Phân vùng cảnh quan quần đảo Trường Sa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 96 - 102)

9. Cấu trúc luận án

2.2. PHÂN LOẠI VÀ PHÂN VÙNG CẢNH QUAN KHU VỰC QUẦN ĐẢO

2.2.5. Phân vùng cảnh quan quần đảo Trường Sa

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu phân vùng ở Việt Nam [31, 103], dựa vào phân tích các hợp phần tự nhiên, bản đồ CQ biển và các đặc trưng khai thác TN khu vực QĐTS, luận án đề xuất một hệ thống phân vùng cho khu vực nghiên cứu gồm ba cấp Miền, Khu và Vùng được nêu trong bảng 2.3.

Miền CQ: Được phân chia chủ yếu dựa vào sự phân hóa của điều kiện khí hậu, hồn lưu khí quyển và nước mặt với các đặc trưng nhiệt muối của khối nước.

Nghiên cứu của Lê Đức An [103] cho rằng đó là sự phân hóa phi địa đới (biển rìa, lục địa, quần đảo, đáy biển, bờ) trên nền phân hóa địa đới, Theo đó, Biển Đơng được phân thành 2 miền là Miền Bắc Biển Đông, nhiệt đới đại dương và Miền Nam Biển Đơng, á xích đạo đại dương, khu vực nghiên cứu thuộc miền CQ Nam Biển Đơng, á xích đạo đại dương.

Bảng 2.3. Hệ thống phân vùng CQ khu vực QĐTS

STT Cấp phân vị Chỉ tiêu phân vùng

1 Miền CQ Sự phân hóa của điều kiện khí hậu, hồn lưu nước mặt và tính chất nhiệt muối của khối nước

2 Khu CQ Phân hóa từ miền theo các đặc trưng về địa chất - địa mạo.

3 Vùng CQ

Phân hóa từ khu với chỉ tiêu tác động của các yếu tố địa mạo, kết hợp với các yếu tố lý - hóa - sinh và các quá trình động lực của khối nước biển.

Khu CQ: Được phân chia từ miền CQ dựa vào các yếu tố địa chất - địa mạo,

theo đó vùng nghiên cứu được phân chia thành 3 khu: Khu sườn lục địa Nam Trung Bộ bao gồm các hạng CQ thuộc kiểu CQ biển khơi sâu (1000 - 4000m) PT trên kiểu địa hình đồng bằng sườn lục địa Nam Trung Bộ như các hạng CQ số 13, 14, 20, 21 và các núi ngầm rải rác như các hạng CQ số 25 và 26; Khu lục địa sót Trường Sa - Vũng Mây bao gồm hầu hết các hạng CQ thuộc 5 kiểu CQ, ngoại trừ kiểu CQ biển khơi sâu thẳm (>4000m), chúng PT trên khối lục địa sót Trường Sa như các hạng cảnh quan số 1 - 12, 15 - 19 và 22 - 24; Khu biển thẳm Nam Biển Đông gồm 2 hạng CQ số 27 và 28, thuộc kiểu CQ biển khơi sâu thẳm (>4000m) PT trên kiểu địa hình đồng bằng trũng biển thẳm.

Vùng CQ: được phân hóa từ các khu dựa vào các yếu tố địa mạo, kết hợp với

đặc trưng lý - hóa - sinh và động lực của khối nước. Các vùng được phân chia có tính chất đồng nhất về phát sinh và cấu trúc, tương đối đồng nhất về chế độ nhiệt muối, trong mỗi vùng CQ được thể hiện trên bản đồ là một tập hợp cá thể CQ có cấu trúc đứng tương đối đồng nhất. Theo đó, QĐTS có các vùng CQ sau (xem hình 2.22):

I. Khu sườn lục địa Nam Trung Bộ: Có một vùng CQ

1. Vùng sườn thấp và chân lục địa Nam Trung Bộ bao gồm các hạng CQ 13, 14, 20, 21, 25 và 26 (đã được mô tả trong khu). Đây là vùng đồng bằng nghiêng thoải tích tụ PT trên đới chuyển tiếp của vỏ lục địa - đại dương, phân bố trong khoảng độ sâu 2500 - 4000m. Nhiệt độ nước tầng mặt thấp vào cả hai mùa gió, mùa đơng nhiệt độ nước tầng mặt trong khoảng 26,4-26,80C, vào mùa hè khoảng 28,4- 28,80C. Độ muối tầng mặt trung bình tương đối cao, trung bình cả hai mùa gió vào khoảng 33,3-33,4‰. Nhìn chung, chế độ nhiệt của khối nước biển vùng này thấp hơn và độ muối cao hơn các vùng khác, đặc biệt vào mùa hè do ảnh hưởng của hoạt động nước trồi ở khu vực biển Nam Trung Bộ.

