Đặc điểm kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh tuyên quang đến năm 2030 (Trang 42 - 51)

2.1. Tổng quan về Tuyên Quang

2.1.2: Đặc điểm kinh tế xã hội:

Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng với tốc độ khá cao. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP)

tăng 8,05% so với năm 2018; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 39 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 2.106 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 15.660 tỷ đồng, chỉ số phát triển công nghiệp 110%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 8.407,5 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2018. Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2019 đạt 104,1 triệu USD. Tỉnh thu hút 1.945,7 nghìn lượt khách du lịch; doanh thu xã hội về du

33

lịch đạt 1.750 tỷ đồng. Năm 2021 gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19,

nhưng bằng sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân thực hiện "thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sát hiệu quả dịch bệnh Covid-19", tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn tỉnh tăng 5,67% so với năm 2020. Trong đó, khu vực cơng nghiệp tăng 3,88%, khu vực xây dựng tăng 9,33%, khu vực dịch vụ tăng 5,35%; thu ngân sách 2.629 tỷ đồng, đạt 106% dự toán năm 2021, tăng 9,36% so với năm 2020; 9 xã hồn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; 250 doanh nghiệp thành lập mới... Cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật được tăng cường đáng kể, nhất là hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, thủy lợi... Nơng, lâm nghiệp tiếp tục có bước chuyển biến mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó thành tựu nổi bật nhất là đưa một số giống cây, con mới, có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển hài hoà hơn với tăng trưởng kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; trong đó có những mặt đạt kết quả rất nổi bật: Chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được nâng lên. Đời sống văn hố tinh thần của nhân dân khơng ngừng được cải thiện. Lao động, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội đạt được một số kết quả quan trọng. Cải cách hành chính được duy trì.

2.1.2.1: Dân số và lực lượng lao động:

Năm 2020, dân số Tuyên Quang có 780.156 người, với 198.175 hộ gia đình, mật độ dân số là 130 người/km2. Tỉ lệ người dân ở thành thị chiếm khoảng 14%, ở nông thôn chiếm khoảng 86%.

34

Bảng 2.1. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nơng thơn của tỉnh Tuyên Quang

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nơng thơn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Số lượng ( Người) 2016 729.338 365.287 364.051 95.381 633.957 2017 760.289 375.852 384.437 102.687 657.602 2018 766.872 377.239 389.633 104.477 662.395 2019 773.512 378.631 394.881 106.298 667.214 2020 780.156 380.002 400.154 108.088 672.068 Cơ cấu (%) 2016 100,00 50,08 49,92 13,08 86,92 2017 100,00 49,44 50,56 13,51 86,49 2018 100,00 49,19 50,81 13,62 86,38 2019 100,00 48,95 51,05 13,74 86,26 2020 100,00 48,71 51,29 13,85 86,15 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xử lý)

Tuyên Quang có 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có trên 52% là người dân tộc thiểu số như: Dân tộc Tày 25,45 %; dân tộc Dao 11,38 %; dân tộc Sán Chay chiếm 8,0%; dân tộc Mông chiếm 2,16%; dân tộc Nùng chiếm 1,90%, dân tộc Sán Dìu chiếm 1,62%, các dân tộc thiểu số khác chiếm 1,28%. Tuyên Quang có kho tàng văn hóa dân tộc phong phú và đặc sắc, gắn với những lễ hội đặc sắc ln hấp dẫn du khách gần xa. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và là một trong những thế mạnh của du lịch Tuyên Quang. Là vùng đất quê hương cách mạng “Thủ đơ khu giải phóng”, “Thủ đơ kháng chiến”, nơi ở, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ trong Cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

35

Tun Quang có trên 500 di tích lịch sử, trong đó có gần 120 di tích, khu di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Hệ thống di tích lịch sử cùng với di tích khảo cổ học và các khu rừng sinh thái, hang động; hệ thống đình, đền, chùa, làng văn hóa, vùng chuyên canh, trang trại, các lễ hội hấp dẫn, in đậm dấu ấn tộc người, những món ăn dân tộc được chế biến từ nguyên liệu địa phương..., làm nên những nét độc đáo trong các tour du lịch ở Tuyên Quang hiện nay. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Tuyên Quang có 485.937 người, trong đó tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo chiếm 20,4%. Lao động là nam giới chiếm 50,8%, nữ giới chiếm 49,2%. Lao động ở khu vực thành thị là 58.315, chiếm 12%; lao động ở khu vực nông thôn là 427.622 người, chiếm 88%.

