Kết quả ĐGTH đối với PT bảo tồn biển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 123)

TT Tên Đảo Mức độ đa dạng sinh học Diện tích đảo Diện tích thềm san hơ nền đảo Khoảng cách đến đất liền Mức độ liên kết trong bán kính 20km Điểm ĐGTH 1 Trường Sa 0,2541 0,0087 0,0814 0,0678 0,0087 0,4207 2 Trường Sa Đông 0,2062 0,0434 0,0686 0,0662 0,0174 0,4017 3 An Bang 0,2062 0,0824 0,0440 0,0525 0,0087 0,3937 4 Phan Vinh 0,2062 0,2602 0,1343 0,0538 0,0087 0,6633 5 Sinh Tồn 0,3219 0,0407 0,0563 0,0530 0,0348 0,5066 6 Sinh Tồn Đông 0,2062 0,2065 0,0357 0,0503 0,0348 0,5336 7 Song Tử Tây 0,2062 0,0100 0,0442 0,0564 0,0348 0,3516 8 Nam Yết 0,5028 0,0217 0,1229 0,0533 0,0261 0,7268 9 Sơn Ca 0,2247 0,0186 0,1002 0,0528 0,0348 0,4312 10 Thuyền Chài 0,3320 0,2602 0,1343 0,0519 0,0174 0,7958 11 Tốc Tan 0,2756 0,2602 0,1343 0,0505 0,0087 0,7293 12 Đá Tây 0,3212 0,2602 0,1343 0,0667 0,0174 0,7998 13 Đá Nam 0,2293 0,2602 0,1343 0,0566 0,0348 0,7153

Hình 3.5. Biểu đồ kết quả giá tổng hợp đối với PT du lịch (trái) và PT bảo tồn biển (phải)

Dựa vào kết quả đánh giá cho PT du lịch có thể nhận thấy nhóm đảo có điểm số đánh giá ≥ 0,7 điểm gồm có Trường Sa, Song Tử Tây và Nam Yết là những đảo có mức độ thuận lợi nhất đối với PT du lịch. Trong đó điểm số của Trường Sa đặc biệt cao, gần bằng điểm đánh giá tuyệt đối là 1, đây là các đảo có tiềm năng lớn để khai thác du lịch. Các đảo có tiềm năng khai thác du lịch ở mức độ thuận lợi trung bình là Sinh Tồn, Sơn Ca và Trường Sa Đông với mức điểm đánh giá trong khoảng 0,4-0,7. Các đảo còn lại như An Bang, Phan Vinh và Sinh Tồn Đơng có điểm số < 0,4, nằm trong nhóm các đảo ít thuận lợi đối với PT du lịch.

Đối với PT bảo tồn, nhóm thực thể có điểm số ĐGTH lớn hơn cả, nằm trong nhóm có mức độ thuận lợi nhất với điểm số đánh giá ≥ 0,7 là Đá Tây, Thuyền Chài, Tốc Tan, Nam Yết và Đá Nam. Các thực thể nằm trong nhóm có mức độ thuận lợi trung bình với điểm số đánh giá trong khoảng 0,4-0,7 là: Trường Sa, Trường Sa

Đông, Phan Vinh, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đơng và Sơn Ca, trong đó Phan Vinh có điểm đánh giá là 0,6633, xấp xỉ ở mức thuận lợi nhất. Hai đảo cịn lại có điểm đánh giá nhỏ hơn 0,4 là An Bang và Song Tử Tây, nhìn chung là ít thuận lợi để quy hoạch bảo tồn. Kết quả đánh giá ở trên đã dựa vào những tiêu chí khoa học cụ thể, có ảnh hưởng đến vấn đề PT du lịch và bảo tồn. Việc đề xuất lựa chọn các thực thể địa lý nào để đưa vào diện quy hoạch PT du lịch và bảo tồn cần có những phân tích đánh giá dựa trên mối quan hệ đối với các lĩnh vực PT khác cũng như điều kiện thực tế ở QĐTS, sẽ được nêu cụ thể trong mục 3.2.1.

+) Phân cấp mức độ thuận lợi các vùng CQ:

Để phân cấp mức độ thuận lợi các vùng CQ đối với lĩnh vực PT du lịch và bảo tồn biển, luận án dựa vào kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các thực thể địa lý và số lượng các thực thể địa lý có các mức độ thuận lợi khác nhau trong từng vùng CQ. Bên cạnh đó, sự phân bố cũng như mật độ các thực thể địa lý của từng vùng CQ sẽ được xem xét khi các vùng CQ khơng có thực thể địa lý nào được lựa chọn do thiếu số liệu để đánh giá. Theo các tiêu chí trên mức độ thuận lợi các vùng CQ đối với PT du lịch và bảo tồn biển như sau (xem hình 3.6):

- Rất thuận lợi là các vùng CQ có ≥ 3 thực thể địa lý rất thuận lợi và ≥ 2 thực thể địa lý thuận lợi trung bình cho PT du lịch hoặc bảo tồn biển. Theo đó, chỉ có 1 vùng CQ là vùng CNSH ngầm và núi đảo Song Tử - Nam Yết.

