Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tốt quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu thực phẩm sao mai (Trang 36 - 41)

1.3 .Quy trình nhập khẩu hàng hóa

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình nhập khẩu

1.4.1. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan là các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh, luật pháp. Đây là những yếu tố nằm ngồi sự kiểm sốt của doanh nghiệp, là những yếu tố mà doanh nghiệp buộc phải tuân theo và tự làm cho mình phù hợp với nó.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa thì các yếu tố này bao gồm:

1.4.1.1. Các chế độ chính sách luật pháp trong nước và quốc tế

Chính sách pháp luật là những vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu buộc phải nắm vững và tuân theo một cách vô điều kiện. Vì nó thể hiện ý chí của Đảng cầm quyền lãnh đạo mỗi nước. Nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau. Bởi vậy, hoạt động này cũng chịu sự tác động và chi phối của các chính sách, chế độ, luật pháp của các quốc gia đó. Chẳng hạn như việc sửa đổi luật pháp của một quốc gia hay sự thay đổi chính sách thuế ưu đãi của một nước hay một nhóm nước, điều đó khơng những chỉ ảnh hưởng đến những nước đó mà cịn ảnh hưởng đến các nước có quan hệ kinh tế xã hội với những nước đó. Đồng thời, hoạt động xuất nhập khẩu nhất định phải tuân theo những quy định luật pháp Quốc tế chung. Luật pháp quốc tế buộc các nước vì lợi ích chung phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình theo thoả thuận các bên đã quy định trong hợp đồng, do đó tạo nên sự tin tưởng cũng như hiệu quả cao trong hoạt động này.

Đối với nhập khẩu, mỗi quốc gia ln có những chính sách, luật lệ nghiêm ngặt đối với hàng hố nhập khẩu và cách thức thực hiện quy trình nhập khẩu. Mỗi quốc gia sẽ có những danh mục hàng hố cho phép nhập khẩu, danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu và danh mục hàng hố cho phép nhập khẩu có điều kiện. Bên cạnh đó cũng có những chế độ ưu đãi, hạn chế khác nhau của từng quốc gia, thông qua mức thuế nhập khẩu, hạn ngạch, các chế độ phi thuế quan,…

Sự thơng thống, mở cửa của Nhà nước đối với một loại hàng hố nào đó khơng chỉ ảnh hưởng đến cách thức nhập khẩu của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh

của loại hàng đó tại thị trường nội địa, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hay hiệu quả kinh doanh của hàng hố đó.

Do đó, trước khi tiến hành nhập khẩu, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về luật pháp trong nước và quốc tế.

1.4.1.2. Biến động của thị trường trong nước và quốc tế

Cũng như các loại hình kinh doanh trong nước, kinh doanh nhập khẩu chịu sự chi phối của thị trường hàng hóa đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra. Tuy nhiên, khác với kinh doanh trong nước, đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, thị trường đầu vào là thị trường quốc tế, tức là chịu sự chi phối của những biến động xảy ra trên thị trường thế giới như sự biến động về giá cả, sản lượng hàng hóa, chất lượng sản phẩm trên thị trường quốc tế…

Khi một doanh nghiệp đang nhập khẩu hàng hoá ổn định từ một nhà cung cấp trên thị trường quốc tế, giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng cũng làm giá

thành của hàng hoá nhập khẩu tăng lên tương đối từ đó sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận chi phí nhập khẩu tăng làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó tại thị trường trong nước, giảm sản lượng tiêu thụ và từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp phải thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm kiếm một mặt hàng nhập khẩu mới hoặc tìm kiếm một nhà cung cấp khác với giá thành phù hợp hơn, điều đó có nghĩa doanh nghiệp sẽ phải thực hiện lại từ đầu một quy trình nhập khẩu hồn tồn mới và khiến cho thời gian thực hiện quy trình nhập khẩu bị kéo dài.

