Nội dung các bước tiến hành nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 52 - 55)

9. Cấu trúc luận án

1.3. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU

1.3.3. Nội dung các bước tiến hành nghiên cứu

Nội dung các bước nghiên cứu được tóm tắt theo mơ hình sau (xem hình 1.3):

* Chuẩn bị

Giai đoạn này cần xác định rõ đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ, đưa ra cơ sở phương pháp luận và vạch ra các bước tiến hành nghiên cứu. Thực hiện tốt những nội dung trên sẽ là tiền đề trong xây dựng kế hoạch nghiên cứu chi tiết.

* Thu thập, tổng hợp và phân tích thơng tin

Trong giai đoạn này, các dữ liệu về khu vực nghiên cứu được thu thập, tổng hợp và xây dựng cơ sở dữ liệu từ các nghiên cứu ngoài thực địa và trong phòng. Sau khi thu thập được các dữ liệu, các bước nghiên cứu chủ yếu được thực hiện là:

- Nghiên cứu sự phân hóa CQ: được tiến hành thông qua việc xây dựng bản

đồ CQ và phân vùng CQ biển khu vực QĐTS. Các bản đồ này là cơ sở phục vụ ĐGTH cho các mục tiêu PT.

- Phân tích hiện trạng: Nhiệm vụ này được tiến hành song song với quá trình

nghiên cứu sự phân hóa CQ, vì nó có quan hệ và có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng bản đồ CQ. Việc phân tích cho thấy rõ những thuận lợi và hạn chế vốn có của khu vực nghiên cứu đối với các hoạt động PT đang diễn ra, trên cơ sở phân tích đó có thể định hình được các chỉ tiêu đánh giá phục vụ cho giai đoạn tiếp theo.

* Đánh giá tổng hợp

Đây là quá trình xác định mức độ thuận lợi của các yếu tố tự nhiên hay các địa tổng thể và các yếu tố TN đối với các hoạt động PT. Trong bước này, các nội dung chính cần thực hiện là:

- Thống kê đặc trưng của các địa tổng thể: Dựa vào các kết quả nghiên cứu thành lập bản đồ CQ, phân vùng CQ biển, cần thống kê về tính chất của các địa tổng thể. Khi thống kê, cần chú ý đến các đặc trưng của các địa tổng thể thể hiện mối liên hệ với các yêu cầu sinh thái, kỹ thuật của các loại hình PT. Ngay trong quá trình thống kê, có thể sơ bộ đánh giá được tiềm năng lãnh thổ cho các mục tiêu PT.

- Xác định yêu cầu sinh thái, kỹ thuật của các hoạt động PT: Mỗi một hoạt

động PT đều yêu cầu một tập hợp các điều kiện sinh thái, kỹ thuật nhất định. Các yêu cầu này có thể được rút ra từ các nghiên cứu, tuy nhiên, cần được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. Tùy từng tỷ lệ nghiên cứu mà mức độ chi tiết về yêu cầu sinh thái, kỹ thuật khác nhau: tỷ lệ càng lớn thì yêu cầu càng chi tiết [42]. Các điều kiện sinh thái, kỹ thuật chính là cơ sở để lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá.

- Lựa chọn và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá: Việc lựa chọn các chỉ tiêu cần được tuân thủ ba nguyên tắc sau: 1) chỉ tiêu lựa chọn cần có sự phân hóa rõ rệt

trong khơng gian ở tỷ lệ nghiên cứu; 2) chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ và có ảnh hưởng rõ rệt lên chủ thể nghiên cứu (các hoạt động PT); 3) số lượng các chỉ tiêu lựa chọn phải ít hơn hoặc bằng số lượng các tính chất của địa tổng thể đã biết [42]. Bước tiếp theo trong quá trình này là xác định các chỉ tiêu giới hạn, khi một địa tổng thể chứa dựng yếu tố giới hạn thì nó bị liệt vào hạng địa tổng thể bất lợi mặc dù các yếu tố khác của địa tổng thể đó có thể là tốt hoặc trung bình.

