1.3. Kinh nghiệm đổi mới để thu hút vốn FDI thành công của một số địa
1.3.4: Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang
Từ những kinh nghiệm của các địa phương về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể là tại Phú Thọ, Thái Nguyên và Hà Giang chúng ta có thể rút ra những khuyến nghị cho tỉnh Tuyên Quang trong việc tăng cường thu hút
24
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi để góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển, cụ thể như sau:
Thứ nhất, hồn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư: Tập trung
hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi, để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (công nghiệp, bất động sản, dịch vụ, du lịch, lao động, khoa học công nghệ…). Nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng một số cam kết chưa có cách hiểu thống nhất.
Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động FDI. Để phát huy tác động tích cực và giảm thiểu những hạn chế và bất cập
trong hoạt động của FDI, các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang và Thái Nguyên đã tiến hành tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai. Đây cũng là những kinh nghiệm để Tuyên Quang triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động FDI.
Thứ ba, tập trung các nguồn lực để hoàn thiện đồng bộ các quy hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận, lựa chọn địa điểm và lĩnh vực đầu tư: Tăng cường công tác quản lý quy hoạch; hoàn chỉnh quy
hoạch sử dụng đất, tập trung giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch cho các dự án đầu tư. Kiểm tra, rà soát chặt chẽ quy trình tiếp nhận, xem xét, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường. Thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất; tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất khu cơng nghiệp. Xây dựng danh mục các lĩnh vực
25
hạn chế thu hút đầu tư và thực hiện áp dụng hàng rào kỹ thuật (điều kiện) đối với các dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực hạn chế đầu tư.
Các điều kiện đầu tư được áp dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực hạn chế nêu trên bao gồm: điều kiện về vốn đầu tư tối thiểu; điều kiện về suất đầu tư tối thiểu theo quy định chung của tỉnh; điều kiện về cơng nghệ sử dụng trong dự án, theo đó nhà đầu tư phải có hồ sơ giải trình về cơng nghệ sử dụng đảm bảo là công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trường… Đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, cảng biển, điện, nước, các ngành công nghiệp phụ trợ và hạ tầng xã hội, dịch vụ… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư tại Tuyên Quang. Bố trí, sắp xếp các dự án theo quy hoạch về đất đai cũng như quy hoạch ngành; trong q trình lập quy hoạch các khu cơng nghiệp, khu kinh tế đặc biệt chú ý đến các vấn đề về mơi trường, cấp thốt nước.
Thứ tư, quan tâm phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các doanh nghiệp: Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo
tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao trình độ lao động, đặc biệt lưu ý tới việc đào tạo các ngành nghề hiện đang thiếu hụt lao động và đào tạo tại các khu vực tập trung các khu cơng nghiệp, các dự án lớn có nhu cầu cao về số lượng lao động; quan tâm chuyển đổi nghề cho người nông dân bị thu hồi đất sản xuất để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế. Tăng cường việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các giải pháp hạn chế đình cơng xảy ra khơng đúng trình tự pháp luật quy định. Thường xuyên giáo dục và tuyên truyền pháp luật lao động, đưa pháp luật lao động vào cuộc sống thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.
Do vậy, để trở thành một trong những điểm đến đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, Tuyên Quang phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một đầu mối, chống quan liêu tham nhũng trong
26
việc thực hiện các thủ tục xin thuê đất, giao đất, cấp quyền sử dụng đất, cấp phép đầu tư, chống phiền hà, sách nhiễu trong triển khai thực hiện chính sách thuế, tín dụng, các dịch vụ; Thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ để thu hút FDI.
27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016-2020