vật trong bầy đàn, hành vi tính giao (sexual behavior), TTXH... Các bài tập đánh giá hành vi được áp dụng rộng rãi trên mơ hình động vật gây bệnh TTPL, tự kỷ, ám ảnh xã hội (social phobia) và các bệnh cĩ liên quan đến rối loạn hành vi giao tiếp xã hội [27]. Trên động vật gây mơ hình TTPL, hành vi xã hội suy giảm là tương ứng với triệu chứng âm tính của bệnh [17, 70]. Để đánh giá hành vi xã hội của động vật, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều bài tập như TTXH, đánh giá hành vi tính giao, mối quan hệ mẹ con [27].

Bài tập đánh giá TTXH giữa hai cá thể: hai chuột được đặt vào hai buồng: chuột phân tích (chuột thí nghiệm) được đặt vào buồng lớn, chuột đối tác được đặt trong lồng nhỏ (Hình 1.3). Các hành vi tương tác (gọi tắt là tương tác) được đánh giá là ngửi kiểu mũi chạm mũi (nose to nose) (Hình 1.4), ngửi kiểu mũi chạm vùng cơ quan sinh dục (nose to genital), hoặc đi theo sau (tức là một con đi theo sau một con khác, following)… Các hành vi này thường được xác định bằng cả hai chỉ số là số lần tương tác và thời gian tương tác [27].

Hình 1.3. Thiết bị đánh giá hành vi TTXH trên chuột nhắt.

*Nguờn: Silverman J.L. và cs. (2010) [102].

Hình 1.4. Một hành vi TTXH giữa hai cá thể cùng loài

Hành vi tương tác: ngửi kiểu mũi chạm mũi (nose to nose) giữa hai cá thể *Nguờn: Silverman J.L. và cs. (2010) [102].

Bài tập đánh giá hành vi tính giao: hai chuột trưởng thành khác giới

được cho vào cùng một lồng, chuột đực thường sẽ cĩ các biểu hiện như đi theo sau, ngửi, cưỡi lên con cái, phĩng tinh… Con cái cũng cĩ các hành vi

như: ngửi, tiếp xúc, ưỡn lưng, đi theo… Đây là các hành vi thể hiện tính giao của hai con vật khác giới. Các hành vi này cũng được ghi lại và phân tích về số lần và thời gian với từng hành vi của mỗi con vật [27].

Bài tập đánh giá mối quan hệ mẹ con: chuột mẹ được nhốt chung với

đàn chuột con hoặc cách ly đàn con một thời gian sau đĩ cho tái hợp. Chuột mẹ thường cĩ các biểu hiện chăm sĩc con như: liếm con, ủ ấm, cho con bú, tha chuột con từ vị trí này đến vị trí khác… Các hành vi này của chuột mẹ được ghi lại và phân tích về số lần và thời gian với từng hành vi [27].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần (Trang 32 - 34)