1.4.1.3. Sự chuyên nghiệp của nhà xuất khẩu

Khi nhập khẩu hàng hoá từ một nhà xuất khẩu chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, họ sẽ có một quy trình xuất khẩu chuyên nghiệp, từ việc đàm phán diễn ra được thuận lợi, nhanh chóng, chuẩn bị hàng hố đảm bảo chất lượng, chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu đầy đủ, chính xác và nhà nhập khẩu sẽ khơng mất nhiều cơng sức trong việc kiểm tra, rà sốt. Nhập khẩu từ một nhà nhập khẩu có kinh nghiệm lâu năm, họ cũng có những mối quan hệ tốt với các hãng tàu, hãng hàng không, cơng ty bảo hiểm, từ đó họ có thể thuê được những chuyến tàu với giá rẻ hơn, mua bảo hiểm hàng hoá với giá phù hợp và dịch vụ tốt hơn.

Ngược lại, khi làm việc với một nhà xuất khẩu có chun mơn khơng cao, ít kinh nghiệm sẽ khiến nhà nhập khẩu mất nhiều công sức trong việc kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu, trong trường hợp nhà nhập khẩu không nhận ra được những lỗi trong bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu chuẩn bị, từ đó bị phạt hoặc thậm chí khơng thể hồn thành thủ tục nhận hàng sẽ khiến nhà nhập khẩu chịu rủi ro rất lớn.

1.4.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công nghệ thông tin

Việc thực hiện quy trình nhập khẩu không thể tách rời với hoạt động vận chuyển và thơng tin liên lạc. Nhờ có thơng tin liên lạc hiện đại mà cơng việc có thể tiến hành thuận lợi, kịp thời. Ngày nay, khi hệ thống thông tin liên lạc liên tục phát triển mạnh mẽ, việc liên lạc giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trở lên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều, việc gửi chứng từ giữa các bên cũng trở nên đơn giản chỉ cần thông qua hệ thống mạng, giúp các doanh nghiệp giảm đi rất nhiều chi phí và thời gian.

Bên cạnh đó việc vận chuyển hàng hố từ nước này sang nước khác là một công việc cực kỳ quan trọng trong nhập khẩu. Giảm thời gian vận chuyển sẽ giúp thời gian thực hiện quy trình nhập khẩu được rút ngắn đi đáng kể.

Hệ thống công nghệ thơng tin cũng là yếu tố đóng góp rất lớn trong việc đơn giản hố và giảm thời gian thực hiện quy trình nhập khẩu. Hiện nay khi cơng nghệ thơng tin

phát triển, rất nhiều thủ tục hành chính đã được thực hiện từ một phần đến hoàn toàn trên hệ thống trực tuyến, giúp cho quy trình được đơn giản hố và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Do đó sự hiện đại hố cơng việc nghiên cứu và áp dụng những công nghệ tiên tiến của khoa học kỹ thuật vào hệ thống thông tin và giao thông vận tải là tất yếu ảnh hưởng to lớn đến nhập khẩu.

1.4.1.5.Tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên

Vị trí địa lý có vai trị là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như xuất nhập khẩu của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế hoặc thúc đẩy xuất nhập khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng.

Vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng xuất nhập khẩu. Chẳng hạn một quốc gia có vị trí tiếp giáp biển, thậm chí là cửa ngõ hướng ra biển sẽ tạo điều kiện để quốc gia đó phát triển hệ thống cảng biển, hệ thống logistics, hệ thống vận tải hàng hoá giữa các quốc gia. Hệ thống giao nhận vận tải này được tạo điều kiện phát triển sẽ giúp giảm các chi phí về logistics từ đó giúp các nhà nhập khẩu giảm thời gian và chi phí vận chuyển hàng hố, chi phí lưu kho từ đó giúp các cơng ty rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện quy trình nhập khẩu.

