Đặc điểm thổ nhưỡng, sinh vật và tài nguyên liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 74 - 77)

9. Cấu trúc luận án

2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO, ẢNH HƯỞNG TỚI CẢNH

2.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng, sinh vật và tài nguyên liên quan

Trên các đảo, các nhân tố thổ nhưỡng và thực vật chịu sự chi phối mạnh mẽ của chế độ hải dương tạo nên sự phân hóa khác biệt so với lục địa hoặc các đảo và quần đảo ven bờ ở cùng vĩ độ. Các hợp phần tự nhiên này đã ảnh hưởng và tác động

tương tác lẫn nhau tạo nên CQ đặc trưng của các đảo san hô nhiệt đới khu vực QĐTS. Đối với các vùng biển, nhân tố sinh vật (có thể xác định hoặc dự đốn) dựa trên các đặc trưng quần thể biểu thị các dấu hiệu phát sinh của sinh vật ứng với các điều kiện sinh thái đặc thù, đây là chỉ tiêu quan trọng để phân chia kiểu CQ.

2.1.5.1. Đặc điểm nền vật chất - tiền đề hình thành đất trên các đảo san hơ

Các đảo ở QĐTS có quá trình phát sinh và thành tạo đất rất đặc biệt, từ đá mẹ là trầm tích san hơ có độ chọn lọc kém phong hoá thành tạo đất trên các đảo. Sự hình thành đất cịn chịu ảnh hưởng rất lớn của sóng và gió biển, bên cạnh đó, thảm thực vật trên các đảo có tuổi rất trẻ và chưa PT, nên vai trò của chúng đến sự hình thành đất cịn nhiều hạn chế. Trong q trình thành tạo đất, một lượng phân chim dày hàng mét đã làm thay đổi rất quan trọng tính chất vật lý và hố học của đất cát san hơ, làm cho đất có độ phì rất cao. Trên cơ sở những đặc điểm sinh học đất thể hiện qua các tính chất lý, hố, sinh rất đặc thù, đất ở QĐTS đã được xếp loại thành một đơn vị đất riêng biệt với tên gọi: Nhóm đất quần đảo san hơ nhiệt đới và được phân chia thành hai loại là đất cát san hô thường phân bố chung quanh rìa các đảo và đất phân chim phân bố phổ biến trên bề mặt đảo [69].

2.1.5.2. Đặc điểm sinh vật và tài nguyên sinh vật

Hiện đã xác định được 2397 loài động, thực vật sinh sống trong các vùng nước quanh 9 đảo được nêu trong bảng 2.1. Tuy nhiên, do số liệu điều tra đến nay là chưa đầy đủ nên có thể khẳng định số lượng lồi sinh vật QĐTS có thể cao hơn rất nhiều so với số lượng loài đã biết.

Bảng 2.1. Số lượng loài sinh vật ở vùng nước quanh các đảo chủ yếu [88]

Nhóm sinh vật Trường Sa Nam Yết Sơn Ca Song Tử Tây Thuyền Chài Tốc Tan Đá Tây Sinh Tồn Đá Nam Tổng số loài Thực vật cạn 25 58 46 55 0 0 0 11 103 Rong biển 104 81 52 39 78 125 127 73 76 255 Cỏ biển 0 2 2 3 0 0 0 7 Thực vật phù du 68 62 68 84 50 84 59 240 Động vật phù du 42 91 52 66 43 44 61 165 Động vật đáy 154 169 143 185 203 198 238 257 202 739 San hô 100 164 97 211 202 80 104 109 78 364 Cá 111 132 74 153 191 166 195 189 524 Tổng số loài 2397

* Động vật: Các nghiên cứu ở Việt Nam đã xác định có có 364 lồi san hơ.

