Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh bidv bắc quảng bình (Trang 43 - 47)

- Đối với ngân hàng thương mại: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại cho ngân

1.1.4.4. Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ

Thẻ ngân hàng: Thẻ ngân hàng là một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng hay các tổ chức tài chính phát hành cho khách hàng, theo đó người sử dụng thẻ có thể dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán thẻ hoặc tại các máy rút tiền tự động ATM.

Vì những tiện ích mà thẻ ngân hàng mang lại cho khách hàng như tính an toàn, bảo mật, thuận tiện, nhanh chóng,…nên dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng thương mại ngày càng phát triển và gia tăng nhanh chóng.

Thêm vào đó, dịch vụ thẻ là một phương tiện nhằm hỗ trợ cho ngân hàng trong việc bán các sản phẩm của mình. Chính vì thế, một số ngân hàng thương mại

đã coi sự thành công trong việc phát hành và thanh toán thẻ là thành công của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Các loại thẻ được đầu tư về mọi mặt tiện ích, màu sắc, hình dáng, phạm vi sử dụng, tính năng bảo mật… để làm sao có thể thu hút khách hàng nhiều nhất. Tuy rất đa dạng và phong phú, nhưng nói chung các loại thẻ hiện nay gồm có thẻ rút tiền mặt, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.

Thẻ rút tiền mặt: được phát hành cùng với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn,

cho phép khách hàng truy cập vào tài khoản của mình sau khi đã nhập đúng mã PIN và rút tiền ở các máy rút tiền tự động ATM. Số tiền tối đa được rút bằng số dư tài khoản. Điểm khác biệt cơ bản của loại thẻ rút tiền mặt với các loại thẻ khác là thẻ rút tiền mặt chỉ có thể được dùng để rút tiền mặt chứ không kết hợp nhiều tiện ích như các loại thẻ khác.

Thẻ ghi nợ (Debit card) là thẻ được sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch

vụ. Việc thanh toán được trừ trực tiếp trên tài khoản mở tại ngân hàng trong phạm vi số dư tài khoản. Hiện nay, một số ngân hàng đã chấp nhận cho khách hàng thấu chi dựa vào uy tín của khách hàng. Để được phát hành thẻ, khách hàng phải làm thủ tục mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Như vậy, việc phát hành thẻ ghi nợ sẽ thu hút số lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Tại Việt Nam hiện nay, thẻ ghi nợ có 2 loại là thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa. Thẻ ghi nợ quốc tế có các thương hiệu như: Visa

Debit Card, Visa Electron Card, MasterCard Dynamic, MasterCard Electronic, Master MTV Debit Card… Thẻ ghi nợ nội địa là tất cả các loại thẻ

có thể sử dụng trong nước, tại các máy ATM… do các ngân hàng thương mại Việt Nam phát hành với chính thương hiệu của ngân hàng đó, ví dụ: VCB Connect 24, Đông Á, Techcombank, Inconbank, BIDV, Agribank…

Thẻ tín dụng (Credit card): đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, nó

là một hình thức cấp tín dụng (cho vay) cho chủ thẻ. Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ ngay nhưng có thể trả cho ngân hàng vào một thời điểm về sau. Việc mở thẻ tín dụng đòi hỏi nhiều yêu cầu đối với khách hàng, bởi đây là một hình thức cho vay của ngân hàng, khách hàng cần phải được

thẩm định trước khi cấp thẻ. Khi mở thẻ, họ sẽ được cung cấp một hạn mức tín dụng và chỉ được chi tiêu trong hạn mức ấy. Hạn mức này phụ thuộc vào chỉ tiêu đánh giá và chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Và khi sử dụng, tất nhiên khách hàng sẽ phải trả lãi. Ngoài ra họ còn phải chịu những khoản phí nhất định cho những giao dịch của mình.

Thẻ tín dụng có 2 loại:

Charge Card: khách hàng tiêu tiền của ngân hàng cho vay và phải trả toàn bộ số tiền đã tiêu vào cuối kỳ sao kê.

Revolving Card: chỉ trả số tiền thanh toán tối thiểu (10- 20% trên tổng hạn mức tín dụng).

