Những tác động của vốn FDI đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh tuyên quang đến năm 2030 (Trang 25 - 29)

1.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp tỉnh

1.2.5: Những tác động của vốn FDI đối với nền kinh tế

a) Tác động tích cực

Thứ nhất, Thúc đẩy chuyển giao, phát triển công nghệ nhất là ở những

nước đang phát triển. FDI được coi là nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy phát triển công nghệ của nước tiếp nhận vốn FDI. Công nghệ mới được các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào qua các con đường như: thông qua việc mua bằng phát minh sáng chế và cải tiến công nghệ nhập khẩu trở thành cơng nghệ phù hợp cho mình. Khi triển khai dự án đầu tư vào một nước, chủ đầu tư nước ngồi không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền, máy móc thiết bị... và cả những giá trị vơ hình như: cơng nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường. Điều này cho phép các nước nhận đầu tư không chỉ nhập khẩu cơng nghệ đơn thuần, mà cịn nắm vững cả kỹ năng quản lý vận hành, sửa chữa, mơ phỏng và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận được với cơng nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng công nghệ quốc gia chưa được tạo lập đầy đủ.

Thứ hai, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương. Thông

qua vốn FDI sẽ tạo ra các doanh nghiệp mới, hoặc làm tăng quy mô các đơn vị hiện có tạo ra cơng ăn việc làm cho rất nhiều lao động, đặc biệt là các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, nhưng thiếu vốn để khai thác và sử dụng. Sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp FDI cũng tạo điều kiện cho các lao động làm việc trong khu vực này sẽ tiếp thu được nhiều kỹ năng chuyên môn, tiếp thu được kỹ luật lao động, tác phong làm việc, cách thức sắp xếp và tổ chức. Công việc để hồn thành sản xuất đúng thời gian và đảm bảo chất lượng, số lượng của sản phẩm. Đội ngũ quản lý sẽ tiếp thu được kỹ thuật quản lý tiên tiến, hiện đại các nước khác nhau trên thế giới. Như vậy, việc tham gia vào các dự án có vốn FDI sẽ tạo cho địa phương phát triển được nguồn nhân lực góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, góp phần cải cách thủ tục hành chính và tăng tính minh bạch cho

mơi trường đầu tư. Ngịai xu hướng của các nước trên thế giới là hội nhập để phát triển thì để thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngồi các nước sở tại

16

phải tự hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra sự minh bạch và bình đẳng cho các nhà đầu tư để cho các nhà đầu tư nước ngịai có thể an tâm và nhanh chóng triển khai các cơ hội đầu tư. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đã triển khai các dự án đầu tư, định kỳ hoặc thường xuyên họ được gặp gỡ với các cơ quan quản lý của nước sở tại để trao đổi các vấn đề về thủ tục, chính sách tài chính, chính sách thuế... điều này sẽ góp phần khơng nhỏ cho việc xây dựng các văn bản pháp luật phù hợp với thơng lệ quốc tế, bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư, lợi ích của nước sở tại và lợi ích của cả cộng đồng.

Thứ tư, góp phần giúp hội nhập sâu rộng vào hoạt động kinh tế quốc tế và

tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước, các tập đoàn lớn và các tổ chức trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển thì có nhu cầu về ngoại tệ lớn để hiện đại hóa nền kinh tế. Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần vào việc xuất khẩu và thực tế đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngồi đã góp phần đưa nền kinh tế các nước tiếp nhận đầu tư từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đã góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế, giúp cho các giao dịch quốc tế được nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.

Thứ năm, góp phần tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong

nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh tồn cầu hóa, qua đó nâng cao được năng lực của các doanh nghiệp trong nước.