Trong số đó, phần lớn các lồi san hơ tập trung vào bộ san hô cứng Scleractinia với 289 lồi; bộ san hơ sừng Gorgonacea và san hô mềm Alcyonacea đều có 16 lồi, các bộ khác chỉ có từ 1 đến 3 lồi. Về động vật đáy gồm có 4 nhóm là thân mềm,

giáp xác, giun đốt và da gai, gồm 739 loài. Cá biển vùng QĐTS được tổng hợp và phân tích từ các mẫu cá thu được trong các chuyến khảo sát từ 1986 đến 2003 đã xác định được 524 loài thuộc 192 giống và 59 họ đặc trưng cho khu hệ cá vùng QĐTS [70]. Nghiên cứu về rùa biển của Chu Thế Cường [22] cho biết đã phát hiện 4 loài (trong số 5 loài đã phát hiện tại vùng biển Việt Nam) sinh sống tại QĐTS đó là Vích, Đồi mồi, Đồi mồi dứa và Quản đồng. Động vật phù du rất phong phú, đã xác định được 358 loài [12], đây là nguồn thức ăn vô tận cho quần cư động vật thuỷ sinh.

* Thực vật: Nghiên cứu của Đàm Đức Tiến [90], dựa trên kết quả của 5 chuyến khảo sát các năm 1994, 1995, 2002, 2003, chuyến khảo sát hỗn hợp Việt Nam - Philippines tháng 4 - 5/1996 và kết hợp nhiều nguồn khác đã phát hiện được 255 loài rong biển. Về cỏ biển đã phát hiện có 7 lồi cỏ biển đặc trưng [88]. Kết quả phân tích mẫu sinh vật phù du trong các chuyến khảo sát trên vùng biển QĐTS cũng đã xác định có 463 lồi thực vật phù du với số lượng lớn nhất là tảo silic [12]. Trên các đảo, do điều kiện khắc nghiệt nên thảm thực vật nói chung rất trẻ và nghèo về thành phần loài, hệ số chi thấp và chưa có lồi đặc hữu [113]. Số liệu thống kê trên 6 đảo Trường Sa, Chữ Thập, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca và Song Tử Tây [88] cho thấy thảm thực vật bao gồm 103 loài thực vật bậc cao của ngành Mộc lan thuộc 39 họ, 79 chi. Về dạng sống có 15 lồi được coi là thân gỗ điển hình như: phi lao, bàng, bàng quả vuông, phong ba, dừa và hầu hết những cây được trồng, số còn lại chủ yếu các dạng thân thảo như các lồi trong họ Cúc, họ Cói, họ Cỏ điển hình như: cỏ lào, ké hoa vàng, đặc biệt rau muống biển có ở hầu hết các đảo.

* TN sinh vật: TN sinh vật ở QĐTS rất phong phú và đa dạng. Trong số các

lồi rong biển có nhiều lồi là nguồn dược liệu và thực phẩm rất quý, nhiều loài cá tập trung với mật độ cao và có giá trị kinh tế lớn, trong đó có cá ngừ đại dương. Nguồn lợi cá biển khu vực QĐTS có một số đặc điểm chính sau: Cá có giá trị thực phẩm gồm có cá hơng, cá phèn, cá chình và cá đối,...; Cá có giá trị làm dược liệu bao gồm cá nóc và cá ngựa; Cá có giá trị du lịch, làm cảnh có cá sơn đá, cá phèn, cá bướm, cá bàng chài, cá dìa, cá thù lu có hình dáng , màu sắc đẹp, hấp dẫn. Trữ lượng cá ở Trường sa không lớn rất dễ bị cạn kiết nếu bị khai thác quá mức. Theo tác giả Nguyễn Hữu Phụng [67], ở những đảo có người sống đơng đúc từ lâu như Trường Sa, An Bang, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây,… nguồn lợi thường xuyên bị khai thác do đó nguồn lợi trở nên nghèo nàn, cạn kiệt. Ở các bãi ngầm, ít có người ở, ít bị khai thác thì nguồn lợi tương đối dồi dào, có khả năng cung cấp mỗi ngày có thể từ 10-30kg trên một diện tích 4-5km2. Tại Thuyền Chài, Phan Vinh,

Tốc Tan, Đá Lát nguồn lợi rất phong phú và đáng kể nhất là cá mập. Khả năng tối đa nguồn lợi cá nổi của vùng nước QĐTS là 309.089 tấn và khả năng cho phép khai thác hợp lý là 64.900 tấn, khả năng khai thác hàng năm là 90.792 tấn cá nổi và đáy các loại [12]. Nhìn chung nguồn lợi cá khu vực Trường Sa có chủng loại nhiều, đa dạng, nhưng ít về số lượng, khơng có lồi chiếm ưu thế tuyệt đối về sản lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)