2.1. Tổng quan về Tuyên Quang
2.1.1: Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Tuyên Quang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, nằm ở vị trí chiến lược quan trọng thuộc lãnh thổ Việt Nam. Là tỉnh miền núi có địa hình đa dạng, khí hậu ơn hịa, nhiều hang động, sơng ngịi, giao thơng tương đối thuận lợi và bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng, Tuyên Quang là một trong số các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch, nhất là du lịch văn hoá, lịch sử và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Tun Quang có vị trí địa lý từ 21029' đến 22042' độ vĩ bắc, từ 104050' đến 105036' độ kinh đơng. Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang; phía nam giáp tỉnh Phú Thọ; phía đơng giáp các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên; phía tây giáp tỉnh Yên Bái.
Địa hình Tuyên Quang là miền chuyển tiếp từ địa hình núi sang địa hình đồi trong đó địa hình núi vẫn chiếm ưu thế, bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu và phân chia thành hai vùng khá rõ nét: Vùng cao phía Bắc có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển, phía nam của tỉnh là vùng đồi núi thấp và các soi bãi rộng màu mỡ cùng các thung lũng lớn. Khu vực phía Bắc của tỉnh, bao gồm các huyện Hàm Yên, Chiêm
28
Hóa, Na Hang, Lâm Bình và phía Bắc huyện n Sơn, chiếm 64,89% tổng diện tích cả tỉnh, là nơi tập trung nhiều ngọn núi cao, phong cảnh đẹp, như Cham Chu (có độ cao 1.587 m so với mặt nước biển ở phía Bắc huyện Hàm Yên), khu vực núi đá vơi thuộc các huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình... Vùng trung tâm gồm thành phố Tuyên Quang, phía nam huyện Yên Sơn, phía bắc 55 huyện Sơn Dương; vùng phía Nam gồm phần lớn huyện Sơn Dương, là nơi giao thơng thuận lợi hơn so với phía Bắc, có nhiều di tích lịch sử văn hóa, thuận lợi phát triển du lịch. Nhiều vùng hồ và các khu rừng nguyên sinh ở phía Bắc, phía Nam cũng là những điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng.
Với vị trí địa lý và các trục đường Quốc lộ đi qua; sự thuận lợi của đường thủy, đường bộ... Tuyên Quang có điều kiện để hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh, quốc tế, như: du lịch qua Thái Nguyên, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) về Hà Nội; hay qua Yên Bái, Lào Cai sang Trung Quốc; Hà Giang - Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và sang Trung Quốc..
b) Điều kiện tự nhiên
- Diện tích tự nhiên 5.867,3km2, trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp 81.633 ha, chiếm 13,91%, diện tích đất lâm nghiệp 446.641ha chiếm 76,12%. Đất màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng và có khả năng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như chè, mía, lạc, đậu tương, cây ăn quả... - Khí hậu Tuyên Quang được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đơng; trong đó mùa Đơng khơ, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình năm 1.500mm - 1.800mm, nhiệt độ trung bình 22ᵒC - 24ᵒC, độ ẩm bình qn năm 85%. Diện tích đất tự nhiên 5.867km². Nền đất có kết cấu tốt nên thuận lợi cho các cơng trình cơng nghiệp và kết cấu hạ tầng. Khí hậu Tuyên Quang rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mơ lớn.
- Dân số trung bình 753.763 người; mật độ dân số 128 người/km2. Tỉnh có 22 dân tộc (trong đó dân tộc Kinh 46%, Tày 26%, Dao 13%, Sán Cháy 8%, còn
29
lại là các dân tộc khác). Tồn tỉnh có 6 huyện, 1 thành phố với 141 xã, phường, thị trấn; 2.090 thôn, bản.
c) Tài nguyên thiên nhiên:
*) Tài nguyên đất
Tuyên Quang có 586.795 ha đất tự nhiên. Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vỏ phong hố của đất Tuyên Quang tương đối dày, cộng với thảm thực vật cịn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tun Quang có các nhóm chính: Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất; đất vàng nhạt trên đá cát; đất đỏ vàng trên đá macma; đất vàng đỏ trên đá biến chất; đất phù sa ven suối; đất dốc tụ - thung lũng. Ngồi ra cịn có một số loại đấ.t khác chiếm diện tích nhỏ như: Đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp… Khái quát lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng.
*) Tài nguyên nước
Nước mặt: Tuyên Quang có nguồn nước mặt rất lớn, gấp 10 lần nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hiện nay. Lượng mưa hàng năm khá lớn cùng với nguồn nước từ lưu vực sơng Lơ, sơng Gâm, sơng Phó Đáy và nhiều con suối lớn nhỏ, có hồ thuỷ điện Na Hang mới xây dựng, cộng với gần 2.000 ao, hồ quanh năm có nước, đã tạo cho tỉnh nguồn tài nguyên nước phong phú, vào khoảng 5,5 tỷ m3/năm. Trung bình cứ một ha đất tự nhiên có 9 m sơng suối và 9.375m3 nước.
