Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu máy xây dựng của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng việt nam (Trang 58 - 62)

2.4. Đánh giá hoạt động Xuất khẩu của Công ty cổ phần phát triển máy xây dựng

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn do ảnh hưởng của dịch dẫn tới nhu cầu về máy móc, thiết bị xây dựng giảm đáng kể.

Thứ hai, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên q trình thơng quan nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá diễn ra lâu hơn và khó khăn hơn. Bên cạnh đó việc thuê được phương tiện vận tải phù hợp cũng gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, cước vận tải biển tăng và biến động liên tục dẫn đến giá cả tăng lên khó cạnh tranh được với các cơng ty Trung Quốc. Theo cuộc khảo sát ý kiến khách hàng có tới 30% khách hàng phản hồi rằng giá sản phẩm mà Công ty cung cấp đang ở mức cao và 8,8% khách hàng phản hồi sẽ không quay lại mua sản phẩm của Công ty vào lần sau.

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ khảo sát ý kiến khách hàng về giá bán sản phẩm của Công ty Vinacoma

Nguồn: Tác giả làm khảo sát

Thứ tư, về đội ngũ nhân viên. Phần lớn đội ngũ nhân viên của Công ty là những người trẻ, mặc dù họ rất năng động, ham học hỏi, song kinh nghiệm trong ngành này lại không nhiều. Hầu hết kinh nghiệm chỉ mới từ một đến hai năm, cấp trưởng phó phịng từ năm đến mười năm trong ngành. Đối với phòng giao nhận, công việc tốn nhiều thời gian và thể lực, tuy nhiên số lượng cịn ít.

Thứ năm, về công tác chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan. Công tác chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan vẫn còn mất nhiều thời gian do còn sai sót về thủ tục. Việc khai báo hải quan đơi lúc cịn gặp khó khăn và sự cố.

Nguyên nhân của những hạn chế đó có thể kể đến như:

Thứ nhất, khách hàng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng máy xây dựng, do đó Cơng ty cần phải có giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế.

Thứ hai, khả năng cạnh tranh còn kém. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực máy xây dựng từ nhiều quốc gia khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể kể đến như: năng lực tài chính, trình độ của người lao động, trình độ khả năng marketing, khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế, sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ,…

Thứ ba là mặt hàng cung cấp ra thị trường còn hạn chế. Thị trường xuất khẩu thế giới là thị trường vơ cùng rộng lớn chính vì vậy mà nhu cầu của thị trường này vơ cùng đa dạng. Điều này địi hỏi các doanh nghiệp phải khơng ngừng đa dạng hố các sản phẩm của mình mới có thể đáp ứng được thị trường.

Thứ tư, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới. Thương hiệu là một trong những yếu tố quyết định sự thành cơng của một Cơng ty. Do đó Cơng ty cần có những chiến lược quảng bá thương hiệu nhiều hơn để những khách hàng mới biết đến và tiếp cận.

Thứ năm là chưa tìm được nhà cung cấp với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh. Nhiều khách hàng phản hồi lại rằng giá sản phẩm mà Công ty đang cung cấp cao hơn so với giá thị trường. Mà nguyên nhân là do Cơng ty chưa tìm được nguồn cung máy xây dựng dồi dào với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

Trên đây là những hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. Chương 3 sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp để giải quyết những khó khăn đó.

Kết luận Chương 2

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu máy xây dựng, Công ty Cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ, tạo được chỗ đứng trên thị trường quốc tế đồng thời thương hiệu của Cơng ty được nhiều doanh nghiệp trong và ngồi nước biết tới.

Nội dung chương 2 đã tập trung phân tích về thực trạng xuất khẩu mặt hàng máy xây dựng của Công ty Cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam trong giai đoạn 2019-2021. Từ đó, với các số liệu thu thập được qua q trình phân tích, xác định được những thuận lợi và những khó khăn gây cản trở hoạt động xuất khẩu máy xây dựng từ đó tìm ra ngun nhân của thực trạng góp phần tạo tiền đề cho việc xây dựng hệ thống giải pháp trong chương 3.

Chương 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MÁY XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu máy xây dựng của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)