Đánh giá riêng các chỉ tiêu sinh thái, kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 107 - 129)

9. Cấu trúc luận án

3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CÁC VÙNG CẢNH QUAN CHO

3.1.2. Đánh giá riêng các chỉ tiêu sinh thái, kỹ thuật

3.1.2.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá

Việc lựa chọn các chỉ tiêu để đánh giá mức độ thuận lợi cần phải dựa trên quy mơ lãnh thổ, mức độ phân hóa các ĐKTN và yêu cầu về điều kiện sinh thái, kỹ thuật đối với từng loại hình PT. Đối với vùng biển QĐTS, dựa vào mức độ tài liệu hiện có và quy mơ lãnh thổ chủ yếu phục vụ cho định hướng PT mang tính bao quát ở tỷ lệ trung bình 1:500.000. Thêm vào đó, các chỉ tiêu được lựa chọn phải có sự phân hóa rõ rệt trong không gian về các đặc điểm sinh thái và kỹ thuật của từng loại hình PT để có thể phân cấp phù hợp nhằm thuận tiện cho quá trình đánh giá. Luận án lựa chọn các chỉ tiêu cụ thể như sau:

a) Lĩnh vực thăm dị và khai thác TN khống sản:

+ Triển vọng về TN khoáng sản: Đối với vùng biển, việc xác định những khu vực có triển vọng về TN khống sản là một vấn đề khó, đặc biệt ở khu vực QĐTS. Do vậy, luận án sử dụng các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Tín và nnk [97] đã khoanh định các khu vực có triển vọng về dầu khí dựa trên cấu trúc địa chất, các tầng đá sinh, đá chứa, đá chắn và các dạng bẫy. Triển vọng về TN khoáng sản là một căn cứ quan trọng trong việc định hướng thăm dị và khai thác, nó cho biết các vùng có triển vọng cao thấp khác nhau, song đối với vùng biển khơi, xa bờ không phải bất cứ một vùng có triển vọng cao nào đều có thể thuận lợi cho q trình khai thác, bởi lẽ nếu nó ở vùng nước sâu mà điều kiện kỹ thuật hiện tại không thể khai thác được, hoặc nếu khai thác được nhưng tốn kém về chi phí gấp rất nhiều lần so với giá trị của TN khai thác được thì vùng đó vẫn khơng thuận lợi cho khai thác. Vì lẽ đó, luận án coi đây là một chỉ tiêu và khi đánh giá kết hợp với các chỉ tiêu khác mới cho kết quả chính xác các vùng có triển vọng nhưng có thuận lợi cho khai thác hay không. Chỉ tiêu triển vọng về TN khoáng sản gồm 4 cấp sau: Vùng có triển vọng cao (Vc), Vùng có triển vọng trung bình (Vtb), vùng có triển vọng thấp (Vt) và vùng chưa rõ triển vọng (Vk).

+ Độ sâu đáy biển: Là một trong những chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng các công trình thăm dị và khai thác khoáng sản biển. Khác với trên đất liền, độ sâu đáy biển quy định mức độ khả thi và

an tồn trong việc xây dựng các loại cơng trình biển khác nhau trong điều kiện kỹ thuật xây dựng hiện có ở trên Thế giới và ở Việt Nam có thể đáp ứng được. Dựa vào bản đồ độ sâu đáy biển các mức độ sâu được phân chia như sau: độ sâu nhỏ hơn 200m (D1); 200-1000m (D2); 1000-4000m (D3) và lớn hơn 4000m (D4).

+ Điều kiện địa chất: Ngoài việc nghiên cứu các cấu trúc địa chất để phát

hiện những cấu trúc có tiềm năng khống sản, yếu tố địa chất cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát và xây dựng các cơng trình trên biển phục vụ thăm dị và khai thác khống sản biển. Về mặt địa chất cơng trình, chỉ tiêu độ bền đất đá là một chỉ tiêu cơ lý quan trọng và trong nhiều nghiên cứu thường phân loại đất đá theo chỉ tiêu này. Khu vực QĐTS, thực tế chưa có nhiều tài liệu đủ để thành lập bản đồ địa chất chi tiết, chính vì vậy, luận án sử dụng các thông tin về địa chất được trích từ “Tập bản đồ các ĐKTN và MT vùng biển Việt Nam và kế cận” xuất bản năm 2010 với sự phân cấp được thể hiện như sau: Nhóm trầm tích Pliocen - Đệ Tứ (N2-Q) bao gồm: trầm tích cát, bột, sét lẫn sạn bở rời, than bùn, trầm tích núi lửa chứa sinh vật, trầm tích turbidit biển sâu và sườn lục địa xen kẹp tuf và bazan; Nhóm trầm tích Neogen - Đệ Tứ (N-Q) gồm: Trầm tích cát kết, bột kết, sét kết nguồn gốc sơng, châu thổ chứa than nâu, trầm tích bột sét kết biển nơng xen kẹp tuf, bazan và đá vơi ám tiêu; Nhóm trầm tích Paleocen - Đệ Tứ (E-Q) gồm: trầm tích cát sạn kết, cát kết và bột kết nguồn gốc sông, châu thổ, bột kết, sét kết bitum nguồn gốc vũng vịnh, biển nông, đầm hồ. Cuội tảng kết, cát kết và bột sét kết nguồn gốc sông - lũ, hồ lục địa.

