Phân tích ma trận SWOT về xuất khẩu Máy xây dựng của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu máy xây dựng của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng việt nam (Trang 63 - 67)

3.2.1. Strengths (Điểm mạnh)

Điểm mạnh là những tác nhân bên trong cơng ty mang tính tích cực hoặc có lợi giúp đạt được mục tiêu của cơng ty. Điểm mạnh chính là lợi thế của cơng ty, các mặt hàng mà Công ty cung cấp. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà Công ty đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.

Thứ nhất, với hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu máy xây dựng Cơng ty có được một đội ngũ nhân viên có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu máy xây dựng. Nhân viên trong Cơng ty đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau và có tinh thần trách nhiệm cao. Nhân viên Cơng ty chủ yếu có bằng cấp từ cao đẳng trở lên nên trình độ chun mơn cao.

Thứ hai, Cơng ty hiện có thị trường xuất khẩu khá rộng lớn, với gần 30 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng đã có những chiến lược đúng đắn phù hợp với yêu cầu của thị trường để giữ vững những thị trường cũ tiến tới mở rộng thêm nhiều thị trường mới.

Thứ ba, ngành hàng máy xây dựng là một ngành đặc thù và có giá trị lớn. Nhận thấy được điều đó, Cơng ty đã nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu máy xây dựng sang những thị trường tiềm năng, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Trong nhiều năm qua, Công ty luôn cung cấp những sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu về chất lượng, thời gian giao hàng đúng hạn, giá cả phù hợp… đã tạo được uy tín với khách hàng quốc tế.

Thứ tư, chất lượng máy xây dựng của Công ty ngày càng được nâng cao đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của khách hàng ở nhiều thị trường khác. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu máy xây dựng của Cơng ty đang có những chuyển biến tích cực để từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước.

3.2.2. Weaknesses (Điểm yếu)

Điểm yếu là những tác nhân bên trong mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của Công ty.

Thứ nhất, do Cơng ty chưa có đủ nguồn vốn, quy mơ cịn hạn chế thiếu nguồn lực về tài chính, năng lực lao động trong lĩnh vực xuất khẩu máy xây dựng cịn hạn chế cả về trình độ quản lý, trình độ chun mơn, kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế và kiến thức hội nhập.

Thứ hai, mặc dù nhân viên trong Cơng ty có trình độ đại học trở lên nhưng đối với việc hồn thiện chứng từ, sổ sách cịn hạn chế. Đặc biệt đối với bộ phận chứng từ hàng xuất khẩu cịn gặp nhiều khó khăn, do đó Cơng ty khơng thể tự đặt lịch trực tiếp với hãng tàu, cũng như chuẩn bị giấy tờ và làm các thủ tục thơng quan. Vì vậy Cơng ty phải làm việc với bên thứ ba là các Công ty Forwarder họ sẽ hỗ trợ Cơng ty một phần trong quy trình xuất khẩu. Bên cạnh đó, là lực lượng nhân viên lao động tại xưởng thường nghỉ việc nhiều, họ làm được vài buổi rồi nghỉ dẫn tới mất chi phí, thời gian cho đào tạo ban đầu.

Thứ ba, Cơng ty cịn yếu trong việc mở rộng được các văn phịng đại diện tại nước ngồi. Vì vậy, khi có vấn đề phát sinh xảy ra, những khiếu nại tranh chấp, Công ty phải cử người sang xử lý nên khá tốn kém và thiếu tính kịp thời.

Thứ tư, việc tìm kiếm các nhà cung cấp máy xây dựng với chất lượng tốt và giá thành hợp lý cịn gặp nhiều khó khăn dẫn tới chưa đa dạng được nhiều dòng sản phẩm.

3.2.3. Opportunities (Cơ hội)

Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu của Cơng ty.

Hiện nay, tồn cầu hóa đang là xu hướng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam gia nhập WTO và các hiệp định FTA vẫn luôn là cánh cửa bước vào sân chơi chung của các Công ty xuất nhập khẩu, trong đó có Cơng ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam.

Đầu tiên, thơng qua xuất khẩu hàng hóa, Cơng ty hiểu được thị hiếu và nhu cầu sử dụng của mỗi thị trường tiềm năng, tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Nhờ đó, Cơng ty có thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm với khách hàng mới để có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thứ hai, Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích xuất khẩu, bên cạnh đó Bộ Cơng Thương cũng giúp giải quyết những khó khăn trong q trình xuất khẩu.