II. Khu lục địa sót Trường Sa - Vũng Mây: gồm có 8 vùng CQ gồm:

2. Vùng đồng bằng gị đồi sườn và chân lục địa Tây Trường Sa bao gồm chủ

yếu các hạng CQ có diện tích lớn là các hạng CQ số 11, 15 và 20 với điều kiện địa mạo đặc trưng là đồng bằng dạng gò đồi PT trên sườn và chân lục địa Trường Sa, phân bố ở độ sâu 1500-4000m với xu hướng nghiêng thoải về trũng sâu Biển Đơng. Ngồi ra, còn phân bố rải rác các hạng CQ số 5, 6, 9, và 24 với diện tích khơng đáng kể. Đặc trưng nhiệt độ nước biển tầng mặt mùa đông vào khoảng 26,8-27,40C, mùa hè khoảng 28,6-290C. Độ muối trung bình của cả hai mùa gió vào khoảng 33,3-33,5‰.

3. Vùng đồng bằng sườn lục địa rải rác CNSH ngầm Trường Sa - Vũng Mây là vùng có địa hình gồ ghề bao gồm các khối nâng, hố sụt bị phân cắt phức tạp.

Trong vùng, chiếm diện tích lớn nhất là hạng CQ số 12 PT trên một đồng bằng tích tụ nghiêng thoải, đồi núi rải rác nằm ở độ sâu 1500-2000m. Phân bố xung quanh hạng CQ số 12 là các hạng CQ số 9, 11 và 18 có diện tích tương đối lớn. Trong đó, hạng CQ số 9 PT trên đồng bằng chân các CNSH, bị chia cắt bởi các hạng CQ số 2- 7 PT trên bề mặt đỉnh của các CNSH vươn lên từ độ sâu khoảng 1000m, đó là khối nâng Vũng Mây, các CNSH Trường Sa, Đá Lát, Đá Tây, An Bang. Nhiệt độ khối nước tầng mặt vào mùa đông khoảng 26,8-27,40C, mùa hè tương đối đồng nhất trong toàn vùng khoảng 28,6-28,80C. Độ muối trung bình trong khoảng 33,3- 33,5‰. Dịng chảy vào mùa đơng vùng này có giá trị lớn nhất khu vực nghiên cứu, có thể đạt đến 0,42m/s.

4. Vùng CNSH ngầm và núi đảo Song Tử - Nam Yết là vùng có mật độ các đảo, đá tương đối dày và đều. Bao gồm các hạng CQ từ số 1 - 6 PT trên các bề mặt đỉnh của các CNSH, chủ yếu là các RSH vịng phức cỡ lớn điển hình như: An Lão - Loại Ta, Ba Bình - Nam Yết, Sinh Tồn và các RSH vịng phức cỡ trung bình như: Song Tử, Đinh Ba - Núi Cầu và Thị Tứ. Chúng phân cắt các hạng CQ số 9 PT đồng bằng chân CNSH phân bố ở độ sâu 1000-2000m và số 10 là đồng bằng đồi bóc mịn PT trên khối lục địa sót bị nhận chìm phân bố ở độ sâu 2000-2500m. Trong vùng cịn có các hạng CQ có diện tích lớn gồm số 15, 22 và 23 là những đồng bằng nghiêng thoải PT ven rìa lục địa và các khối nâng. Về đặc trưng nhiệt độ khối nước tầng mặt, vùng này có nền nhiệt cao hơn các vùng đã nêu với nhiệt độ khối nước vào mùa đơng đạt 27-27,60C và có xu hướng tăng dần từ bắc xuống nam, vào mùa hè nền nhiệt cao và đồng nhất trong khoảng 28,8-290C. Độ muối trung bình thấp khoảng 33,2-33,4‰.

5. Vùng đồng bằng trũng chậu giữa núi Trung tâm QĐTS bao gồm chủ yếu 2 hạng CQ số 16 và 17 PT trên một đồng bằng trũng dài và hẹp, ngăn cách giữa hai vùng CNSH ngầm và núi đảo ở phía bắc và phía nam, phân bố ở độ sâu 2000- 2500m. Ngồi ra, cịn rải rác các hạng CQ số 6 và 10 với diện tích khơng đáng kể. Nhiệt độ khối nước mùa đông khoảng 27,2-27,60C, mùa hè giao động trong khoảng 28,6-290C. Giá trị độ muối giao động trong khoảng 33-33,5‰ vào cả hai mùa gió.

