- Đối với ngân hàng thương mại: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại cho ngân
1.1.3.2. Đối với ngân hàng thương mại
Thứ nhất, dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại cho ngân hàng một lượng
khách hàng lớn, mở rộng thị trường và nâng cao vị thế.
Thật vậy, khách hàng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn trong danh sách khách hàng của ngân hàng thương mại. Các khách hàng này là cầu nối để ngân hàng xâm nhập thị trường thông qua khả năng truyền dẫn thông tin nhanh và rộng. Mặt khác, do các cá nhân đóng vai trò quyết định trong các tổ chức và các doanh nghiệp nên nếu ngân hàng thu hút được các khách hàng cá nhân, thiết lập
được các mối quan hệ với họ thì ngân hàng sẽ có hội tiếp cận được với các khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức.
Ngoài ra, với yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ngân hàng buộc phải nghiên cứu và khai thác hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật. Nhờ đó, ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các ngân hàng khác cũng như các tổ chức tài chính, tạo tiền đề thuận lợi cho sự hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng, liên kết các dịch vụ tài chính.
Thứ hai, dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại cơ hội tăng doanh thu và lợi
nhuận cho ngân hàng.
Tuy giá trị của mỗi giao dịch trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhỏ song số lượng giao dịch lớn, khách hàng là đại đa số dân cư nên nguồn doanh thu của ngân hàng tương đối lớn và ổn định. Mặt khác, với lợi thế phục vụ số đông khách hàng, các sản phẩm đa dạng nên doanh thu của ngân hàng có được thông qua rất nhiều kênh như thu từ lãi, thu từ phí, thu qua việc bán chéo sản phẩm, dịch vụ,... Điều đó, càng làm tăng thêm tính ổn định và không ngừng gia tăng trong thu nhập của ngân hàng. Việc phục vụ các khách hàng cá nhân cũng giúp ngân hàng giảm sự phụ thuộc vào các khách hàng, giúp ngân hàng tạo được nguồn vốn trung dài hạn, mở rộng quy mô tín dụng.
Một yếu tố khác giúp thu nhập của ngân hàng được ổn định đó là khả năng phân tán rủi ro của dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Thứ ba, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đem lại cơ hội mở rộng mạng lưới và nâng cao
thương hiệu ngân hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất đến với khách hàng. Do tính chất của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tận tay người sử dụng nên nó phải mở rộng mạng lưới một cách mạnh mẽ. Việc phát triển mạng lưới góp phần làm tăng hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng của ngân hàng trong xã hội.
1.1.3.3. Đối với khách hàng
Thứ nhất, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm thời
Với hệ thống kho két và các quy trình nghiệp vụ chặt chẽ, ngân hàng là nơi an toàn để các cá nhân và hộ gia đình tin tưởng gửi tiền, tài sản hoặc ủy thác quản lý tài sản.
Thông qua các tiện ích của dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khách hàng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và được hưởng lợi ích trên nhiều mặt.
Ví dụ, thông qua dịch vụ internet banking, khách hàng có thể chuyển tiền như mong muốn chỉ bằng vài thao tác click chuột mà không cần phải đi đâu xa.
Nhờ sự liên kết của ngân hàng với các ngành nghề khác trong nền kinh tế, việc thanh toán của khách hàng khi có nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều do khách hàng không cần mang theo tiền mặt, từ đó làm giảm nguy cơ bị cướp giật tiền, tiền giả, tiền rách hoặc khách hàng có thể mua bán hàng hóa qua hệ thống trực tuyến. Không chỉ thế, khi sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khách hàng còn được hưởng nhiều ưu đãi tại các điểm mua sắm, khách sạn, khu du lịch…. Với các sản phẩm bán chéo, khách hàng còn có thể sử dụng nhiều dịch vụ một lúc để có được lợi ích tối đa.
Ngày nay, cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, ngân hàng đã đem đến nhiều tiện ích cho khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tự động cho phép khách hàng tiếp cận tới dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi.
Thứ hai, dịch vụ ngân hàng bán lẻ giúp các cá nhân và hộ gia đình có nguồn
thu nhập từ lãi suất tiền tiết kiệm; đồng thời có nguồn vốn với chi phí hợp lý để đầu tư sản xuất, kinh doanh, từ đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
1.1.4. Các dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại