CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẶC TRƯNG XÚC TÁC
2.2.4. Phương pháp hấp phụ và giải hấp phụ NH3 theo chương trình nhiệt độ
Phương pháp giải hấp NH3 theo chương trình nhiệt độ được tìm ra vào năm 1960 để xác định lực axit và lượng các tâm axit tương ứng trên xúc tác. Sử dụng NH3 như là một chất dò, được hấp thụ bão hòa trên các tâm axit của bề mặt xúc tác. Các mẫu xúc tác sau khi hấp thụ cân bằng NH3 dưới điều kiện xác định sẽ được gia nhiệt theo chương trình nhiệt độ. Khi năng lựợng nhiệt cung cấp lớn hơn năng lựợng hấp thụ. Các phân tử NH3 giải hấp khỏi bề mặt chất hấp thụ và được khí mang đưa qua detector để xác định lựợng.
Lập đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa lượng NH3 giải hấp theo nhiệt độ. Trong quá trình giải hấp NH3 theo nhiệt độ, trên những tâm axit yếu sẽ giải hấp NH3 trước, trên những tâm axit mạnh sẽ giải hấp NH3 sau. Như vậy, các tâm có lực axit mạnh sẽ có Tmax lớn và ngược lại. Tổng diện tích pic NH3 cho biết lượng khí bị
hấp thụ và từ đó có thể tính được số lượng tâm axit trên một đơn vị khối lựợng chất xúc tác (mmol/g).
Mối quan hệ giữa nhiệt độ giải hấp và năng lựợng (nhiệt) giải hấp được biểu diễn theo phương trình sau:
Log(Tp2/β) = - Ed /2,302. RTP + log(EdA/RC) Trong đó:
β : Tốc độ gia nhiệt tuyến tính . TP : Nhiệt độ của pic.
Ed : Năng lựợng giải hấp.
A : Lượng chất bị hấp phụ bão hòa . C : Hằng số tốc độ giải hấp.
Như vậy, đồ thị log(Tp2/β) theo 1/TP sẽ là đường thẳng chỉ quan hệ tuyến tính giữa hai đại lựợng này trong quá trình giải hấp theo chương trình nhiệt độ và từ đó có thể xác định giá trị Ed từ độ dốc của đồ thị.
Dựa vào diện tích peak giải hấp tại các nhiệt độ khác nhau ta có thể xác định được lượng NH3 tiêu thụ và từ đó đánh giá được lực axit và số lượng các tâm axit tương ứng. Các tâm axit yếu sẽ giải hấp NH3 ở nhiệt độ thấp và ngược lại các tâm axit mạnh hơn giải hấp NH3 ở nhiệt độ cao hơn.
Tâm axit yếu giải hấp tại nhiệt độ ≤ 2000C
Tâm axit trung bình giải hấp ở nhiệt độ từ 200-4000C Các tâm axit mạnh giải hấp ở nhiệt độ ≥ 4000C
Độ mạnh của một axit được định nghĩa bởi khả năng chuyển hóa một bazơ hấp thụ nó trên bề mặt nó thành axit liên hợp tương ứng.
Nếu sự chuyển hóa bao gồm sự chuyển proton sang chất bị hấp thụ thì khi đó chất hấp thụ đặc trưng cho loại axit được gọi là axit Bronsted. Ngược lại, nếu bề mặt chia sẻ các cặp electron của nó cho chất bị hấp phụ thì nó đặc trưng cho loại axit được gọi là Lewis. Khi bazơ sử dụng là NH3, ta có thể mơ tả hai phản ứng minh họa cho hai loại axit đã nêu như sau:
Axit Bronsted : A-H+ + NH3 A-NH4+ Axit Lewis : A + NH3 A.NH3 A : là tâm axit Bronsted hoặc Lewis.
Thực nghiệm
Phương pháp TPD-NH3 được đo trên máy AutoChem II 2920 V4.01 và máy AutoChem II 2920 V3.03 tại Đại học Bách Khoa Hà Nội
2.2.5. Phương pháp hấp phụ và giải hấp phụ CO2 theo chương trình nhiệt độ (TPD-CO2)