Nghiệp vụ Xuất khẩu tại Công ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu máy xây dựng của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng việt nam (Trang 53)

Với sự đa dạng về các chủng loại máy móc hiện có, khơng chỉ mua, bán, xuất nhập khẩu máy móc mà Cơng ty cịn mở rộng ra các dịch vụ cho thuê các loại máy cơng trình. Điều này có thể giúp đỡ được phần nào các nhà thầu, nhà đầu tư giúp họ giảm được chi phí vào tài sản cố định.

Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu máy, thiết bị cơng trình, Cơng ty đã có được những kinh nghiệm quý báu trong việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành phải chăng. Để tạo điều kiện ngày càng thuận tiện hơn cho khách hàng trong và ngồi nước, Cơng ty cung cấp đa dạng các dịch vụ như: dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ cho thuê, dịch vụ đóng hàng, sửa chữa, lắp đặt, dịch vụ tư vấn,…

Những đối thủ cạnh tranh chính của Cơng ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam được kể trên đều là những Công ty lớn có kinh nghiệm lâu năm trong ngành máy xây dựng. Do đó Cơng ty cần phải có những định hướng, chiến lược và giải pháp hợp lý mới có thể khẳng định được thương hiệu và cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường quốc tế.

2.3. Nghiệp vụ Xuất khẩu tại Công ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam Nam

2.3.1 Quy trình Xuất khẩu của Cơng ty

Quy trình xuất khẩu hàng hố của Cơng ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam được chia thành 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Hàng được chuyển từ nhà cung cấp ở nước ngồi đến khách hàng (chuyển khẩu)

Hình 2.5. Quy trình xuất khẩu hàng hố từ nhà cung cấp ở nước ngồi đến khách hàng của Công ty Vinacoma

(Nguồn: Phòng xuất khẩu-Vinacoma) Ở trường hợp này bộ phận sale xuất khẩu sẽ chào hàng và tiến hành đàm phán về giá và phương thức thanh toán với khách hàng. Hai phương thức thanh toán được sử dụng là chuyển tiền và tín dụng chứng từ, tuy nhiên Công ty vẫn ưu tiên sử dụng phương thức chuyển tiền vì phương thức này tiết kiệm chi phí và thời gian hơn so với phương thức tín dụng chứng từ. Sau khi khách hàng chấp nhận mức giá và phương thức thanh tốn thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Khi khách hàng đã ký hợp đồng thì bộ phận xuất khẩu sẽ báo với bộ phận nhập khẩu để bộ phận nhập khẩu làm hợp đồng với nhà

Bộ phận sale xuất khẩu tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Tiến hành đàm phán giá và phương thức thanh toán

Soạn thảo và ký kết hợp đồng với khách hàng

Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp

Khách hàng thanh tốn nốt số tiền cịn lại Nhà cung cấp chuyển hàng tới khách hàng

như đã thoả thuận trong hợp đồng. Sau khi hàng được nhà cung cấp giao lên tàu thì bộ phận kế tốn sẽ nhận nốt số tiền còn lại từ khách hàng.

Trường hợp 2: Hàng được chuyển đi từ Việt Nam tới khách hàng

Hình 2.6. Quy trình xuất khẩu hàng hố từ Việt Nam đến khách hàng của Công ty Vinacoma

(Nguồn: Phòng xuất khẩu-Vinacoma) Ở trường hợp này bộ phận sale xuất khẩu sẽ tiến hành đàm phán giá cả và phương thức thanh toán với khách hàng. Sau khi khách hàng đồng ý về các điều khoản sẽ tiến hành kí kết hợp đồng. Khi hợp đồng đã được kí kết, bộ phận xuất khẩu sẽ kết hợp với bộ phận kế toán để tiến hành nhận đặt cọc từ khách hàng đồng thời bộ phận nhập khẩu sẽ làm việc với bên vận tải để thuê tàu và đặt lịch tàu, tuỳ vào kích thước của máy mà bên nhập khẩu sẽ quyết định vận chuyển bằng tàu Roro

Bộ phận sale xuất khẩu tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Soạn thảo và kí kết hợp đồng Tiến hành đàm phán giá và phương thức thanh toán với khách

hàng

Làm việc với bên vận tải biển

Làm thủ tục hải quan

Khách hàng thanh tốn nốt số tiền cịn lại

Khách hàng đặt cọc tiền

hoặc container. Sau đó bộ phận chứng từ của phòng nhập khẩu sẽ tiến hành làm thủ tục hải quan và hàng hoá sẽ được giao lên tàu. Khi vận đơn đường biển được phát hành thì khách hàng sẽ thanh tốn nốt phần cịn lại cho Cơng ty.

2.3.2. Điều kiện thương mại áp dụng

Tuỳ thuộc vào mỗi đối tác mà Công ty sử dụng những phương thức giao hàng khác nhau, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục hải quan. Tại VINACOMA thường thực hiện nghiệp vụ theo điều kiện FOB, CFR, CIF và CIP, cụ thể:

 FOB

- FOB- Free on board: giao hàng lên tàu

- Người bán giao hàng cho người mua khi hàng được đặt trên boong tàu được chỉ định bởi người mua tại cảng bốc hàng.

- Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hoá được giao lên tàu. - Người mua chịu chi phí thuê tàu và cước phí vận tải biển đồng thời chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ khi người bán giao hàng lên con tàu được người mua chỉ định.

 CFR

- CFR- Cost and freight: tiền hàng và cước phí

- Người bán giao hàng tại cảng quy định, chịu chi phí bốc hàng lên tàu và cước phí vận tải biển, đồng thời, thơng quan xuất khẩu cho hàng hố

- Người mua chịu mọi chi phí rủi ro khi hàng hoá qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc, thơng quan nhập khẩu cho hàng hố

 CIF

- CIF- Cost, Insurance and Freight: tiền hàng, bảo hiểm, cước phí

- Người bán chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng, trả phí vận chuyển nhưng khơng chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển

- Người mua sẽ nhận hàng tại cảng, làm thủ tục thơng quan nhập khẩu, chi phí khác phát sinh (nếu có) cho đến khi hàng về đến kho người mua

 CIP

- CIP – Carriage and Insurance Paid to: cước và bảo hiểm trả tới điểm đến - Người bán thực hiện ký hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định, giao hàng cho người vận tải đầu tiên, ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng và trả phí bảo hiểm; Cung cấp cho người mua hố đơn, chứng từ vận tải thường lệ và đơn bảo hiểm hoặc bằng chứng khác để thể hiện hàng đã được bảo hiểm

2.3.3. Phương thức thanh tốn chủ yếu của Cơng ty

Công ty sử dụng hai phương thức thanh tốn chủ yếu là chuyển tiền(TT) và tín dụng chứng từ(L/C)

 Phương thức chuyển tiền bằng điện (TT) - Phương thức đơn giản, chi phí thấp

- Thường sử dụng với các đối tác có lịch sử thanh tốn tốt, hai bên tin tưởng nhau và có nhiều đơn hàng được giao dịch thành công, như: Ấn Độ, Bangladesh, Tây Ban Nha, Hà Lan,…

 Thư tín dụng (LC)

- Đây là cam kết chắc chắn không huỷ ngang của Ngân hàng với người hưởng lợi với điều kiện người hưởng lợi phải xuất trình được bộ chứng từ phù hợp

- Là phương thức thanh toán phức tạp nhất, chi phí cao nhất nhưng hạn chế được rủi ro, dung hồ được lợi ích của các bên khi tham gia giao dịch

- Các bên chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán căn cứ vào chứng từ - Phương thức này thường được sử dụng khi các bên giao dịch mới, chưa tin tưởng lẫn nhau, như: Canada, Qatar, South Africa,…

2.4. Đánh giá hoạt đọng xuất khẩu của Công ty Cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam

2.4.1. Ưu điểm

Những thuận lợi có thể kể đến như:

Thứ nhất, về chất lượng dịch vụ. Công ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam đã quan tâm chú trọng đến việc lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phù hợp, hồn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, ngày càng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Chất lượng dịch vụ được nâng cao. Thời gian khai báo hải quan được rút ngắn, ít sai sót. Theo khảo sát khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Cơng ty thì 97,5% khách hàng phản hồi hài lòng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà Công ty cung cấp.

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty Vinacoma

Nguồn: Tác giả làm khảo sát

Thứ hai, về thời gian giao nhận hàng. Thời gian giao nhận hàng được rút ngắn lại hơn so với trước nhờ có hệ thống khai báo hải quan điện tử ngày càng được nâng cấp, sử dụng một cách phổ biến rộng rãi thay thế cho hệ thống khai báo hải quan từ xa. Công ty đã chú trọng đầu tư vào trang thiết bị, hệ thống xe tải hiện đại nên công tác giao hàng xuất khẩu đã trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thứ ba, Cơng ty cịn xây dựng được mối quan hệ rất tốt với các chi cục Hải quan, thuế, kiểm định và các hãng vận tải. Đây là một tiền đề rất tốt cho bất kì Cơng ty nào hoạt động trong lĩnh vực này.

Thứ tư, chất lượng đội ngũ nhân viên Cơng ty. Cơng ty có đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, tận tụy, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và đang ngày càng tăng dần quy mô, cung cấp đầy đủ hơn về dịch vụ giao hàng xuất nhập khẩu, góp phần khơng nhỏ vào việc mở rộng tệp khách hàng của Công ty. Hơn nữa, Công ty cũng luôn đề cao và chú trọng vào công tác đào tạo kiến thức, kỹ năng cũng như nghiệp vụ cho nhân viên. Cũng theo kết quả khảo sát nhận về 96,3% câu trả lời hài lòng với cách làm việc của đội ngũ nhân viên trong Cơng ty và có tới 90% khách hàng phản hồi muốn được nhận những thông tin về sản phẩm mới của Công ty. Đây được coi là thành công không nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển của Vinacoma.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn do ảnh hưởng của dịch dẫn tới nhu cầu về máy móc, thiết bị xây dựng giảm đáng kể.

