Hoạt động nhân sinh và các tai biến thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 77 - 81)

9. Cấu trúc luận án

2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO, ẢNH HƯỞNG TỚI CẢNH

2.1.6. Hoạt động nhân sinh và các tai biến thiên nhiên

Hoạt động nhân sinh được xem như là một nhân tố có vai trị ảnh hưởng lớn đến sự thành tạo CQ thông qua các hoạt động sử dụng đất và khai thác TN. Sự hiện diện của con người ở trên các đảo, đá thuộc QĐTS cùng với những hoạt động kinh tế và quốc phòng, an ninh, thêm vào đó, các dạng tai biến thiên nhiên xảy ra đã làm thay đổi đáng kể diện mạo CQ của các đảo, đá nói riêng và cho tồn bộ khu vực QĐTS nói chung.

2.1.6.1. Hoạt động nhân sinh

*) Dân cư và tơn giáo: Với chính sách di dân ra đảo của Nhà nước, hiện tại khu vực QĐTS có 3 đảo có cư dân sinh sống là Trường Sa, Song Tử Tây và Sinh Tồn. Ngoài lực lượng quân đội đồn trú, theo Niên giám thống kê năm 2011 của tỉnh Khánh Hịa, huyện Trường Sa có 198 người bao gồm: số khẩu của 21 hộ dân sinh sống trên các đảo thuộc QĐTS và các lực lượng công chức cấp xã, giáo viên, nhân viên y tế… trong số đó có 131 nam và 67 nữ, 83 người sống ở thành thị (thị trấn Trường Sa) và 115 người sống ở nơng thơn. Hiện tại, QĐTS có 3 ngơi chùa trên các đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn và Trường Sa. Những ngôi chùa này là địa điểm sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng truyền thống của cư dân trên QĐTS, thể hiện cụ thể và sinh động đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt nơi biển đảo, góp phần bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

*) Cơ sở hạ tầng: Nhìn chung, các cơng trình cơ sở hạ tầng trên các đảo như

nhà cửa, các cơng trình qn sự, đặc biệt các bờ đảo đã được kè bê tông kiên cố để tránh xói lở. Bên cạnh đó, các cảng cá, âu tàu phục vụ công tác hậu cần nghề cá và neo đậu tránh gió bão đang từng bước được quy hoạch và xây dựng. Ở Song Tử Tây, năm 2009 đã xây dựng một âu tàu lớn với diện tích khoảng 2 hecta phục vụ cho tàu ngư dân tránh trú bão và cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá và hiện tại đang tiến hành xây dựng một âu tàu tương tự ở đảo Sinh Tồn. Có âu tàu sẽ đảm bảo cho các tàu thuộc dự án đánh cá xa bờ của Chính phủ và ngư dân từ miền Trung đến Nam Trung bộ khi ra khơi gặp sóng gió to có thể vào trú đậu.

Các cơng trình khai thác năng lượng đã được đầu tư trên các đảo, tuy nhiên, do điều kiện thời tiết và MT khắc nghiệt nên cần phải có những nghiên cứu về vật liệu xây dựng và thiết kế các cơng trình này để đảm bảo khả năng khai thác lâu dài phục vụ mục tiêu phát triên kinh tế và an ninh quốc phịng ở QĐTS. Bên cạnh đó là các cơng trình khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt của người dân trên đảo. Theo thống kê hiện có 4 đảo có nước ngọt. Đảo Trường Sa có 11 giếng phân bố đều trên đảo trong đó có 1 giếng khoan đến độ sâu 20m; đảo Song Tử Tây có 6 giếng đào và 1 giếng khoan; đảo Nam Yết có 3 giếng đào và đảo Sinh Tồn có 2 giếng đào. Các đảo nhỏ khác khơng có giếng nước chỉ có bể chứa nước mưa với mỗi đảo khoảng 300 m3 như Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, An Bang và Phan Vinh. Tại các đá và bãi cạn được xây bể và téc để chứa nước mưa với dung tích khoảng 70 đến 100 m3.