Hình 1.3. Sơ đồ tóm tắt nội dung các bước nghiên cứu

- ĐGTH: bao gồm các quá trình sau: 1) đánh giá thành phần hay còn gọi là

đánh giá riêng bằng việc xây dựng một thang điểm đánh giá, sau đó thực hiện đánh giá riêng dựa trên cơ sở so sánh các đặc trưng của từng địa tổng thể với thang điểm

BƯỚC CHUẨN BỊ

+ Xác định đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu + Cơ sở phương pháp luận và các bước nghiên cứu

+ Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN + Địa chất, địa mạo

+ Khí hậu, hải văn + Các yếu tố mơi trường

CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN + Khoáng sản và năng lượng + Hải sản, đa dạng sinh học + Vận tải, vị thế và du lịch

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG

+ Đặc trưng về điều kiện tự nhiên

+ Tiềm năng tài nguyên

+ Đặc trưng các hoạt động nhân sinh + Đặc trưng tai biến thiên nhiên

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP

Xác định mức độ thuận lợi của các địa tổng thể đối

với các mục tiêu phát triển cụ thể

Thống kê, mô tả

đặc điểm tự nhiên

của các địa tổng thể

Xác định yêu cầu sinh

thái, kỹ thuật của các hoạt động phát triển

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, CÁC THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Lựa chọn và xây dựng các chỉ tiêu

đánh giá

KIẾN NGHỊ CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ

C H U N B T HU T H P T HÔN G T IN , T ỔN G HỢP V À PH Â N T ÍC H X Â Y D N G QU Y T R ÌN H V À Đ Á N H GI Á T ỔN G HỢ P Đ ỊN H H Ư N G PT V À QL

TAI BIẾN THIÊN NHIÊN + Bão và áp thấp nhiệt đới + Xói lở bờ đảo

+ Nước dâng, động đất

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN HÓA, PHÂN LOẠI VÀ PHÂN VÙNG

CÁC ĐỊA TỔNG THỂ

HOẠT ĐỘNG NHÂN SINH + Dân cư, tôn giáo + Cơ sở hạ tầng

đánh giá đã xây dựng. 2) đánh giá chung là đánh giá địa tổng thể theo từng dạng hoạt động PT. 3) ĐGTH mức độ thuận lợi của các địa tổng thể đối với tất cả các hoạt động PT nhằm lựa chọn các địa tổng thể thuận lợi nhất cho mục tiêu PT. Kết quả cuối cùng được thể hiện trên bản đồ đánh giá.

* Kiến nghị các định hướng PT và QL

Trong giai đoạn này các kết quả đánh giá cần được miêu tả, phân tích và dựa vào chiến lược PT chung và quy hoạch tổng hợp để kiến nghị các định hướng PT và các giải pháp QL phù hợp đối với khu vực QĐTS.

Tiểu kết chương 1.

- Tiếp cận CQ và đánh giá CQ là một tiếp cận logic và khoa học trong nghiên cứu cơ sở ĐLTN phục vụ các mục đích PT ở khu vực QĐTS. Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu CQ biển có thể tiếp cận theo hai hướng chính: Một là xây dựng các hệ thống phân loại riêng đối với vùng biển; hai là trong chừng mực nhất định có thể áp dụng các hệ thống phân loại trên lục địa cho MT biển. Luận án đã sử dụng hướng tiếp cận thứ hai, với các chỉ tiêu phân loại các cấp liên quan chặt chẽ đến MT biển, đặc biệt tính chất phân đới trong MT biển có ý nghĩa quan trọng trong phân chia Phụ lớp và Kiểu CQ.

- QĐTS là một vùng biển, đảo xa bờ có tiềm năng lớn để khai thác và PT kinh tế. Tuy nhiên đây lại là khu vực có nhiều rủi ro, thiên tai và tranh chấp chủ quyền gay gắt. Bên cạnh đó, các đảo mặc dù diện tích nhỏ nhưng với tiềm năng to lớn của chúng cần được khai thác và sử dụng một cách hợp lý. Như vậy, khi ĐGTH ĐKTN và TN phục vụ định hướng PT QĐTS cần phải xem xét một cách đầy đủ các hợp phần, trong đó các tiêu chí đánh giá ngồi ĐKTN và TN cần phải chú ý đến vai trò về vị thế, khoảng cách với đất liền, sự liên kết các đảo trong quần đảo, sức chứa và điều kiện MT trên các đảo.

- Các ngành kinh tế chủ đạo của khu vực nghiên cứu là các ngành phụ thuộc nhiều vào ĐKTN và TN biển, trong đó khai thác TN biển là chủ đạo. Do đó, cơ sở khoa học để đề xuất các định hướng PT là nghiên cứu sự phân hóa các ĐKTN và TN thơng qua các địa tổng thể hay các CQ, đánh giá chúng dựa trên các chỉ tiêu có ảnh hưởng đến từng hoạt động PT. Mặc dù đã có những nghiên cứu đánh giá các hợp phần tự nhiên cho một số mục tiêu mang tính chuyên ngành và chưa phản ánh được tính tổng hợp tổng thể tự nhiên cho nhiều mục tiêu PT. Vì vậy, nghiên cứu ĐGTH các ĐKTN, TN để xác định mức độ thuận lợi cho các hoạt động PT là cần thiết và cấp bách trong chiến lược PT kinh tế biển, đảo ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN KHU VỰC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)