Thứ hai, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên q trình thơng quan nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá diễn ra lâu hơn và khó khăn hơn. Bên cạnh đó việc thuê được phương tiện vận tải phù hợp cũng gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, cước vận tải biển tăng và biến động liên tục dẫn đến giá cả tăng lên khó cạnh tranh được với các công ty Trung Quốc. Theo cuộc khảo sát ý kiến khách hàng có tới 30% khách hàng phản hồi rằng giá sản phẩm mà Công ty cung cấp đang ở mức cao và 8,8% khách hàng phản hồi sẽ không quay lại mua sản phẩm của Công ty vào lần sau.

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ khảo sát ý kiến khách hàng về giá bán sản phẩm của Công ty Vinacoma

Nguồn: Tác giả làm khảo sát

Thứ tư, về đội ngũ nhân viên. Phần lớn đội ngũ nhân viên của Công ty là những người trẻ, mặc dù họ rất năng động, ham học hỏi, song kinh nghiệm trong ngành này lại không nhiều. Hầu hết kinh nghiệm chỉ mới từ một đến hai năm, cấp trưởng phó phịng từ năm đến mười năm trong ngành. Đối với phịng giao nhận, cơng việc tốn nhiều thời gian và thể lực, tuy nhiên số lượng cịn ít.

Thứ năm, về cơng tác chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan. Công tác chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan vẫn còn mất nhiều thời gian do cịn sai sót về thủ tục. Việc khai báo hải quan đơi lúc cịn gặp khó khăn và sự cố.

Nguyên nhân của những hạn chế đó có thể kể đến như:

Thứ nhất, khách hàng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng máy xây dựng, do đó Cơng ty cần phải có giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế.

Thứ hai, khả năng cạnh tranh còn kém. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực máy xây dựng từ nhiều quốc gia khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể kể đến như: năng lực tài chính, trình độ của người lao động, trình độ khả năng marketing, khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế, sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ,…

Thứ ba là mặt hàng cung cấp ra thị trường còn hạn chế. Thị trường xuất khẩu thế giới là thị trường vơ cùng rộng lớn chính vì vậy mà nhu cầu của thị trường này vơ cùng đa dạng. Điều này địi hỏi các doanh nghiệp phải khơng ngừng đa dạng hố các sản phẩm của mình mới có thể đáp ứng được thị trường.

Thứ tư, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới. Thương hiệu là một trong những yếu tố quyết định sự thành cơng của một Cơng ty. Do đó Cơng ty cần có những chiến lược quảng bá thương hiệu nhiều hơn để những khách hàng mới biết đến và tiếp cận.

Thứ năm là chưa tìm được nhà cung cấp với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh. Nhiều khách hàng phản hồi lại rằng giá sản phẩm mà Công ty đang cung cấp cao hơn so với giá thị trường. Mà nguyên nhân là do Cơng ty chưa tìm được nguồn cung máy xây dựng dồi dào với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

Trên đây là những hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. Chương 3 sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp để giải quyết những khó khăn đó.

Kết luận Chương 2

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu máy xây dựng, Công ty Cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ, tạo được chỗ đứng trên thị trường quốc tế đồng thời thương hiệu của Công ty được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước biết tới.

Nội dung chương 2 đã tập trung phân tích về thực trạng xuất khẩu mặt hàng máy xây dựng của Công ty Cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam trong giai đoạn 2019-2021. Từ đó, với các số liệu thu thập được qua q trình phân tích, xác định được những thuận lợi và những khó khăn gây cản trở hoạt động xuất khẩu máy xây dựng từ đó tìm ra ngun nhân của thực trạng góp phần tạo tiền đề cho việc xây dựng hệ thống giải pháp trong chương 3.

Chương 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MÁY XÂY DỰNG

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2022-2025

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu máy xây dựng của Công ty Công ty

Với những kết quả đã đạt được nhất định trong những năm vừa qua cũng như những thay đổi lớn của nền kinh tế thế giới. Cơng ty cần có những mục tiêu và định hướng để tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai.

3.1.1. Mục tiêu

Kim ngạch xuất khẩu máy xây dựng của Vinacoma chưa ổn định qua các năm. Do đó, Cơng ty nhận thấy mục tiêu cụ thể đối với xuất khẩu mặt hàng máy xây dựng giai đoạn 2022-2025 cần phải đẩy mạnh việc đầu tư, mở rộng thị trường không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín trên thị trường quốc tế. Mục tiêu giai đoạn 2022-2025, về kim ngạch xuất khẩu: tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu các mặt đạt 25%/năm. Doanh thu Cơng ty duy trì mức tăng ổn định qua các năm, tăng trưởng trung bình 20%/ năm, lợi nhuận ròng đạt 35%. Số lượng ký kết hợp đồng thành công trên 96%. Ngày một mở rộng xuất khẩu máy xây dựng sang nhiều thị trường khác trên thế giới.

3.1.2. Định hướng

Định hướng về phát triển thị trường: đa dạng hoá thị trường xuất khẩu máy

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu máy xây dựng của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)