1.1.4.5. Dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ trên đây, các ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ bán lẻ khác như:

Bảo hiểm: thông qua các công ty con hoặc thông qua các nhà môi giới bảo

hiểm của mình, ngân hàng thực hiện việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho tất cả các khách hàng. Các hình thức bảo hiểm như là bảo hiểm cho phương tiện vận chuyển, bảo hiểm lữ hành, bảo hiểm những đồ đạc trong nhà, bảo hiểm ô tô, du thuyền…

Tư vấn đầu tư: Ngân hàng có một kho dữ liệu về khách hàng do có quan hệ

rộng với các thành phần kinh tế, các khách hàng khác nhau. Đồng thời, ngân hàng là người am hiểu sâu sắc nghiệp vụ ngân hàng, tài chính, tiền tệ, các thông số kinh tế vì vậy có lợi thế trong tư vấn cho khách hàng. Tận dụng lợi thế này, từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện việc tư vấn không chỉ cho khách hàng doanh nghiệp mà còn cho khách hàng cá nhân. Ngoài tư vấn về tài chính, các ngân hàng còn tư vấn cho khách hàng về chứng khoán, các dịch vụ, dịch vụ của ngân hàng….

Ủy thác đầu tư: Dịch vụ này đặc biệt cho những khách hàng tư nhân đã có

đầu tư vào thị trường chứng khoán, hoặc ai muốn đầu tư theo cách này. Ngân hàng chỉ chấp nhận quản lý đầu tư từ một mức tối thiểu. Khi nhận ủy thác đầu tư tài sản của khách hàng như quản lý trái phiếu, cổ phiếu, tiền gửi của khách hàng tại ngân

hàng… ngân hàng có thể thực hiện quản lý dưới hình thức quản lý theo yêu cầu của khách hàng hoặc thay mặt khách hàng đưa ra các quyết định cụ thể.

Dịch vụ ngân quỹ: với dịch vụ này, ngân hàng có thể phục vụ đổi tiền không

đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng, nhận thu/chi tiền mặt tại địa chỉ của khách hàng, bảo quản tài sản quý, giấy tờ có giá, cho thuê két sắt,…

Dịch vụ ngân hàng điện tử: đây là dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên sự

phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Với dịch vụ này, ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ nhận gửi tin nhắn qua điện thoại di động, dịch vụ chuyển tiền/cho vay/kinh doanh ngoại tệ qua internet,…

Chi trả lương: Dịch vụ chi trả lương hộ của ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp

bảo mật thông tin về tiền lương cho mỗi cá nhân, tiết giảm chi phí về quản lý, chi phí nhân sự, công cụ và phương tiện làm việc đồng thời sẽ tránh được rủi ro khi vận chuyển tiền mặt. Đối với nhân viên thì dịch vụ này giúp họ tiết kiệm được thời gian, an toàn và có thể được hưởng lãi suất (thấp) nếu họ không rút hết tiền trong tài khoản. Đối với nhà nước thì đây là công cụ hữu ích để giám sát việc thu thuế.

Chi trả hóa đơn: Cuộc sống phát triển làm con người luôn luôn bận rộn,

hoặc do thường xuyên đi công tác xa nhà và họ cũng không có thời gian để đến từng công ty điện, nước, gas… để trả tiền mỗi tháng hay đợi ở nhà để trả các hóa đơn đó được. Chính vì vậy, ngân hàng đã cung cấp dịch vụ chi trả hóa đơn để giúp khách hàng của mình không còn lo lắng sẽ bị cắt điện, nước… nếu chưa nộp.

1.1.5. Kênh phân phối dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Để khách hàng có thể tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của mình, ngân hàng sử dụng các kênh phân phối sau:

1.1.5.1. Kênh phân phối truyền thống (kênh phân phối trực tiếp)

Kênh phân phối này bao gồm các chi nhánh, PGD/QTK. Tại đây các sản phẩm, dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho khách hàng thông qua nhân viên ngân hàng. Tùy theo cơ cấu của mỗi ngân hàng, các chi nhánh, PGD/QTK có thể có quy mô, chức năng nhiệm vụ và cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác nhau. Việc đầu tư kênh phân phối truyền thống khiến cho ngân hàng mất nhiều chi phí tiền bạc và con người. Hiện nay, dù công nghệ thông tin phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển

của hệ thống kênh phân phối hiện đại nhưng kênh phân phối truyền thống vẫn tiếp tục được duy trì. Một mặt, nó xây dựng nên thương hiệu, hình ảnh đặc trưng của ngân hàng. Mặc khác, tại đây khách hàng được cung cấp số lượng sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Ngoài ra, việc tồn tại kênh phân phối này còn nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng muốn được gặp gỡ trực tiếp nhân viên ngân hàng để cảm thấy tin tưởng và muốn được nghe tư vấn đầu tư.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh bidv bắc quảng bình (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w