.Tạo động lực thông qua việc cải thiện môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại xiem (Trang 27 - 30)

- Khi được làm việc trong môi trường thuận lợi, nhân viên sẽ cảm thấy thoái mái, khả năng phục hổi sức khỏe cao.. sẽ tạo ra động lực cho người lao động. Do vậy, công ty cần chú trọng qua tâm đến các vấn đề:

- Tạo mơi trường làm việc an tồn, đầu tư cải thiện điều kiện, khác phục những hạn chế. Đảm bảo chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: xây dựng kế hoạch làm việc phù hợp nhất với quy định của pháp luật.

1.5.3. Tạo điều kiện lao động

- Cung cấp các điều kiện cần thiết:

Điều kiện lao động tác động rất lớn tới kết quả làm việc của NLĐ theo nhiều khía cạnh khác nhau như điều kiện về tâm lý lao động: Tập trung tinh thần, sức khỏe, hứng thú lao động, môi trường …, điều kiện về thẩm mỹ: Không gian làm việc thoải mái,…. Điều kiện làm việc là thứ mà NLĐ sẽ tiếp xúc hàng ngày, do đó nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc của họ.

Công ty cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện với nhiều phong trài thi đua, giao lưu, trao đổi,… đây là cơ hội để NLĐ có thể tiếp xúc, giao lưu, học hỏi các kiến thức, kinh nghiệm từ đồng nghiệp, giúp bản thân ngày một hoàn thiện hơn.

18

Người quản lý cần phải thường xuyên nghiên cứu, thiết kế lại công việc, làm cho công việc ngày càng phù hợp với khả năng của NLĐ cũng như hệ thống kỹ thuật, công nghệ của công ty và sự thay đổi của yêu cầu công việc.

- Kích thích lao động:

Để tạo động lực lao động, nhà quản lý có thể sử dụng hình thức kích thích bằng vật chất hoặc bằng tinh thần

+ Hình thức kích thích (khuyến khích) vật chất:

Nhà quản trị có thể kích thích lao động bằng việc sử dụng các phương tiện vật chất để thỏa mãn nhu cầu của NLĐ. Những lợi ích tài chính giúp họ đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, là động lực quan trọng thúc đẩy NLĐ nỗ lực làm việc. Kích thích vật chất gồm: Kích thích bằng tiền lương, khuyến khích tài chính, phúc lợi;

 Tiền lương/tiền công: là phần cơ bản nhất trong thu nhập của NLĐ, là khoản chi trả những nhu cầu thiết yếu, đảm bảo cho họ có thể tái tạo sức lao động. Khi tiền lương quá thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của NLĐ thì nó khơng giúp tạo ra động lực cho NLĐ, tiền lương chỉ tạo động lực lao động khi nó giúp họ đáp ứng được những nhu cầu vật chất, tiền lương càng cao càng tạo sự kích thích và hăng hái cho NLĐ.

 Khuyến khích tài chính: thường dùng như tiền thưởng và phần thưởng. Chúng gắn với kết quả lao động nên có ảnh hưởng trực tiếp đến động lực lao động của nhân viên. Do đó, người quản lý cần giúp nhân viên của mình hiểu rõ mối quan hệ của nỗ lực cá nhân – thành tích – phần thưởng. Kích thích về vật chất có tác dụng tích cực đối với NLĐ, mức thưởng càng cao càng tạo động lực cho họ, chúng không những thỏa mãn phần nào đó nhu cầu vật chất của NLĐ mà cịn có tác dụng kích thích tinh thần, thể hiện sự ghi nhận năng lực và những đóng góp của NLĐ. Khoản khuyến khích tài chính đúng cách và kịp thời sẽ có tác dụng thơi thúc tinh thần trách nhiệm của NLĐ để thi đua hồn thành nhiệm vụ. Có nhiều cách thưởng như: thưởng sáng tạo, thưởng do hoàn thành nhiệm vụ sớm, thưởng do năng suất lao động cao,…

19

 Phúc lợi: được chia thành hai loại: Phúc lợi bắt buộc như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,… và phúc lợi tự nguyện như: Du lịch hàng năm, hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở, hỗ trợ tiền điện thoại,…Các khoản phúc lợi đóng vai trị quan trọng việc tăng uy tín của cơng ty, giúp NLĐ tạo dựng niềm tin với cơng ty, có tinh thần lao động, từ đó có thể tuyển và giữ chân những lao động có trình độ chun mơn cao.

+ Hình thức kích thích tinh thần:

Khi đời sống dần được cải thiện thì việc đáp ứng nhu cầu về tinh thần ngày càng chi phối mạnh mẽ động lực làm việc của NLĐ. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần, giúp nâng cao tính tích cực làm việc của NLĐ, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Động viên tinh thần: sẽ giúp tạo động lực cho người lao động dựa trên việc đáp ứng các nhu cầu về tinh thần, người quản lý cần hiểu biết về mặt tâm lý, nhạy cảm và có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực cho NLĐ bằng những hành vi như: thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, khen thưởng,…giúp nhân viên của mình hồn thành cơng việc một các hiệu quả nhất.

 Môi trường, phương pháp làm việc: sẽ giúp NLĐ yên tâm làm việc và phát huy tốt nhất khả năng, năng lực bản thân. Để duy trì trạng thái làm việc hiệu quả nhất cho NLĐ thì nhà quản trị cần xây dựng một bầu khơng khí lao động thân thiện, cởi mở, an tồn, hợp tác,… thơng qua việc trang bị đầy đủ thiết bị máy móc phục vụ hoạt động lao động, bố trí nơi làm việc khoa học, xây dựng phong trào thi đua, phong trào thể thao, văn nghệ,… đây là cơ hội để NLĐ có cơ hội giao lưu tiếp xúc để hiểu nhau hơn, có cơ hội chia sẻ khó khăn trong cơng việc, cuộc sống.

 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: là đặc điểm riêng của cơng ty đó, được coi như là cách ứng xử của mọi người trong tổ chức, như sự chia sẻ, đồn kết,…. Văn hóa của cơng ty có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo động lực lao động cho nhân viên. Nhà quản lý cần xây dựng văn hóa cơng ty lành mạnh, cơng bằng, đồn kết,… sao cho phù hợp với đặc điểm riêng của mình, tạo động lực lao động cho

20

nhân viên qua đó hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại xiem (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)