Bảng 2.2. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nơng thơn của tỉnh Tuyên Quang

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Người

Tổng số 464.625 485.504 482.945 483.502 485.937 Phân theo giới tính

Nam 236.587 246.878 243.662 243.364 246.919 Nữ 228.038 238.626 239.283 240.138 239.018

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 52.338 58.786 59.338 57.686 58.315 Nông thôn 412.287 426.718 423.607 425.816 427.622

Cơ cấu (%)

Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Phân theo giới tính

Nam 50,92 50,85 50,45 50,33 50,81

Nữ 49,08 49,15 49,55 49,67 49,19

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 11,26 12,11 12,29 11,93 12,00 Nông thôn 88,74 87,89 87,71 88,07 88,00

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xử lý)

36

2.1.2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành, lĩnh vực:

Bảng 2.3: Sản lượng lương thực có hạt và thủy hải sản

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xử lý)

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Mặc dù phải đối mặt với mn vàn khó khăn do đại dịch Covid -19, sự bùng phát dịch tả lợn châu Phi cùng những diễn biến bất thường của thời tiết. Nhưng, với sự chỉ đạo quyết liệt các ngành chức năng, các địa phương cùng với đó là sự nỗ lực của bà con nơng dân trong tỉnh, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá, duy trì năm sau cao hơn năm trước. Sản lượng lương thực cây có hạt của tỉnh đạt 348.953 tấn, tăng 6.224 tấn (tăng 1,82%) so với năm 2019. Trong đó: Sản lượng lúa đạt 261.351 tấn; sản lượng ngô đạt 87.602 tấn. Xác định phát triển lâm nghiệp là yếu tố quan trọng thúc đẩy cơng nghiệp chế biến lâm sản, góp phần tạo việc làm và phát triển kinh tế của địa phương. Tuyên Quang đã phát huy thế mạnh đạt mức tăng trưởng đột phá; tỉnh đã hướng tới phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững. Năm 2020, diện tích rừng trồng tập trung tồn tỉnh trồng được 10.390 ha tập trung, giảm 1.005 ha so với năm 2019; sản lượng gỗ khai thác đạt 884.590 m3, tăng 13.679 m3 . Năm 2020, sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 9.347 tấn, tăng 722 tấn so với năm 2019. Trong đó: cá đạt 9.177 tấn; tơm đạt 163 tấn; thủy sản khác đạt 7 tấn.

- Công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2020 tăng 10,02% so với năm 2019, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 13,51%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,71%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 6,95%. Tuy nhiên ngành khai khoáng giảm 15,68%. Một số sản phẩm công nghiệp năm 2020 đạt mức tăng cao so với năm 2019: Sản phẩm may xuất khẩu đạt 12.995,2 nghìn cái, tăng 22,37%; xi măng đạt 1.208.020,5 tấn, tăng 10,10%; điện thương phẩm đạt 1.053.020,0 nghìn kw, tăng 9,02%; điện sản xuất đạt

2019 2020 So sánh

Sản lượng lương thực có hạt 3427.269 348.953 Tăng 6.224 tấn Thủy hải sản 8.625 9.347 Tăng 722 tấn

37

1.818.220,0 10 nghìn kw, tăng 8,15%; đũa gỗ xuất khẩu đạt 112.393,0 nghìn đơi, tăng 21,27%; thép dây, thép cuộn đạt 283.387,8 tấn, tăng 23,33%. Một số sản phẩm giảm: bột ba rit đạt 23.509,0 tấn, giảm 42,83%; bột penpat nghiền đạt 194.429,0 tấn, giảm 11,13%; gạch tuynel đạt 50.500,0 nghìn viên, giảm 59,81%; đường kính trắng đạt 23.184,0 tấn, giảm 53,76%; cát, sỏi đạt 3.481,0 nghìn m3 , giảm 6,83%; giấy các loại đạt 7.733,5 tấn, giảm 11,33%.

- Thương mại và dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và Doanh thu dịch vụ tiêu dùng sơ bộ đạt 18.980 tỷ đồng, tăng 8,05% so với năm 2019. Trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 17.167 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 90,45%), tăng 9,15% so với năm 2019; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 1.258 tỷ đồng, giảm 1,1%; dịch vụ khác đạt 549 tỷ đồng, giảm 1,96%. Năm 2020, khách du lịch nghỉ qua đêm tại tỉnh đạt 7.268 lượt người, giảm 1,2% so với năm 2019 (giảm 89 lượt khách). Số lượt khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 7.497 lượt, tăng 5% (tăng 357 lượt khách). Doanh thu của các cơ sở lữ hành vẫn giữ được ổn định và có bước tăng trưởng khá, năm 2020 đạt trên 6,3 tỷ đồng, tăng 7,73% so với năm 2019.

2.1.2.3: Về trật tự an toàn xã hội:

Năm 2020, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xảy ra 87 vụ tai nạn giao thông trên tuyến đường bộ, làm 32 người chết, 73 người bị thương. So với năm 2019, số vụ tai nạn giao thông năm 2020 giảm 13 vụ; số người bị thương giảm 28 người; số người chết giảm 9 người. Năm 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy, nổ, làm 01 người chết, thiệt hại ước tính 1.125 triệu đồng. So với năm trước, giảm cả về số vụ và giá trị thiệt hại; số vụ giảm 53,4%; giá trị giảm 75,5%.