6. Vùng CNSH ngầm và núi đảo Thuyền Chài - Thám Hiểm là vùng có mật độ các CNSH ngầm thưa và phân bố không đều, chủ yếu tập trung dày ở phần phía nam của vùng. Bao gồm các hạng CQ số 1 - 6 PT trên bề mặt đỉnh của hai RSH vịng phức điển hình là Bãi Kiệu Ngựa và Bãi Thám Hiểm, còn lại đa số là các RSH vòng đơn như: Thuyền Chài, Tốc Tan, Núi Le, Tiên Nữ, Phan Vinh. Các cao nguyên này PT từ độ sâu khoảng 1000m và chia cắt các hạng CQ số 9 và 10 là những hạng CQ PT trên đồng bằng nằm trong khoảng độ sâu 1000-2000m. Đặc trưng nhiệt độ

khối nước vào mùa đông cao khoảng 27-27,60C, mùa hè khoảng 28,6-290C. Giá trị độ muối vào mùa đông tương đối đồng nhất khoảng 33,4-33,6‰, vào mùa hè có sự phân dị lớn hơn khoảng 32,9-33,5‰ và có xu hướng tăng dần từ đơng sang tây.

7. Vùng CNSH ngầm Bãi Cỏ Rong là một RSH vòng phức cực lớn với bề mặt đỉnh nằm ở độ sâu khoảng 100m nước tồn tại các hạng CQ số 3 - 5. Ở độ sâu lớn hơn (100-700m nước) là hạng CQ số 8 PT trên một đồng bằng rộng lớn giữa các CNSH. Bao quanh chúng là hạng CQ số 7, phía bắc là bề mặt dốc nghiêng xuống trũng sâu Biển Đông bao gồm các hạng CQ số 15, 22 và 23, phía nam là hạng CQ số 9 PT trên đồng bằng chân cao nguyên nằm ở độ sâu 1000-1500m. Đặc trưng nhiệt độ khối nước mặt của vùng cao, vào mùa đông tương đối đồng nhất khoảng 27,2-27,40C, mùa hè là 28,8-29,20C, độ muối tương đối đồng nhất trong cả hai mùa khoảng 33,3-33,5‰.

8. Vùng CNSH ngầm và núi đảo Bình Nguyên - Trăng Khuyết là vùng có mật độ các đảo, đá phân bố thưa và rất đều. Các hạng CQ số 1-6 PT trên bề mặt đỉnh chủ yếu là các RSH vòng đơn khép kín như Vành Khăn, cụm Đá Cỏ Mây, Suối Ngọc, Suối Ngà, Đồi Mồi, Trăng Khuyết và một số RSH vịng phức cỡ trung bình như Bình Ngun - Vĩnh Viễn và cụm Đá Chóp Mao. Bao quanh các CNSH là hạng CQ số 9 PT trên các đồng bằng chân CNSH có diện tích nhỏ và hẹp phân bố ở độ sâu khoảng 1000-1500m. Các hạng CQ trên phân bố trên nền hạng CQ số 10 là một đồng bằng đồi bóc mịn rộng lớn PT trên khối lục địa sót bị nhận chìm. Nhiệt độ khối nước của vùng tương đối cao, khoảng 27,2-27,60C vào mùa đông và 28,8- 29,20C vào mùa hè. Độ muối tương đối đồng nhất vào mùa đơng 33,3-33,5‰, Mùa hè có tính phân dị theo hướng tăng dần từ nam lên bắc trong khoảng 32,9-33,5‰.

9. Vùng máng trũng Palawan tồn tại hạng CQ số 19 là một đồng bằng máng trũng PT trên rãnh sâu Palawan, trong khoảng độ sâu 2000-3000m. Trên đồng bằng này rải rác hạng CQ số 24 là những khối núi ngầm vươn lên từ độ sâu 3000m đến 1500m. Nhiệt độ nước vào mùa đông thấp khoảng 26,8-27,40C, vào mùa hè nhiệt độ cao khoảng 28,6-29,20C. Chế độ muối thì hồn tồn ngược lại, vào mùa đông độ muối của vùng này cao nhất so với các vùng khác và tương đối đồng nhất khoảng 33,6-33,7‰, tuy nhiên mùa hè lại có xu hướng ngược lại, độ muối thấp nằm trong khoảng 32,7-33,1‰.