17

Thứ sáu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính sự có mặt

của các nhà đầu tư nước ngồi, các thành phần kinh tế khác trong nước cũng phải tự hồn thiện mình để tồn tại và phát triển. Các nhà đầu tư nước ngồi với sức mạnh về tài chính, quản lý, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh lâu năm, là đối thủ cạnh tranh lớn đối với các nhà đầu tư trong nước, là động lực khiến họ phải nhanh chóng tìm ra con đường, trước tiên là để tồn tại, đứng vững sau đó là để phát triển trên mảnh đất của chính mình nếu khơng thì tự mình đào thải khỏi hoạt động kinh doanh. Cùng với vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến và với mục tiêu lợi nhuận các nhà đầu tư nước ngoài phải sản xuất ra các sản phẩm được chấp nhận trên thị trường trong nước và quốc tế Điều này khiến cho hàng hóa của nước tiếp nhận đầu tư tiếp cận được với thị trường quốc tế.

b) Tác động tiêu cực

Thứ nhất, hiện tượng “chuyển giá” khá phổ biến trong đầu tư trực tiếp

nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giả khi hoạt động kinh doanh tại nước sở tại có những thay đổi mà điều kiện khó rút vốn hoặc việc chuyển lợi nhuận ra khỏi lãnh thổ khó do điều kiện ràng buộc khó khăn hay thâu tóm, trốn thuế tại nước sở tại. Những hành vi chuyển giả đã tác động xấu đến nền kinh tế, gây thất thu lớn cho nhà nước, bóp méo mơi trường kinh doanh, tạo sức ép bất bình đẳng, gây phương hại đối với những nhà đầu tư chấp hành đúng như trong cam kết, làm suy giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong việc thực hiệc các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, có thể dẫn đến mất cân đối trong đầu tư. Các nhà đầu tư nước

ngịai vì chạy theo mục tiêu của mình nên họ thường đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực nhiều khi không trùng khớp với mong muốn của nước nhận đầu tư làm cho mục tiêu thu hút bị ảnh hưởng nếu khơng có cơ chế và những quy hoạch hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, các nhà đầu tư nước ngồi cạn làm cho cơ cấu kinh tế bị méo mó, chậm được cải thiện và tích tụ nguy cơ mất ổn định.

18

Thứ ba, phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư: Các công ty

đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các cơng ty xun quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngồi có đóng góp phần vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư. Thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nước ngồi để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các cơng ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngồi, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước cơng nghiệp phát triển càng lớn thì sự phát triển của nó chỉ là một phồn vinh giả tạo.

Thứ tư, chi phí cho việc thu hút FDI và sản xuất khơng thích hợp:

- Chi phí của việc thu hút FDI: Các nước tiếp nhận đầu tư phải áp dụng một số

ưu đãi cho các nhà đầu tư như là giảm thuế, miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài. Giảm tiền thuê đất, nhà xưởng và một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Được Nhà nước bảo hộ thuế quan... Làm cho lợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được. Các nhà đầu tư tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, như: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư, chẳng hạn như trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được. Từ đó, hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tư khác xâm nhập vào thị trường. Ngược lại, gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước chủ nhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngồi sản xuất với giá cao hơn.

- Sản xuất hàng hóa khơng thích hợp: Các nhà đầu tư sản xuất và bán hàng hóa

khơng thích hợp cho các nước kém phát triển, hàng hóa có hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm mơi trường như: khuyến khích khơng dùng thuốc lá,

19

thuốc trừ sâu, nước ngọt có gas thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng...

Thứ năm, những ảnh hưởng tiêu cực khác: Có thể thơng qua việc đầu tư

để thực hiện hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính trị. Thơng qua nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu “diễn biến hịa bình”. Có thể nói rằng sự tấn cơng của các thế lực thù địch nhằm phá hoại ổn định về chính trị của nước nhận đầu tư ln diễn ra dưới mọi hình thức tinh vi và xảo quyệt. Mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhất sẽ làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Sự mất cân đối này có thể gây ra mất ổn định về chính trị, hoặc FDI cũng có thể gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh tuyên quang đến năm 2030 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)