2.1.2.4: Về hạ tầng cơ sở vật chất:

- Hệ thống đường giao thơng: Có tuyến giao thông huyết mạch, chiến lược của cả nước đi qua như Quốc lộ 2; Quốc lộ 37; Quốc lộ 2C; Quốc lộ 279; Đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Hải Phịng – Cơn Minh. Tồn tỉnh có 340 km đường quốc lộ; 392 km đường tỉnh; 947 km đường huyện; 247 km đường đô thị. Dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ qua địa phận tỉnh Tuyên Quang hơn

38

11km, tỉnh Phú Thọ 28km với quy mơ 4 làn xe sẽ góp phần thúc đẩy liên kết vùng, hiện tại dự án này đang trong giai đoạn xây dựng.

- Hệ thống điện: Có nhà máy thủy điện Tun Quang cơng suất 342 MW, hệ thống lưới 220KV và 110 KV nối tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang. Đến năm 2020, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục đầu tư các nhà máy thủy điện như: thủy điện Chiêm Hóa, Hùng Lợi 1, Hùng Lợi 2 (huyện Yên Sơn); Thách Rõm (huyện Chiêm Hóa); Nậm Vàng (huyện Na Hang); Phù Lưu (huyện Hàm yến) và một số nhà máy thủy điện nhỏ khác với công suất hàng trăm MW.

- Hệ thống cấp thoát nước: Với công suất trên 28.000 m3/ngày/đêm. Hệ thống cấp nước ở tỉnh Tuyên Quang đủ cấp nước sạch cho sinh hoạt dân cư và nước sản xuất, kinh doanh cho cơ sở công nghiệp trong và ven thành phố. Tại các thị trấn và khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch hầu hết đã có hệ thống cấp nước sạch và thoát nước thải cho sinh hoạt và đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất.

- Hệ thống thơng tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông kỹ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới các huyện, thành phố của tỉnh liên lạc trực tiếp với tất cả các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế. Hiện toàn tỉnh có 100% số xã, phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỷ lệ 54 máy/100 dân. Tỷ lệ sử dụng Internet tốc độ cao (ADSL) đạt mật độ thuê bao 2,1 máy/100 dân.

- Hệ thống dịch vụ tài chính: Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, tín dụng của tỉnh đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh.. với thời gian nhanh nhất qua hệ thống điện tử hiện đại.

- Hệ thống giáo dục và đào tạo: tỉnh Tuyên Quang có 02 trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp; 01 trung tâm giáo dục thường xuyên; 01 trường đại học; 01 trường cao đẳng; 02 trường trung cấp; 06 trung tâm đào tạo nghề cấp huyện. - Mạng lưới y tế:có 171 cơ sở y tế, với 15 bệnh viện và 2.284 giường bệnh, 488 bác sĩ.

39

Tỉnh đã xây dựng các hệ thống dịch vụ thương mại, du lịch, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, khu vui chơi giải trí. Các chi nhánh ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh... với thời gian nhanh nhất qua hệ thống điện tử hiện đại.

2.1.2.5: Sản phẩm tiêu biểu

Các sản phẩm tiểu biêu của tỉnh gồm: - Đồ gỗ xuất khẩu, gỗ tinh chế;

- Các sản phẩm chè; chè đen, chè xanh xuất khẩu với tổng diện tích chè là 8.468 ha;

- Sản phẩm Cam Sành Hàm Yên với tổng diện tích là 8.691 ha ;

- Các sản phẩm giấy: sản lượng bột giấy 6.234 tấn/năm, giấy tráng phấn cao cấp 110.tấn/năm, giấy xuất khẩu 9.645 tấn/năm

2.1.2.6: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ĐVT: điểm

Năm 2018: 34 (63,01) Năm 2019: 32 (65,13)

Kim ngạch xuất khẩu năm 10 tháng đầu năm 2020 đạt 93 triệu USD, kế hoạch năm 2020 đạt 135 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu gồm: Chè xuất khẩu, bột Barit, giấy xuất khẩu, đũa gỗ xuất khẩu, hàng dệt may.

2..1.2.7: Các chính sách khuyến khích đầu tư:

*) Ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuê mặt nước

a) Đơn giá thuê đất, thuê mặt nước của mỗi dự án được ổn định trong 5 năm và được tính theo giá đất do UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành theo mục đích sử dụng đất thuê của từng vị trí.

b) Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, cụ thể:

- Dự án đầu tư tại các địa bàn huyện Na Hang, Chiêm Hóa và Lâm Bình: + Miễn hoàn toàn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.

40

+ Miễn có thời hạn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động: 15 năm đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; 11 năm đối với dự án đầu tư còn lại.

- Dự án đầu tư tại địa bàn các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang: Miễn có thời hạn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động, cụ thể: 11 năm đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; 07 năm đối với dự án đầu tư cịn lại. - Miễn hồn tồn tiền thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh đối với dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu công nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; dự án sử dụng đất xây dựng, cơng trình có mục đích kinh doanh (xã hội hóa) thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, khoa học - công nghệ.

c) Thời gian thuê đất: theo dự án được duyệt, nhưng không quá 50 năm. *) Ưu đãi về thuế:

Nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư, đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước.

*) Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng

a) Đối với dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp và khu, điểm du lịch theo quy hoạch:

Tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường giao thơng, hệ thống thốt nước đến hàng rào của khu, cụm công nghiệp và khu, điểm du lịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh tuyên quang đến năm 2030 (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)