Thứ tư, nhu cầu khách hàng quốc tế sử dụng máy xây dựng ngày càng đa dạng do nhiều quốc gia trên thế giới đang tiến hành nâng cao cơ sở hạ tầng của đất nước. Vì vậy Cơng ty khơng ngừng nỗ lực mang đến chất lượng tốt nhất đến khách hàng, từ đó được khách hàng quốc tế tin tưởng và mua hàng nhiều hơn.

3.2.4. Threats (Thách thức)

Chất lượng sản phẩm: Bất kỳ mặt hàng nào xuất khẩu ra thị trường thế giới đều đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu vì chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, là yếu tố quan trọng để Công ty tồn tại và cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa, chất lượng có đảm bảo mới tạo được uy tín đối với việc xuất khẩu máy xây dựng, Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu trong tất cả các tiêu chí xuất khẩu.

Sức ép giá cả: xuất phát từ quy mô doanh nghiệp nhỏ, sức ép về giá là một trong những vấn đề mà Công ty phải đương đầu khi tham gia vào các thị trường lớn, đặc biệt từ các đối thủ khổng lồ như Trung Quốc, Indonesia. Thế nhưng, không phải ép giá là bán giá thấp bằng mọi giá nhất là trong tình hình có nhiều đối thủ đưa ra những mức giá vô cùng ưu đãi như hiện nay.

Cạnh tranh gay gắt: cạnh tranh là bản chất vốn có của nền kinh tế thị trường, khi nền kinh tế càng phát triển thì cạnh tranh càng khốc liệt. Công ty đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít những thách thức, để nâng cao khả năng cạnh tranh giúp Công ty ngày càng phát triển bền vững thì cần sự nỗ lực không ngừng biết tận dụng những cơ hội và tiềm năng sẵn có đồng thời phải có những giải pháp và hướng đi đúng đắn.

Thị trường và thương hiệu: xây dựng thương hiệu đang là vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao vị thế của Cơng ty trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy Cơng ty cần quan tâm đầu tư xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu hàng hố cho sản phẩm của mình. Thương hiệu sẽ mang lại cho Công ty thêm nhiều lợi nhuận bán sản phẩm và hơn thế nữa tạo ra một thị trường tương đối ổn định. Sức mạnh thương hiệu cho phép Cơng ty có thêm nhiều địn bẩy thương lượng với khách hàng trong nước cũng như quốc tế.

Từ những yếu tố phân tích trên xây dựng được mơ hình ma trận SWOT cho Công ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam như sau:

Bảng 3.1 Phân tích ma trận SWOT của Công ty Vinacoma

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

SWOT

- Chất lượng máy xây dựng ngày càng tốt hơn

- Thị trường xuất khẩu rộng lớn.

- Có 15 năm kinh nghiệm trong xuất khẩu máy xây dựng.

- Quy mơ cịn nhỏ

- Trình độ năng lực nhân viên cần đào tạo nhiều

- Còn yếu trong việc đặt văn phòng đại diện tại các nước nhập khẩu

- Có ít nhà cung cấp sản phẩm chất lượng tốt

Cơ hội (O) O+S O+W

- Mở rộng thị trường. - Nhà nước và cơ quan chuyên ngành ln quan tâm và có chính sách khuyến khích xuất khẩu. - Có nhiều cơ hội quảng bá sản phẩm thông qua các trang mạng điện tử.

- Nhu cầu về máy xây dựng ngày càng tăng.

-S2+S3+O1+O2+O4: Chiến lược mở rộng thị trường - S2+O2: Chiến lược nghiên cứu thị trường.

- S3+O4: Chiến lược canh tranh.

- S1+O2: Chiến lược phát triển sản phẩm.

-W2+O3+O4: Chiến lược cạnh tranh

- W4+O3: Chiến lược liên kết -W2+O2: Chiến lược nguồn nhân lực

Thách thức (T) T+S T+W

- Chất lượng máy xây dựng yêu cầu ngày càng cao. - Cạnh tranh gay gắt - Sức ép giá cả - Thị trường và thương hiệu. - S2+T1+T2+T3: Chiến lược cạnh tranh - S2+T4: Chiến lược mở rộng thị trường

- W3+T2: Chiến lược liên kết - W4+T2: Chiến lược cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu máy xây dựng của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)