Những năm qua, tỉnh Tuyên Quang có nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tập trung phát triển lâm nghiệp, coi đây là một trong những hướng kinh tế mũi nhọn của địa phương. Hướng đi ấy vừa khai thác được tiềm năng thế mạnh về đất rừng, vừa giúp người dân gắn bó với rừng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Sau nhiều năm thực hiện, đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có hơn 20 nghìn héc-ta rừng trồng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới (FSC). Có chứng chỉ của FSC, giá bán gỗ nguyên liệu cao hơn từ 15 đến 20%. Giá trị của rừng được nâng cao, đời sống người làm rừng khấm khá hơn, khơng chỉ giúp thốt nghèo bền vững, mà còn mở ra hướng làm giàu; khẳng định hướng đi đúng trong phát triển lâm nghiệp thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Xã Tiến Bộ (huyện Yên Sơn) có 668 hộ dân tham gia trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC với tổng diện tích hơn 1.500 ha. Đây là một trong những xã đi đầu về trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC trên địa bàn tỉnh. Điều đáng nói, người dân khơng thụ động chờ vào sự hỗ trợ của ngành chuyên mơn, chính quyền địa phương để được cấp chứng chỉ rừng. Các hộ nơng dân đã lập thành nhóm chủ động làm hồ sơ, thuê chuyên gia FSC đánh giá và đề nghị được cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là điều mà xưa nay người trồng rừng ở địa phương nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung chưa từng làm.
Suốt quá trình trồng rừng, người dân khơng sử dụng hóa chất; rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, khơng có tình trạng săn bắt động vật hoang dã ở rừng FSC. Ngay cả khi khai thác rừng xong, cơng đoạn xử lý thực bì cũng được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn như: Không dùng máy cày san ủi khiến đất bị nghèo dinh dưỡng; cỏ dại được phát dọn, tuyệt đối không đốt để bảo vệ thiên địch có lợi; khơng sử dụng hóa chất trong q trình chăm sóc; rừng đến tuổi thì mỗi năm
65
khơng khai thác q 50% diện tích để khơng làm mất độ che phủ, tránh nguy cơ hạn hán, mưa lũ bào mịn đất màu; khơng tự ý mở đường vận chuyển và hoàn trả lại hiện trạng đất ban đầu trước khi đóng cửa rừng... Đây chỉ là một số trong 10 nguyên tắc và 56 chỉ tiêu của FSC đánh giá về rừng sản xuất. Để người dân thực hiện được những nguyên tắc, chỉ tiêu đó khơng phải chỉ một sớm, một chiều mà là cả quá trình, xuất phát từ điều căn bản nhất là người dân đã ý thức được giá trị của rừng với cuộc sống của chính họ. Lượng gỗ của người dân khai thác được bán thô cho Công ty cổ phần Woodsland và Công ty cổ phần Giấy và bột giấy An Hịa.
Hiện nay, có nhóm hộ trồng rừng đang tính đến việc mở xưởng chế biến gỗ theo tiêu chuẩn CoC (tiêu chuẩn chế biến gỗ thô của thế giới). Khi xưởng chế biến gỗ được thành lập, toàn bộ sản lượng gỗ khai thác của người dân sẽ được gia công trước khi xuất bán cho các cơng ty, qua đó làm tăng giá trị sản phẩm và lợi nhuận sẽ được phân chia bảo đảm cho cả trưởng nhóm và các thành viên.