Yêu cầu sinh thái, kỹ thuật của các loại hình phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 102 - 107)

9. Cấu trúc luận án

3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CÁC VÙNG CẢNH QUAN CHO

3.1.1. Yêu cầu sinh thái, kỹ thuật của các loại hình phát triển

3.1.1.1. Yêu cầu sinh thái, kỹ thuật cho thăm dò và khai thác tài nguyên

khoáng sản

Việc xác định các yêu cầu sinh thái, kỹ thuật là cơ sở để lựa chọn các chỉ tiêu thích hợp phục vụ cơng tác đánh giá nhằm phát hiện ra những vùng mà ngồi đặc trưng chính là có triển vọng về TN cịn phải phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện nay trong việc xây dựng các cơng trình biển phục vụ thăm dị và khai thác để tập trung các nguồn lực chủ yếu vào các vùng đó thay vì phải điều tra, thăm dò trên một phạm vi rộng lớn với chi phí tốn kém gấp nhiều lần.

Tiềm năng khống sản ở các vùng biển Việt Nam chủ yếu là dầu khí. Các kết quả nghiên cứu TN dầu khí ở vùng biển QĐTS dựa trên phân tích các bể trầm tích Kainozoi, cùng những nghiên cứu cấu trúc của nó và các lỗ khoan thăm dò đã khẳng định khu vực QĐTS có tiềm năng về dầu và khí. Bằng việc phân tích, đánh giá các điều kiện hình thành dầu khí như đá sinh, đá chứa, đá chắn, các dạng bẫy và di cư hydrocarbua được sinh ra từ đá mẹ để xác định và khoanh vùng các vùng có triển vọng dầu khí khác nhau [97]. Trên cơ sở kế thừa các tài liệu nghiên cứu này, luận án sử dụng bản đồ phân vùng triển vọng dầu khí khu vực nghiên cứu như là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình đánh giá. Bên cạnh chỉ tiêu về triển vọng TN, công tác thăm dị và khai thác TN khống sản ở các vùng biển xa bờ còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kỹ thuật trong việc xây dựng các cơng trình trên biển phục vụ thăm dò và khai thác. Các yêu cầu kỹ thuật hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện độ sâu đáy biển và các yếu tố vật lý hải dương. Kể từ thập kỷ 90 của Thế kỷ

XX, Thế giới đã tập trung nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ cho các loại cơng trình biển chun dụng khai thác ở những khu vực nước sâu. Theo nghiên cứu của Phạm Khắc Hùng và nnk [43], các loại cơng trình biển hiện nay đang được sử dụng ở các độ sâu khác nhau gồm:

- Cơng trình biển cố định (bằng thép - móng cọc, bằng bê tơng - móng trọng lực) ở độ sâu 300-400m;

- Cơng trình biển dạng trụ mềm: ở độ sâu 400-1000m;

- Cơng trình bán chìm: chủ yếu cho vùng nước sâu tới 2000m; - Cơng trình neo đứng: chủ yếu cho vùng nước sâu tới 2000m; - Bể chứa nổi: cho các loại vùng nước, độ sâu tới 2500m;

- Kết cấu đầu giếng ngầm: chủ yếu cho vùng nước sâu tới 3000m;

Độ sâu làm việc điển hình của các cơng trình và số cơng trình phân bố theo độ sâu tương ứng được nêu trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Số lượng cơng trình biển trên Thế giới và độ sâu làm việc tương ứng [46]

TT Độ sâu làm việc (m) Số lượng %

1 < 48 42 6,45 2 48 - 64 32 4,92 3 64 - 80 144 22,12 4 80 - 127 196 30,11 5 127 - 190 12 1,84 6 190 - 478 83 12,75 7 478 - 954 45 6,91 8 954 - 1909 46 7,07 9 1909 - 3018 38 5,84 10 > 3018 13 2,00

Như vậy, qua thống kê trên cho thấy số lượng cơng trình nằm ở độ sâu < 200m chiếm tới trên 65%, các vùng nước từ 200 đến 500m là 12,75%, đến dưới 2000 m khoảng 14% và lớn hơn 2000m chỉ chiếm khoảng 7,84%. Bên cạnh yếu tố độ sâu, các cơng trình biển chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố MT biển do sự ăn mòn và rung lắc mạnh bởi các yếu tố sóng gió và dịng chảy…