30
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm dồi dào, có ở khắp lãnh thổ tỉnh và chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt các điểm nước khoáng đáng chú ý là Bình Ca, Mỹ Lâm (Yên Sơn). Hiện nay tỉnh đang khai thác nguồn nước nóng Mỹ Lâm phục vụ chữa bệnh, chế biến nước uống tinh khiết.
*) Tài nguyên rừng
Tuyên Quang có khoảng 448.680ha rừng và đất lâm nghiệp (gồm đất rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất). Tổng diện tích rừng hiện có là hơn 422.400ha, trong đó diện tích rừng trồng gỗ ngun liệu là trên 140.700ha; tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Tuyên Quang đạt hơn 65%, đứng thứ 3 cả nước. Với diện tích rừng trồng lấy gỗ nguyên liệu là trên 140.700ha rõ ràng kinh tế rừng đang có vị trí rất quan trọng trong đời sống của người dân Tuyên Quang. Hằng năm tỉnh thực hiện khai thác và trồng mới hơn 10.000ha rừng; tổng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt trên 900.000m3. Đến nay tỉnh đã có trên 35.800ha rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC (cao nhất cả nước); giá trị sản phẩm thu được bình quân 1ha rừng khoảng trên 116 triệu đồng/chu kỳ 7 năm.
Tuyên Quang có thảm thực vật rừng đa dạng, tồn tỉnh có khoảng 760 lồi của 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao như hạt kín, thơng, tuế, thơng đất, khuyết lá thơng, cỏ tháp bát, dương xỉ, Trong đó có nhiều lồi thực vật quý hiếm như trầm hương, nghiến, lát hoa, tuế đá vơi, hồng đàn, mun, pơ mu.
Động vật rừng phong phú, có khoảng 293 lồi, lớp thú có 51 lồi thuộc 19 họ; lớp chim có 175 lồi thuộc 45 họ; bị sát có 5 lồi; ếch nhái có 17 lồi thuộc 5 họ. Những loài thú lớn như gấu ngựa, beo lửa, hổ diễn, báo gấm, báo hoa, vượn đen, voọc mũi hếch thường sống ở rừng sâu, xa dân cư. Các loài khỉ, nai, hoẵng thuờng sống ở gần khu dân cư, trên nương bãi dọc theo sông Lô, sông Gâm.
31
Tuyên Quang có 02 khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung thuộc huyện Na Hang và khu Cham Chu thuộc huyện Hàm Yên.
Thác Bản Ba (Chiêm Hóa)
*) Tài ngun khống sản
Tun Quang có nhiều loại khống sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mơ nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác.
- Ba rít: Phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Chiêm Hoá. - Măng gan: Tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hoá và một điểm ở huyện Na Hang.
- Ăngtymoan: Ðã phát hiện các điểm có ăngtymoan ở các huyện Chiêm Hố , Na Hang và Yên Sơn.
- Ðá vơi: ước lượng ở Tun Quang có hàng tỷ m3 đáng chú ý nhất là hai mỏ đá vôi Tràng Ðà trữ lượng khoảng trên 1 tỷ tấn có hàm lượng cao từ 49 - 54% đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng mác cao; mỏ đá trắng Bạch Mã ở huyện Hàm Yên có trữ lượng khoảng 100 triệu m3 là nguyên liệu tốt để sản xuất đá ốp lát tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có thể khẳng định rằng nguồn đá vơi của Tun Quang khá dồi dào là loại khống sản có khả năng khai thác tốt nhất trong các loại khoáng sản để tạo ra một loại sản phẩm chủ lực.
- Ðất sét: Ðất sét được thấy ở nhiều nơi thuộc thị xã Tuyên Quang, trong đó đáng chú ý nhất mỏ sét bên cạnh mỏ đá vôi Tràng Ðà được dùng để sản xuất xi măng.
32
Ngồi các loại khống sản trên, Tun Quang cịn nhiều khống sản như vonfram, pirít, kẽm, cao lanh, sét chịu lửa, nước khống, vàng, cát, sỏi ... đang được khai thác với quy mô nhỏ.
d) Du lịch:
Tun Quang có hơn 500 di tích lịch sử văn hóa; có 22 dân tộc cùng chung sống với nhiều lễ hội và các làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc, đặc biệt “Thực hành Then Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” ( trong đó có Tuyên Quang và một số địa phương của Việt Nam) đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tỉnh có suối nước nóng Mỹ Lâm nổi tiếng về giá trị chữa bệnh và nghỉ dưỡng; hồ Na Hang với những núi đá vôi hùng vĩ, rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý và muông thú quý hiếm được ghi danh trong sách Đỏ thế giới.
Đặc biệt, tỉnh còn sở hữu 3 di tích quốc gia đặc biệt: Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào ( Sơn Dương- Yên Sơn), di tích quốc gia đặc biệt Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ II của Đảng ( Chiêm Hóa), di tích Quốc gia đặc biệt Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang- Lâm Bình. Hiện nay, tỉnh đang phối hợp với tỉnh Bắc Kạn trong việc xây dựng hồ sơ Khu di sản thiên nhiên Ba Bể- Na Hang trình UNESCO cơng nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đó là những tiểm năng để tỉnh phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch lịch sử, văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.