Về giao thơng vận tải, vùng biển Trường Sa cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đơng đúc nhất trên Thế giới (xem hình 2.17). QĐTS hiện chưa có cảng lớn mà chỉ có một số cảng cá và đường băng nhỏ trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính.

Hình 2.17. Mật độ tàu thuyền khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Nguồn: Sách trắng quốc phòng Australia, 2013) (Nguồn: Sách trắng quốc phòng Australia, 2013)

Về viễn thông, từ năm 2007, Tập đồn Viễn thơng Quân đội (Viettel) của Việt Nam đã cho khảo sát và lắp đặt các trạm thu phát sóng thơng tin di động tại một số nơi thuộc Trường Sa. Sau khi được lắp đặt, phạm vi phủ sóng của các trạm

là cách các đảo/đá 20 km và còn cho phép người dân sử dụng điện thoại di động và truy cập internet không dây.

*) Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá: Ngư nghiệp là hướng PT thế mạnh của QĐTS. Với điều kiện xa bờ, cần phải PT các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá để đảm bảo việc giảm bớt chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngư dân trong việc đi biển dài ngày. Tại QĐTS cịn có nhiều đảo, cụm đảo được bao bọc xung quanh bởi bãi đá ngầm, san hô tạo thành những lòng hồ giữa biển. Với những đặc điểm này, các đảo và các bãi ngầm nơi đây trở thành nơi neo đậu, trú ngụ an toàn cho tàu bè khi gặp sóng to, gió lớn và có tiềm năng trở thành trung tâm dịch vụ nghề cá lớn của Việt Nam. Một ví dụ điển hình là tại Đá Tốc Tan, đê viền của RSH vòng đã tạo thành một lòng hồ rộng và sâu khoảng 50m với nhiều cửa thơng ra ngồi. Đây là nơi tránh trú bão lý tưởng cho các tàu thuyền trong trường hợp chưa di chuyển được về đất liền, tại đây có thể đáp ứng cho tàu có trọng tải 1000 tấn neo đậu. Tại Đá Tây, đã đầu tư xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ. Ở khu dịch vụ hậu cần nghề cá Đá Tây có thể cung cấp nước ngọt, dầu, lương thực, thực phẩm. Ngồi ra cịn có dịch vụ cứu hộ, và cơ sở sửa chữa cho những tàu thuyền hư hỏng máy trên biển. Các dịch vụ trên nhằm giúp ngư dân tiết kiệm chi phí nhiên liệu từ bờ ra ngư trường và ngược lại, tăng thời gian bám biển và tận dụng được thời điểm thuận lợi của ngư trường, tăng lợi nhuận chuyến biển. Đây là mơ hình rất điển hình trong việc PT ngư nghiệp ở QĐTS, cần nhân rộng mơ hình này để PT trên tồn bộ quần đảo.

2.1.6.2. Các dạng tai biến thiên nhiên

*) Nước dâng: Nước dâng ở QĐTS gồm có nước dâng do bão và nước dâng do

biến đổi khí hậu tồn cầu. Đối với nước dâng do bão, theo số liệu thống kê kết hợp với việc mô phỏng các cơn bão theo các tham số về đường đi, áp suất tại tâm, bán kính hoạt động, tốc độ gió lớn nhất kết hợp với mực nước dao động do thủy triều thì độ cao mực nước đạt cực đại có thể tới mức 2 - 2,5m [95]. Đối với nước dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu, nghiên cứu của tác giả luận án [109] đã đánh giá các mức ngập theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của Bộ TN và MT vào các thời điểm năm 2050 với mức ngập 0,3m và năm 2100 với mức ngập 0,75m cho 4 đảo là Trường Sa, Nam Yết, Song Tử Tây và Sơn Ca. Theo đó, vào thời điểm năm 2050 tại đảo Trường Sa diện tích bị ngập khoảng 0,007658 km2 so với diện tích đảo hiện tại là 0,15km2 chiếm khoảng 5,11%; Nam Yết là 0,00874 km2 so với diện tích của đảo là 0,06 km2 chiếm khoảng 14,57%; Song Tử Tây là 0,01008km2 so với diện tích đảo là 0,13km2 chiếm khoảng