3.1.1.2. u cầu sinh thái, kỹ thuật cho khai thác các nguồn lợi hải sản

Các nghiên cứu dự báo nguồn lợi hải sản thường dựa trên các kết quả nghiên cứu về tương quan biến động ngư trường và MT. Các nhân tố dự báo bao gồm cả ĐKTN của biển và đặc điểm tàu thuyền, ngư cụ và quy trình đánh bắt…

Một trong những điều kiện ảnh hưởng lớn đến sản lượng đánh bắt chính là số lượng tàu đánh bắt và sản lượng đánh bắt. Theo kết quả phân tích của Viện Nghiên

cứu Hải sản (2001) có thể thấy số lượng tàu hoạt động nghề câu của ngư dân Miền Trung chiếm tỷ lệ áp đảo so với số lượng chung cho toàn vùng biển xa bờ Việt Nam với hơn 91%, trong đó tàu có cơng suất trên 20CV chiếm đến 86,7%. Tỷ lệ số tàu câu vàng của ngư dân 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa so với số lượng tàu chung của cả nước là 60,5% và so với các tỉnh Miền Trung là 66,2%. Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Ưu và nnk [115] được nêu trong bảng 3.2 cho thấy, trong tháng 5 năm 2004, tỉnh Bình Định với số tàu là 461 chiếc, trong đó tập trung ở ngư trường Trường Sa đến hơn 50% số tàu và đây là ngư trường chính trong tháng 5 với đội tàu công suất vừa từ 45-89CV. Trong khi đó đội tàu Phú Yên tập trung đến 56% số tàu tại ngư trường Trường Sa, còn Khánh Hòa với đội tàu không nhiều, nhưng cũng thấy rõ xu thế tàu công suất lớn tập trung đánh bắt ở ngư trường xa như Trường Sa. Về sản lượng cá ngừ câu được, đối với Bình Định, ngư trường Trường Sa cho sản lượng cao nhất, chiếm hơn 50% tổng sản lượng, trong đó đội tàu 45- 89CV chiếm sản lượng áp đảo. Với Phú Yên, ngư trường Trường Sa cũng cho sản lượng chủ yếu (hơn 60%), xét tương quan giữa các đội tàu thì đội tàu cơng suất 90- 139 cho sản lượng cao nhất.

Bảng 3.2. Phân bố đội tàu câu và sản lượng cá ngừ đại dương của 3 tỉnh Bình Định, Phú n, Khánh Hịa trong tháng 5/2004 tại các ngư trường và Trường Sa [115]

Đội tàu (CV) Tổng số tàu (chiếc)

Tổng sản lượng (kg)

Ngư trường Trường Sa Số tàu (chiếc) Sản lượng (kg) A. Bình Định > 140 19 22000 4 7000 90-139 94 88000 15 22000 45-89 255 250000 156 205000 20-44 123 90000 61 61000 Cộng 461 450000 236 295000 B. Phú Yên > 140 76 88950 44 53410 90-139 211 253060 122 151790 45-89 177 233010 115 163070 20-44 91 109960 31 37400 Cộng 555 684980 312 405670 C. Khánh Hòa > 140 22 19560 8 7840 90-139 24 19160 11 8580 45-89 72 46900 20 12200 20-44 20 11280 6 3300 Cộng 138 96900 45 31920

D. Cả 3 tỉnh > 140 117 130510 56 68250 90-139 329 360220 148 182370 45-89 474 529910 291 380270 20-44 234 21124 98 101700 Cộng 1154 1231880 593 732590 % 100 100 51 59

Về các ĐKTN của biển, cũng theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Ưu và nnk [115] cho thấy các yếu tố MT có độ ổn định cao trong năm có thể kể đến là độ muối, pH và năng suất sinh học sơ cấp. Đối với các loài cá kinh tế, mức độ biến động của ngư trường thường được thể hiện rõ ràng thơng qua tính chất mùa vụ và khoảng thời gian khá ngắn có khả năng đánh bắt hiệu quả. Ở các vùng biển Việt Nam nồng độ các chất dinh dưỡng và năng xuất sinh học sơ cấp tương đối cao và khơng có biến động theo mùa. Một trong những yếu tố MT biển có mức độ biến động mùa cao nhất là nhiệt độ nước biển, do vậy, đó là nhân tố chủ yếu trong việc dự báo đánh bắt. Bên cạnh đó hồn lưu của nước biển cũng cần được quan tâm do mức độ biến động mùa rõ nét.

