MỘT SỐ THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. MỘT SỐ THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN

LÂM SÀNG

1.5.1. Thuốc chống loạn thần điển hình

Chlorpromazin là thuốc đầu tiên được tìm ra, cĩ tác dụng đối vận với thụ thể D2, nên được gọi là nhĩm thuốc đối vận thụ thể DA; ngồi ra nĩ cịn được gọi là thuốc chống loạn thần thế hệ 1, thuốc chống loạn thần điển hình.

Tùy theo cấu trúc hố học mà thuốc chống loạn thần điển hình được chia thành nhiều nhĩm, trong đĩ haloperidol thuộc nhĩm butyrophenon (Hình 1.5). Thuốc được hấp thu qua đường uống, nồng độ đỉnh huyết thanh đạt được sau 1-4 giờ uống. Sau 3-5 ngày dùng thuốc thì đạt được nồng độ điều trị. Thời gian bán hủy của đa số thuốc là khoảng 24 giờ [7]. Các thuốc đối vận thụ thể DA cĩ hiệu quả điều trị triệu chứng cấp tính và ngăn ngừa tái phát bệnh TTPL và rối loạn cảm xúc phân liệt. Tuy thuốc cĩ hiệu quả cao đối với các triệu chứng dương tính của bệnh TTPL (như ảo giác, hoang tưởng, kích động) nhưng lại ít cải thiện (thậm chí làm nặng nề hơn) các triệu chứng âm tính [7].

1.5.2. Thuốc chống loạn thần khơng điển hình

Các thuốc đối vận serotonin-DA cịn được gọi là thuốc chống loạn thần thế hệ 2, hoặc thuốc chống loạn thần khơng điển hình. Nhĩm này gồm risperidon, olanzapin, clozapin, ziprasidon… (Hình 1.5). Thuốc phong tỏa thụ thể serotonin 5-HT2 và thụ thể D2 làm cơ sở cho việc điều trị bệnh. Các thuốc đối vận serotonin-DA cũng tác động chuyên biệt hơn lên hệ DA ở vùng giữa viền (mesolimbic) nhiều hơn ở thể vân.

Tất cả các thuốc đối vận serotonin-DA cĩ cùng đặc tính sau: (1) phong tỏa ít thụ thể D2 hơn so với thuốc đối vận thụ thể DA; (2) ít cĩ nguy cơ mắc phải hội chứng ngoại tháp hơn so với thuốc đối vận thụ thể DA, nhất là rối loạn vận động muộn; (3) cĩ hiệu quả rõ rệt trong điều trị TTPL và (4) cĩ hiệu quả rõ rệt trong điều trị cơn hưng cảm. Các thuốc đối vận serotonin-DA cĩ hiệu quả tốt hơn thuốc đối vận thụ thể DA trong điều trị các triệu chứng dương tính, âm tính của TTPL. Bệnh nhân dùng thuốc đối vận serotonin-DA ít bị tái phát hơn, ít cần cấp cứu tâm thần và số ngày điều trị ngắn hơn so với dùng thuốc đối vận thụ thể DA. Mặc dù ít nhưng các thuốc đối vận serotonin- DA vẫn cĩ tác dụng phụ ngoại tháp, nĩ cịn gây tăng cân đáng kể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường [7].

Risperidon (Hình 1.5C): là thuốc thuộc nhĩm benzisoxazole. Nồng độ

huyết tương của thuốc đạt đỉnh sau khi uống 1 giờ. Risperidon hoạt động sinh học đến 70%, cĩ thời gian bán hủy khoảng 20 giờ, nên cĩ hiệu quả chỉ bằng liều duy nhất trong ngày. Risperidon là một chất đối vận của thụ thể 5-HT2A và thụ thể DA D2, thụ thể α1 α2 adrenergic và thụ thể histamin H1. Mặc dù thuốc cĩ tiềm lực đối vận thụ thể D2 như haloperidol nhưng lại ít gây tác dụng phụ ngoại tháp so với haloperidol. Tăng cân, buồn nơn và nơn, gây lo âu, nghẹt mũi, rối loạn cương và sạm da là các tác dụng phụ thường gặp của risperidon. Về liều lượng, liều khởi đầu thường là 1-2 mg và sau đĩ cĩ thể tăng đến 4 mg mỗi ngày [35]. Với liều 1-4 mg/ngày sẽ gây phong tỏa thụ thể D2 cần cho tác dụng trị liệu, liều cao hơn 6 mg/ngày sẽ gây ra nguy cơ bị tác dụng phụ, nhất là tác dụng phụ ngoại tháp [7].

Olanzapin (Hình 1.5B): được hấp thu qua đường tiêu hĩa gần 85%, nồng độ đỉnh đạt được sau 5 giờ và thời gian bán hủy là 31 giờ. Cùng với tác động đối vận 5-HT2A và D2, olanzapin cịn đối vận thụ thể D1, D4, α1, 5-HT1A. Tác dụng phụ của olanzapin: gây tăng cân nhiều và thường xuyên hơn các thuốc chống loạn thần khơng điển hình khác. Buồn ngủ, khơ miệng, chống váng, táo bĩn, khĩ tiêu, bồn chồn khơng yên, run cũng cĩ thể gặp khi sử dụng olanzapin. Tác dụng phụ ngoại tháp cĩ thể liên quan với liều (liều càng cao thì càng cĩ thể bị hội chứng ngoại tháp). Liều khởi đầu của olanzapin để điều trị loạn thần thường là 5-10 mg/ngày [7].

A B C

Hình 1.5. Cơng thức hố học của các thuốc chống loạn thần. (A) Haloperidol

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)