+ Mức độ liên kết các đảo và cụm đảo: Bản thân QĐTS là một vùng biển,

đảo xa bờ, do vậy có thể xem chỉ tiêu khoảng cách đến đất liền là có ảnh hưởng như nhau đối với mọi đảo và cụm đảo trong lĩnh vực thăm dị và khai thác khống sản. Trong luận án đề xuất chỉ tiêu về mức độ liên kết các đảo và cụm đảo để đánh giá mức độ thuận lợi đối với các loại hình PT. Sự liên kết thể hiện khoảng cách tương đối giữa các đảo và cụm đảo khác nhau, khoảng cách giữa chúng càng ngắn thì càng thuận lợi trong các hoạt động PT và ngược lại khoảng cách càng lớn thì sự di chuyển giữa chúng càng mất nhiều thời gian và hạn chế nhất định trong những trường hợp khẩn cấp như: ứng cứu, thiên tai… Dựa vào khoảng cách tương đối giữa các đảo và cụm đảo, mức độ liên kết được phân chia như sau: Liên kết tốt: trong phạm vi bán kính nhỏ hơn 20km (Lt); Liên kết trung bình: trong phạm vi bán kính 20-50km (Ltb) và liên kết yếu: trong phạm vi bán kính >50km (Ly).

+ Sóng: Trường sóng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động trong cơng tác thăm dị và khai thác TN khống sản, bao gồm cả ảnh hưởng đến việc xây dựng

các cơng trình khai thác cũng như sự an tồn của các cơng trình này trên biển. Trên Biển Đơng nói chung và QĐTS nói riêng, trường sóng nhìn chung là phụ thuộc vào trường gió của hai mùa gió đơng bắc và tây nam, chính vì vậy yếu tố hướng sóng hồn tồn khác nhau trong hai mùa gió. Để phục vụ đánh giá, trường sóng thường được thống nhất ở dạng đặc trưng là độ cao sóng, do vậy luận án lựa chọn chỉ tiêu độ cao sóng ý nghĩa (Significant Wave Height), đây là một khái niệm thường được sử dụng phổ biến trong thiết kế các công trình ngồi biển và ven bờ. Sự phân cấp được chỉ ra như sau: độ cao sóng nhỏ hơn 1m (W1); độ cao sóng trong khoảng 1 – 1,15m (W2) và độ cao sóng lớn hơn 1,15m (W3).

+ Dịng chảy: Tương tự với trường sóng, dịng chảy cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thăm dị, khai thác khống sản và xây dựng các cơng trình phục vụ thăm dị khai thác khống sản trên biển. Trường dòng chảy cũng là yếu tố có sự phân hóa theo mùa rõ rệt, do vậy hướng của dịng chảy khơng có ý nghĩa nhiều trong việc đánh giá. Nghiên cứu lựa chọn yếu tố vận tốc dòng chảy làm chỉ tiêu đánh giá với sự phân cấp chỉ tiêu này như sau: vận tốc nhỏ hơn 0,15m/s (Cr1); vận tốc trong khoảng 0,15-0,30m/s (Cr2) và vận tốc lớn hơn 0,3m/s (Cr3).

b) Lĩnh vực khai thác các nguồn lợi hải sản:

+ Năng suất khai thác nguồn lợi: là một chỉ tiêu cần thiết và quan trọng nhất trong việc dự báo ngư trường khai thác vì việc dự báo ngư trường có thể dựa vào số liệu về năng suất khai thác của thời gian trước đó. Năng suất khai thác có thể được tính theo trung bình ngày (kg/ngày) hoặc theo năng suất chuẩn hóa (kg/100 lưỡi câu - đối với nghề câu). Ở khu vực QĐTS nghề cá chiếm ưu thế là nghề câu, mặt khác, số liệu về năng suất đánh bắt cho đến thời điểm hiện tại là rất hạn chế để có thể xây dựng bản đồ về phân bố không gian của chỉ tiêu này. Do vậy, luận án sử dụng các số liệu dự báo của Viện Nghiên cứu Hải Sản năm 2013 và 2014. Số liệu được thu thập của nghề câu trên khu vực QĐTS theo năng suất chuẩn hóa (kg/100 lưỡi câu). Kết quả được xác định cho hai mùa gió đơng bắc và tây nam và được phân cấp năng suất khai thác như sau: năng suất thấp < 15 kg/100 lưỡi câu (Pl); năng suất trung bình 15-20 kg/100 lưỡi câu (Pm) và năng suất cao > 20 kg/100 lưỡi câu (Ph).

