NGHIÊN CỨU BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.6. NGHIÊN CỨU BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT Ở VIỆT NAM

TTPL là một trong những nguyên nhân tàn phế hàng đầu thế giới. thường khởi phát ở độ tuổi trẻ, để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội [9]. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của ngành tâm thần học năm 2002, tỷ lệ mắc bệnh TTPL là 0,47% dân số, phần lớn phát sinh ở độ tuổi 15– 35 tuổi và chiếm hơn 50% trong tổng số các bệnh lý tâm thần [9]. Trong xã hội nước ta, sự kỳ thị về căn bệnh này cịn nặng nề, bệnh nhân thường cĩ xu hướng né tránh trong việc khám xét và điều trị dẫn đến bệnh khơng được phát hiện và điều trị kịp thời [2]. Hậu quả là bệnh nhân TTPL cĩ thể gây ra các vấn đề về hành vi, pháp lý nghiêm trọng như tự tử, giết người… [9].

Mặc dù đã cĩ nhiều nỗ lực, nhưng ở Việt Nam bệnh TTPL mới chỉ được quan tâm nghiên cứu nhiều về dịch tễ học và các đặc điểm lâm sàng, như nghiên cứu của Nguyễn Viết Thiêm và cs. về chăm sĩc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng [10], của Tơ Xuân Lân và cs. về đặc điểm lâm sàng TTPL thể di chứng [4], hay nghiên cứu của Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Văn Tuấn về biến đổi trí nhớ và đặc điểm ảo giác của bệnh nhân TTPL [8, 11]. Trong khi đĩ, hướng nghiên cứu gây ra các triệu chứng bệnh TTPL trên động vật thực nghiệm nhằm tìm hiểu cơ chế bệnh sinh cũng như đánh giá tác dụng điều trị của các thuốc chống loạn thần hoặc sàng lọc các hợp chất tự nhiên cĩ khả năng cải thiện các triệu chứng loạn thần và suy giảm trí nhớ hầu như cịn đang bỏ ngỏ.

Nhĩm nghiên cứu thuộc Bộ mơn Sinh lý, Học viện Quân y bước đầu đã thử nghiệm gây mơ hình bệnh TTPL trên chuột và đã đạt được một số kết quả nhất định [3, 5]. Dựa trên cơ sở đĩ, chúng tơi mong muốn thực hiện đề tài này để đẩy mạnh những nghiên cứu về hành vi đồng thời mở ra một hướng nghiên cứu mới về bệnh TTPL ở Việt Nam tiệm cận với các nghiên cứu sơi động trên thế giới về căn bệnh này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần (Trang 38 - 39)