Ngoài ra, yếu tố về dịch bệnh, thiên tai cũng có ảnh hưởng nhiều tới việc thực hiện quy trình nhập khẩu. Khi dịch bệnh bùng phát có thể khiến cho thị trường chịu ảnh hưởng, khiến sản lượng cung hàng hoá sụt giảm và làm tăng giá thành. Đặc biệt đối với các dịch bệnh trên người mà có khả năng lây lan mạnh, có thể khiến sản xuất đình trệ, gây sụt giảm nguồn cung nghiên trọng và từ đó tạo ra sự khan hiếm hàng hoá và khiến mức giá tăng cao. Điều này cũng sẽ gây ra sự biến động của thị trường và gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình của doanh nghiệp như đã nêu ở trên.

1.4.2. Các yếu tố chủ quan

Ngược lại với các yếu tố khách quan, các yếu tố thuộc về tiềm năng doanh nghiệp là những yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể thay đổi, điều chỉnh mức độ và chiều hướng tác động của chúng đối với hoạt động kinh doanh của mình. Nhóm yếu tố thuộc về tiềm năng doanh nghiệp.

1.4.2.1.Yếu tố con người

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình nhập khẩu. Con người là những nhân viên trong công ty trực tiếp tham gia vào việc thực hiện quy trình nhập khẩu, họ là chủ thể trực tiếp điều hành các hoạt động trong quy trình. Việc thực hiện quy trình sẽ phụ thuộc vào tinh thần làm việc và năng lực

chuyên môn của cán bộ, nhân viên. Tinh thần làm việc thể hiện qua bầu khơng khí làm việc của doanh nghiệp, qua tinh thần đoàn kết, sự hỗ trợ lẫn nhau và ý chí phấn đấu cho mục tiêu, công việc chung của công ty. Năng lực chuyên môn của nhân viên được thể hiện bằng các kỹ năng xử lý, cơng tác nghiệp vụ và từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động.

Bên cạnh đó, sự quản lý và lãnh đạo của ban lãnh đạo công ty cũng sẽ tác động không nhỏ tới việc thực hiện quy trình. Đây là nguồn nhân lực quan trong có vai trị như những nhạc trưởng trong dàn nhạc của các doanh nghiệp trong đó nhà quản trị cấp cao giữ vai trị quan trọng nhất vì mọi quyết định mọi hành vi kể cả phong cách và thái độ trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại của họ đều ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp. Đồng thời, một nhà lãnh đạo có năng lực sẽ có thể tận dụng tối đa được nguồn nhân lực của công ty, giao đúng việc cho đúng người, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc và cải thiện kết quả thực hiện quy trình.

1.4.2.2.Nguồn lực vật chất của công ty

Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: nguồn vốn, nhà xưởng máy móc thiết bị, chi nhánh, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh v.v... Mỗi doanh nghiệp có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất riêng, trong đó bao gồm cả thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Nguồn lực của công ty là yếu tố quan trọng giúp nhà quản trị có các quyết định quản trị thích nghi với thực tế như: kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhập khẩu, kế hoạch nghiên cứu thị trường, cách thức lựa chọn đối tác kinh doanh, mặt hàng kinh doanh,…

1.4.2.3.Mối quan hệ của công ty với các đơn vị khác

Cũng như con người, một doanh nghiệp cũng cần có những mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh. Những mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với các đơn vị khác trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp công ty giải quyết các vấn đề một cách đơn giản, hiệu quả hơn. Chẳng hạn một doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với hãng tàu, họ có thể thuê được những chuyến tàu với giá tốt hơn, được ưu tiên hơn về các điều kiện như thời gian miễn phí lưu bãi, thời gian trả container, chi phí sửa vận đơn, … Hoặc khi có một mối quan hệ tốt với cơng ty bảo hiểm sẽ có được mức phí bảo hiểm thấp hơn, dịch vụ cung cấp tốt hơn. Đối với ngân hàng, doanh nghiệp sẽ có thể mở L/C với mức ký quỹ thấp hơn.

Chương 2

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HĨA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tốt quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu thực phẩm sao mai (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)