7,75%, và Sơn Ca không bị ảnh hưởng. Vào thời điểm 2100 tại đảo Trường Sa diện tích bị ngập khoảng 0,02171km2 chiếm khoảng 14,47% diện tích đảo, Nam Yết là 0,02108km2 chiếm 35,13% diện tích đảo, Song Tử Tây là 0,02482km2 chiếm 19,1% diện tích đảo và Sơn Ca là 0,002351km2 chiếm khoảng 3,36% diện tích của đảo.

*) Xói lở bờ đảo: Q trình xói lở, bồi tụ bờ đảo ở QĐTS là sự thay đổi hình

thái trắc diện bờ và hình dáng đảo gồm: Biến đổi theo hoạt động của thuỷ triều; biến đổi theo kỳ con nước triều và biến đổi hình dạng đảo theo mùa gió thống trị [95]. Vào mùa gió Đơng Bắc thống trị, q trình xói lở chỉ xẩy ra ở các khu vực phía bắc, đơng bắc của các đảo, ngược lại, vào mùa gió Tây Nam thống trị, q trình xói lở lại chỉ xuất hiện ở phần phía nam, tây nam của các đảo. Tùy thuộc vào độ dốc, hình thái sườn bờ ngầm, cấu tạo bãi, hướng gió thổi vào bờ mà động lực tác động lên các kiểu địa hình khác nhau đưa đến các cấp độ xói lở bồi tụ ở các đảo riêng khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại các đảo ở QĐTS đã được xây dựng các bờ kè kiên cố xung quanh đảo, do vậy, tai biến xói lở chỉ xảy ra ở các khu vực nằm ngoài bờ kè mà thơi (xem hình 2.18).

Hình 2.18. Sơ đồ xu thế xói lở - bồi tụ khu vực đảo Trường Sa

*) Động đất: Tổng hợp các nguồn tài liệu hiện có, nghiên cứu của Nguyễn Thế Tiệp và nnk [95] cho thấy, trong khu vực QĐTS và lân cận đã xảy ra 49 trận động đất trong giai đoạn 1900-2007, trong đó 35 trận động đất ở phía tây kinh tuyến 1100 và chỉ 14 trận xảy ra ở phía đơng kinh tuyến này (khu vực QĐTS). Động đất xảy ra ở khu vực QĐTS chủ yếu liên quan đến các hệ đứt gẫy Kinh tuyến 1140 (4 trận, động đất cực đại quan sát được, Mmaxqs5,8), Bình Nguyên-Suối Ngọc (2 trận, Mmaxqs 5,8), Bắc Trường Sa (5 trận, Mmaxqs5,0 ) và rìa tây nam của đới nâng Hoa

Lau-Thám Hiểm (3 trận, Mmaxqs6,0). Trận động đất M=5,8 (1965) xảy ra trong hệ đứt gẫy Kinh tuyến 1140E là một phá huỷ địa chấn kiểu nghịch chờm, trên bề mặt trượt á kinh tuyến dốc hướng Đông. Các trận động đất M=4,9 (1966), M=5,0 (1969) và M=4,7 (1982) là các phá huỷ địa chấn kiểu trượt bằng phải-tách thuận, thể hiện sự lún chìm, dịch chuyển hướng đơng của phần vỏ đại dương trũng trung tâm Biển Đơng so với phần vỏ lục địa thối hố thuộc khối Trường Sa. Là vùng biển sâu nằm xa đất liền hàng trăm km, hầu hết động đất vừa và yếu, M ≤ 4.5 xảy ra trong khu vực QĐTS ít có khả năng ghi nhận được bởi mạng trạm địa chấn quốc gia và quốc tế hiện có.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)