+ Phân bố hệ sinh thái san hô: QĐTS đặc trưng bởi hệ sinh thái san hơ với

tính đa dạng cao và số lượng lồi san hơ lớn. Hệ sinh thái san hơ là nơi ở cho nhiều lồi sinh vật biển, trong đó có nhiều lồi phụ thuộc hồn tồn vào nó và nhiều lồi khác coi RSH là nơi ở cấp thiết trong giai đoạn dễ bị đe dọa trong chu trình sống và đó cịn là nơi sử dụng để kiếm ăn, đẻ trứng hoặc được coi là bãi ương con và trú ẩn.

Đây là cơ sở quan trọng duy trì nghề cá và giúp tránh khỏi sự tiêu diệt của các lồi có giá trị kinh tế cao. Số lượng loài sinh vật ở RSH đặc biệt cao, trong đó có nhiều lồi cá RSH có trữ lượng lớn với tiềm năng đánh bắt cao. Hệ sinh thái san hơ được coi là hệ sinh thái có năng suất cao nhất trên Thế giới, chiếm chỉ khoảng 0,1% diện tích bề mặt Trái Đất, nhưng nghề cá liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với RSH được đánh giá là chiếm khoảng 10% sản lượng nghề cá Thế giới. Chỉ tiêu này được lựa chọn và phân cấp như sau: trong hệ sinh thái san hô (C1); tiếp giáp hệ sinh thái san hô trong khoảng cách <20km (C2) và ngồi hệ sinh thái san hơ với khoảng cách > 20km (C3).

+ Năng suất sinh học sơ cấp: là sản phẩm hữu cơ do sinh vật sản xuất (chủ yếu là thực vật) tạo nên trên một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian. Yếu tố này thể hiện hàm lượng thức ăn trong nước đối với các loài sinh vật thủy sinh. Năng suất sinh học sơ cấp cũng là yếu tố có sự biến đổi theo mùa. Kết quả nghiên cứu trong “Tập bản đồ các ĐKTN và MT vùng biển Việt Nam và kế cận” xuất bản năm 2010, cho thấy năng suất sinh học sơ cấp khu vực biển QĐTS thấp hơn so với các vùng biển khác. Vào mùa gió đơng bắc giá trị của năng suất sinh học sơ cấp chỉ vào khoảng 5-50 mgC/cm2/ngày, khu vực phía bắc vùng nghiên cứu có giá trị thấp chỉ 5-10 mgC/cm2/ngày. Vào mùa gió tây nam, vùng biển tây bắc khu vực nghiên cứu giá trị có thể đạt đến 50-100 mgC/cm2/ngày do đây là thời kỳ hoạt động mạnh của vùng nước trồi khu vực biển đông nam nước ta. Dựa trên số liệu này, năng suất sinh học sơ cấp được phân cấp như sau: năng suất sinh học sơ cấp cao > 50 mgC/cm2/ngày (PP1); năng suất sinh học sơ cấp trung bình 10-50 mgC/cm2/ngày (PP2) và năng suất sinh học sơ cấp thấp < 10 mgC/cm2/ngày (PP3).

+ Biến thiên nhiệt độ theo độ sâu đến 200m: Như đã phân tích ở trên, đối với

vùng biển Việt Nam nói chung và QĐTS nói riêng, các yếu tố hải dương có ảnh hưởng đến ngư trường thường ít bị biến đổi theo mùa, ngoại trừ yếu tố nhiệt độ. Nhiệt độ nước biển là yếu tố có sự biến động theo mùa mạnh nhất và nhạy cảm cao nhất đối với MT sống của các loài sinh vật biển. Tuy nhiên, sự phân bố nhiệt độ bề mặt khơng nói lên được mức độ ảnh hưởng của nó đối với sự phân bố các ngư trường khai thác. Luận án sử dụng chỉ tiêu đánh giá là biến thiên nhiệt độ theo độ sâu từ bề mặt đến tầng 200m theo mùa gió đơng bắc và mùa gió tây nam. Sự phân cấp yếu tố này được thể hiện như sau: Mùa đông bắc: mức độ thuận lợi nhất với khoảng nhiệt độ <120C (Tne1); thuận lợi trung bình 12-12,50C (Tne2) và ít thuận lợi > 12,50C (Tne3). Mùa gió tây nam: mức độ thuận lợi nhất với khoảng nhiệt độ <13,50C (Tsw1); thuận lợi trung bình 13,5-140C (Tsw2) và ít thuận lợi > 140C (Tsw3).