Đối với trường nhiệt, nhiệt độ tầng nước mặt là một trong những đặc trưng quan trọng nhất, bên cạnh đó các dải front nhiệt trên mặt và các tầng sâu, độ dày của các lớp xáo trộn trên của biển và độ sâu lớp nêm nhiệt cũng cần được quan tâm đánh giá. Để xác định thời vụ đánh bắt thì yếu tố biến trình năm nhiệt độ mặt nước biến cần được xem xét, trong khi đó để xác định ngư trường cần quan tâm đến biến động không gian của trường nhiệt mặt biển [115].

3.1.1.3. Yêu cầu sinh thái, kỹ thuật cho khai thác du lịch và bảo tồn biển

Ngồi yếu tố chính trị là vùng biển có nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền, thì các yếu tố khác có ảnh hưởng khơng nhỏ đến PT du lịch QĐTS là do nằm ở cách xa đất liền, việc đi lại khó khăn trong điều kiện MT biển nhiều rủi ro và chưa có đầy đủ điều kiện kỹ thuật như tàu bè, dịch vụ… Song, QĐTS có tiềm năng lớn để PT du lịch do tính hoang sơ và hấp dẫn của nó, bên cạnh đó là khơng khí biển trong lành, phù hợp với chế độ nghỉ dưỡng, du ngoạn phong cảnh biển và trên các đảo san hô.

Nghiên cứu của Phạm Trung Lương [54] cho rằng, với tư cách là một ngành kinh tế, du lịch cần thiết phải tồn tại hai yếu tố cơ bản “cung” và “cầu”. Theo đó, những điều kiện cơ bản để hình thành “cung” du lịch bao gồm:

- TN du lịch: “TN du lịch … là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch” (Pháp lệnh du lịch).

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: là điều kiện quan trọng để có thể tiếp cận khai thác các tiềm năng TN du lịch và tổ chức các dịch vụ du lịch.

- Đội ngũ lao động: Là yếu tố QL, vận hành du lịch. Chất lượng của đội ngũ lao động trong hoạt động nghiệp vụ còn quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch.

- Cơ chế, chính sách: là MT pháp lý để tạo sự tăng cường “cung” trong hoạt động du lịch. Đây cũng là điều kiện quan trọng để tạo điều kiện thu hút du khách.

Bên cạnh những điều kiện cơ bản để hình thành thị trường và PT du lịch, thì hoạt động du lịch có thể PT tốt trong các điều kiện:

- Có MT tự nhiên và xã hội trong lành và khơng có dịch bệnh: vì du lịch là ngành kinh tế rất nhạy cảm và gắn liền với yếu tố MT. Sự suy giảm đột ngột lượng khách du lịch thường xảy ra khi có sự bùng nổ của một loại dịch bệnh nguy hiểm.

- Đảm bao an ninh tốt, khơng có khủng bố và xung đột vũ trang: Điều kiện này nhằm đảm bảo sự an toàn cho du khách, tạo sự yên tâm và qua đó nâng cao số lượng khách du lịch.

- Đảm bảo khả năng đi lại: Việc đảm bảo giao thông thuận tiện, khoảng cách di chuyển ngắn cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến PT du lịch.

Về điều kiện sinh thái và kỹ thuật để có thể định hướng xây dựng và PT các khu bảo tồn thiên nhiên biển, theo các yêu cầu chung các khu bảo tồn cần đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:

- Vùng đất tự nhiên có dự trữ TNTN và có giá trị đa dạng sinh học cao: bao gồm đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái… (UNESCO, 2005).

- Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch: Bao gồm cả các giá trị về văn hóa như tâm linh, khảo cổ và lịch sử, có CQ thiên nhiên đẹp phục vụ du lịch và giải trí. Bên cạnh đó cịn có giá trị về mặt cảm hứng nghệ thuật thơ ca, nhạc, họa.

- Có các lồi động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài động vật hoang dã quý hiếm.

- Đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trên 70%.

rằng, việc đề xuất các khu bảo tồn biển ở đây cần được xem xét dựa trên một số đặc điểm mang tính đặc thù chủ yếu sau:

- Khu bảo tồn biển phải là một trong số đảo san hơ có cấu trúc điển hình với quần xã sinh vật đa dạng cần được bảo vệ.

- Khu bảo tồn ở vị trí trong cụm đảo do ta kiểm sốt, khơng quá gần các đảo do nước ngoài kiểm soát, để tránh những va chạm trong các hoạt động của khu bảo tồn.

- Khu bảo tồn khơng có nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng cũng như nhân cơng, QL thường trực, ít ra là trong giai đoạn đầu.

- Khu bảo tồn là các đảo, đá hiện cịn ít người ở để tránh tác động của con người lên diện tích xung quanh đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)