Tác động của các dự án FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh tuyên quang đến năm 2030 (Trang 68 - 72)

Trong những năm qua, phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, tiềm năng thế mạnh, huy động mọi nguồn lực, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã đoàn kết, thống nhất, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, đạt được thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Từ một tỉnh thuần nông, điểm xuất phát kinh tế thấp, đến nay, kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá. Đặc biệt trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 6,45%; năm 2020, tổng sản phẩm GRDP đạt 34.624 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2015, tăng 79,96 lần so với năm 1991. GRDP bình quân đầu người đạt 44,57 triệu đồng, tăng 1,55 lần so với năm 2015. Sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục có bước phát triển, tập trung vào một số ngành có tiềm năng. Hiện nay, tỉnh đã có 2 khu, 5 cụm cơng nghiệp, một số sản phẩm của tỉnh đã cạnh tranh được trên thị trường như thép, gỗ tinh chế, bột giấy, xi măng, các sản phẩm dệt may. Cùng với phát triển công nghiệp, tỉnh tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nơng thơn mới; giá trị sản xuất nơng, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân trên 4,3%, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn; chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đạt kết quả tích cực. Năm 2020 tồn tỉnh có 79 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 17 sản phẩm đạt 4 sao, 62 sản phẩm đạt 3 sao; một số sản phẩm nông sản tiêu biểu của Tuyên Quang đã được người tiêu dùng tin chọn như: Cam Sành Hàm Yên – một trong 50 trái cây ngon nhất Việt Nam đã được cấp văn bằng chỉ dẫn địa lý. Chè hữu cơ Shan tuyết Hồng Thái, chè đặc sản Vĩnh Tân, cá Lăng được bình chọn “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”, chè Bát Tiên Mỹ Bằng, mật ong Tuyên Quang được tôn vinh “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”, bưởi Xuân Vân đứng TOP 10 thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng, trâu Chiêm Hóa và trâu ngố Tuyên Quang được xây dựng nhãn hiệu tập thể…Một số sản phẩm của Tuyên Quang đã được xuất khẩu ra nước ngoài như gỗ tinh chế, chè khơ, trâu, lợn, đường kính, lạc củ, chuối... Tuyên Quang là một

59

trong những tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng và sản lượng khai thác đứng đầu cả nước; tỷ lệ che phủ của rừng trên 65%; cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC gần 35.000 ha; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trong 5 năm 2015 – 2020 đạt trên 4 triệu m3, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, giấy của tỉnh.

Giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 206 dự án, với tổng số vốn đăng ký trên 32.204 tỷ đồng; trong đó chủ yếu là đầu tư trong nước và dự án nằm ngồi khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp. So với cả giai đoạn từ 2016- 2020, chiếm trên 60% số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký chiếm trên 64%. Nhiều dự án sản xuất công nghiệp quy mô lớn đã đi vào hoạt động, như: Nhà máy may Sơn Dương của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Khách sạn Mường Thanh, Trung tâm thưong mại Vincom shophouse Tuyên Quang, Cụm công nghiệp chế biến gỗ Thắng Quân của Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang,... Đang triển khai thực hiện một số dự án lớn lĩnh vực du lịch, dịch vụ, như: Dự án Khu du lịch sinh thái và dịch vụ thể thao Sơn Dương của Tập đoàn FLC và Dự án Khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng cơng cộng thuộc Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm của Tập đoàn Vingroup đang triển khai đầu tư . Các dự án đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đã có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Là động lực thúc đẩy tăng trưởng GRDP và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Nhiều dự án đi vào hoạt động nộp ngân sách lớn trong giai đoạn 2016-2020, như: Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa 396 tỷ đồng, Nhà máy gang thép Tuyên Quang gần 94 tỷ đồng, Cụm công nghiệp chế biến gỗ Thắng Quân 45 tỷ đồng. Góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương.

Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đã từng bước được hồn thiện, góp phần tích cực và tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư. Hoàn thành và được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030; Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 và các ngành quan trọng: Giao thông,

60

Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại và Du lịch; quy hoạch đô thị; quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch Khu cơng nghiệp Long Bình An; Ban hành Quy chế phối họp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp với các sở, ngành cấp tỉnh và ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; hoàn thành việc nâng cấp cụm công nghiệp Sơn Nam (huyện Sơn Dương) thành Khu công nghiệp Sơn Nam và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500; thành lập Cụm công nghiệp Phúc ứng, huyện Sơn Dương, Cụm công nghiệp Thắng Quân, huyện Yên Sơn; thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục đường giao thơng, hệ thống kênh thốt nước và xử lý nước thải chung của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch.

Tuy nhiên, hiệu quả thu hút đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, cũng như chưa phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, số lượng dự án cịn ít, chưa thu hút được nhiều dự án có tính tạo động lực, lan tỏa, hàm lượng cơng nghệ cao, đóng góp lớn cho ngân sách.

Bảng 2.9. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn theo giá hiện hành

(ĐVT:%) Năm Nguồn vốn 2016 2017 2018 2019 2020 Vốn Khu vực Nhà nước 38,98 29,62 29,83 34,24 30,34 Vốn Khu vực ngoài Nhà nước 60,61 67,34 67,36 71,65 68,88

Vốn Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài

0,41 3,04 2,81 4,01 0,78

61

Nhìn lại giai đoạn 2016-2020, ta thấy sự phát triển mạnh mẽ của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là năm 2019 chiếm 4,01% trong tổng số cơ cấu vốn (cao nhất trong 5 năm). Mặc dù số này là rất nhỏ trong tổng số vốn cơ cấu nhưng trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm năng, tiềm lực, đầu tư các dự án trọng tâm, trọng điểm, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội, đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, tồn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc. Mặc dù năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên đã tác động hết sức tiêu cực đến khu vực FDI tại tỉnh. Tuy nhiên, năm 2021 tỉnh Tuyên Quang đã vươn lên vị trí 29/ 63 tỉnh về chỉ số PCI ( tăng thêm 2 bậc), xếp thứ 4 trong 14 tỉnh phía Bắc và nằm trong TOP khá của cả nước. Năm 2021 cũng là năm thứ 8 liên tiếp Tuyên Quang vươn lên vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng PCI, tăng 34 bậc so với năm 2013. Điều này cho thấy nỗ lực của các cấp, các ngành trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số PCI, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2016 2017 2018 2019 2020

Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn theo giá hiện hành

Vốn Khu vực Nhà nước Vốn Khu vực ngoài Nhà nước

62

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh tuyên quang đến năm 2030 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)