+ Khoảng cách đến các cảng neo đậu và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá:

Việc đánh bắt xa bờ chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, việc dự trữ nhiên liệu, các nhu yếu phẩm cần thiết cho việc đánh bắt dài ngày cũng như việc tiêu thụ các sản phẩm đánh bắt được. Nếu đi lại vào đất liền nhiều lần sẽ tốn kém nhiều kinh phí dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế cho mỗi chuyến đi biển. Các cảng neo đậu và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở QĐTS đã mở ra một hướng đi mới, giảm nhiều chi phí cho ngư dân. Hiện ở đây, ngoài trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở Đá Tây, âu tàu ở Song Tử Tây, theo quy hoạch đến năm 2020 ở QĐTS sẽ có thêm các cảng cá khác như cảng cá đảo Trường Sa, cảng cá đảo Song Tử Tây và cảng cá đảo Nam Yết và xây dựng âu tàu ở Sinh Tồn. Bên cạnh đó, Đá Tốc Tan có địa hình lý tưởng cho việc neo đậu, sóng to gió lớn và bão. Dựa trên các cảng hiện có và trong quy hoạch, chỉ tiêu khoảng cách đến các cảng neo đậu và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá được xây dựng và phân cấp như sau: khoảng cánh nhỏ hơn 100km (Dt1); Khoảng cách 100-200km (Dt2) và khoảng cách lớn hơn 200km (Dt3).

+ Mức độ liên kết các đảo và cụm đảo: Tương tự như đánh giá đối với thăm

dị và khai thác khống sản, mức độ liên kết được phân chia như sau: Liên kết tốt: trong phạm vi bán kính nhỏ hơn 20km (Lt); Liên kết trung bình: trong phạm vi bán kính 20-50km (Ltb) và liên kết yếu: trong phạm vi bán kính >50km (Ly).

c) Lĩnh vực khai thác du lịch và bảo tồn biển:

Trong lĩnh vực này, luận án thực hiện đánh giá mức độ thuận lợi của từng thực thể địa lý (đảo, đá, các bãi cạn, bãi ngầm) đối với vấn đề khai thác du lịch và bảo tồn biển. Các chỉ tiêu được lựa chọn khơng có sự phân hóa liên tục trong khơng gian tồn vùng biển QĐTS mà chỉ tồn tại độc lập, riêng rẽ, tuy nhiên có sự khác nhau đối với từng thực thể địa lý. Các chỉ tiêu được lựa chọn bao gồm:

+ Sức hấp dẫn về du lịch: là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong

ĐGTH tiềm năng PT du lịch. Sức hấp dẫn về du lịch ở các đảo QĐTS có thể được đánh giá qua một số tiêu chí cụ thể sau:

- Giá trị về sinh thái: bao gồm các CQ thiên nhiên hoang sơ trên các đảo mang đặc thù của một quần đảo san hô xa bờ, các RSH ngầm là những điều kiện rất thuận lợi cho PT du lịch sinh thái và lặn biển.

- Giá trị độc đáo, đặc sắc: Các RSH ở QĐTS được ví như những cơng trình tuyệt tác của thiên nhiên do sự sinh trưởng của san hô trong một MT hoạt động Tân kiến tạo phức tạp đã tạo nên tính đa dạng về kiểu loại RSH, dạng địa hình. Bên cạnh đó, QĐTS có ba kiểu di sản địa chất là kiểu A - Cổ sinh, kiểu B - Địa mạo, kiểu I - Lịch sử địa chất là những giá trị có sức hấp dẫn về du lịch.

- Giá trị giáo dục, thẩm mỹ, nghệ thuật: QĐTS là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Sức hấp dẫn của thiên nhiên cùng với lịch sử hào hùng của một vùng biển đảo thiêng liêng đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, tạo nên những giá trị mang tính giáo dục cao.

Dựa trên các tiêu chí trên sức hấp dẫn về du lịch phân ra 2 mức độ: Rất hấp dẫn và hấp dẫn trung bình

+ Mức độ đa dạng sinh học: Trong lĩnh vực bảo tồn biển, mức độ đa dạng

sinh học được coi là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc định hướng quy hoạch các khu bảo tồn. Trong số 2927 lồi sinh vật đã phát hiện, có 55 lồi thuộc loài quý hiếm ở Việt Nam và nhiều loài quý hiếm của Thế giới. Bằng các khảo sát thực tế ở 9 đảo và vùng nước lân cận, có thể kết luận về mức độ đa dạng sinh học của các đảo như sau: Khu vực có mức độ đa dạng sinh học rất cao: gồm các đảo Nam Yết, Thuyền Chài và Song Tử Tây; Khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao: gồm các đảo Sinh Tồn, Tốc Tan, Đá Tây và Trường Sa; Khu vực có mức độ đa dạng sinh học trung bình: gồm các đảo Sơn Ca và Phan Vinh [88].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 107 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)