III. Khu biển thẳm Nam Biển Đơng: có một vùng CQ

10. Vùng trũng biển thẳm tây nam Biển Đơng là vùng đồng bằng tích tụ biển thẳm PT trên cấu trúc vỏ đại dương Biển Đông ở độ sâu > 4000m bao gồm 2 hạng CQ 27 và 28. Đặc trưng lý - hóa của khối nước đáng chú ý của vùng là sự phân bố nhiệt theo phương ngang ở tầng đáy rất đồng nhất và ổn định quanh năm, giá trị nhiệt độ luôn luôn nhỏ hơn 20C và độ muối trong khoảng 34,61-34,62‰.

Tiểu kết chương 2.

- QĐTS là một vi lục địa bị nhận chìm do sự tách giãn phần vỏ lục địa Đông Dương trong suốt thời kỳ Kainozoi đến ngày nay. Cấu trúc của mảng vi lục địa này gồm các thành tạo địa chất khác nhau về thành phần và tuổi, bị chia cắt bởi nhiều đứt gãy có hướng khác nhau. Địa hình đáy biển có đầy đủ các yếu tố của một tiểu lục địa, bao gồm đầy đủ các phần là các đảo, thềm bao quanh đảo, sườn lục địa và đáy biển thẳm. Đặc trưng khí hậu là vùng biển nóng - ẩm được phân hóa thành hai mùa rõ rệt theo mùa gió đơng bắc và mùa gió tây nam. Các chế độ hải văn phụ thuộc chặt chẽ, biến đổi theo chế độ gió mùa và phân tầng theo độ sâu khối nước. Đất trên các đảo được xếp vào nhóm đất quần đảo san hơ nhiệt đới với thảm thực vật có tuổi rất trẻ, chưa PT và nghèo về thành phần lồi.

- QĐTS có đa dạng TN, trong đó TN vị thế có ý nghĩa quan trọng trong PT kinh tế biển và đảm bảo quốc phòng an ninh. Các nguồn TN khoáng sản chủ yếu được đề cập là dầu và khí, phốt phát, kết hạch sắt-mangan, tuy nhiên chưa được điều tra chi tiết và đánh giá trữ lượng cụ thể. Nguồn lợi hải sản đa dạng với một khu hệ san hơ có sinh khối đặc biệt cao, chứa đựng nhiều loài quý hiếm, nguồn gen phong phú. TN khí hậu được khai thác ở đây chủ yếu là nguồn năng lượng từ gió và mặt trời có thể phục vụ tốt cho sinh hoạt của quân và dân trên các đảo. Tuy nhiên, điều kiện khắc nghiệt của chế độ hải dương và các tai biến thiên nhiên đặc thù của biển đã cản trở sự PT KT-XH ở đây so với tiềm năng vốn có của quần đảo, đặc biệt là bão và áp thấp nhiệt đới với bình quân hàng năm từ 2 đến 3 cơn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến QĐTS.

- Sự phân hóa tự nhiên khu vực QĐTS chịu tác động đồng thời của ba quy luật chính là địa đới, phi địa đới và nhịp điệu mùa. Trong đó, sự phân hóa có tính phi địa đới thể hiện rất rõ theo độ sâu đáy biển và sự phân tầng các khối nước theo độ sâu. Việc áp dụng hệ thống phân loại gồm 6 cấp là Hệ, Phụ hệ, Lớp, Phụ lớp, Kiểu và Hạng CQ đã cho phép thành lập bản đồ CQ khu vực nghiên cứu ở tỷ lệ 1:500.000. Theo đó, khu vực QĐTS nằm trong phụ hệ CQ biển nóng - ẩm thuộc hệ thống CQ biển nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Theo đặc trưng MT thành tạo và mối quan hệ giữa các quyển vật chất, khu vực QĐTS có 2 lớp CQ là lớp CQ đảo và lớp CQ biển bao gồm 4 phụ lớp, 6 kiểu và 28 hạng CQ. Các đảo san hô được phân loại CQ theo các đơn vị cấu trúc hình thái. Theo đó, đảo và vùng nước quanh đảo được phân chia thành thành 7 diện địa lý thuộc 5 nhóm diện và 2 dạng địa lý. Dựa trên hệ thống phân vị 3 cấp là Miền, Khu và Vùng theo các chỉ tiêu phân vùng khác nhau và sự gộp nhóm các đơn vị CQ, khu vực nghiên cứu được phân thành 10 vùng CQ thuộc 3 khu và 1 miền CQ Nam Biển Đơng, á xích đạo đại dương.

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN,

ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN KHU VỰC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

*****

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)