- Thuận lợi trung bình là các vùng CQ có 1 đến 2 thực thể địa lý rất thuận lợi và ≥1 thực thể địa lý thuận lợi trung bình cho PT du lịch hoặc bảo tồn biển. Theo đó có 2 vùng là vùng đồng bằng sườn lục địa rải rác CNSH ngầm Trường Sa - Vũng Mây và vùng CNSH ngầm và núi đảo Thuyền Chài - Thám Hiểm.

- Ít thuận lợi là các vùng chỉ có các thực thể địa lý có mức độ ít thuận lợi cho PT du lịch và bảo tồn biền hoặc các vùng khơng có các thực thể địa lý được lựa chọn để đánh giá do thiếu số liệu. Tuy nhiên, các vùng này có mức độ và mật độ phân bố các đảo đá tương đối dày và tương đương với các vùng được đánh giá có mức độ thuận lợi trung bình, bao gồm 2 vùng là vùng CNSH ngầm Bãi Cỏ Rong và vùng CNSH ngầm và núi đảo Bình Nguyên - Trăng Khuyết .

- Không thuận lợi là các vùng hầu như khơng có hoặc rất ít các thực thể địa lý là các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm phân bố trong phạm vi các vùng đó, bao gồm 5 vùng là vùng sườn thấp và chân lục địa Nam Trung Bộ, vùng đồng bằng gò đồi sườn và chân lục địa tây Trường Sa, vùng đồng bằng trũng chậu giữa núi trung tâm QĐTS, vùng máng trũng Palawan và vùng trũng biển thẳm tây nam Biển Đơng.

Hình 3.6. Bản đồ phân cấp mức độ thuận lợi các vùng CQ cho PT du lịch và bảo tồn biển (thu nhỏ từ tỷ lệ 1:500.000)

3.1.3.4. Tổng hợp các kết quả đánh giá

Trên cơ sở kết quả ĐGTH đối với từng lĩnh vực PT theo các vùng CQ khác nhau, điểm tổng hợp cho cả 3 lĩnh vực được trung bình hóa, sau đó phân cấp mức độ thuận lợi tổng hợp theo 3 cấp như sau: rất thuận lợi có điểm tổng hợp >2 đến ≤ 3; thuận lợi trung bình có điểm tổng hợp > 1 đến ≤ 2; ít thuận lợi có điểm tổng hợp ≤ 1. Tổng hợp các kết quả đánh giá được nêu trong bảng 3.17 và bản đồ tổng hợp các kết quả đánh giá được biểu diễn trên hình 3.7.

*) Rất thuận lợi gồm có 4 vùng CQ sau:

- Vùng đồng bằng sườn lục địa rải rác CNSH ngầm Trường Sa - Vũng Mây (vùng 3) là vùng rất thuận lợi cho PT thăm dò, khai thác TN khoáng sản nhưng chỉ thuận lợi trung bình cho khai thác các nguồn lợi hải sản vào cả hai mùa gió cũng

như đối với PT du lịch và bảo tồn biển. Trong vùng này, đảo Trường Sa rất thuận lợi cho PT du lịch và thuận lợi trung bình đối với bảo tồn biển, Đá Tây thuận lợi cho quy hoạch bảo tồn.

- Vùng CNSH ngầm và núi đảo Song Tử - Nam Yết (vùng 4) là vùng có mức độ thuận lợi trung bình cho PT cả hai lĩnh vực thăm dị, khai thác TN khống sản và khai thác các nguồn lợi hải sản. Song vùng này được đánh giá là có mức độ rất thuận lợi cho PT du lịch và bảo tồn biển. Trong vùng có nhiều đảo, đá rất thuận lợi cho cho PT du lịch và bảo tồn biển, trong đó Nam Yết rất thuận lợi cho PT du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn, Song Tử Tây rất thuận lợi cho PT du lịch, Đá Nam rất thuận lợi cho PT bảo tồn, Sinh Tồn và Sơn Ca đều có mức độ thuận lợi trung bình đối với PT du lịch và bảo tồn, và còn nhiều thực thể địa lý khác cũng rất có tiềm năng.

- Vùng CNSH ngầm và núi đảo Thuyền Chài - Thám Hiểm (vùng 6) là vùng rất thuận lợi cho khai thác các nguồn lợi hải sản vào cả hai mùa gió và thuận lợi trung bình đối với hai lĩnh vực còn lại. Trong vùng này, thực thể Thuyền Chài và Tốc Tan rất thuận lợi, Phan Vinh thuận lợi trung bình đối với quy hoạch bảo tồn biển. Ngoài ra, Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Thám Hiểm, Tiên Nữ cũng là những thực thể địa lý rất có tiềm năng khai thác, tuy nhiên chưa được đánh giá do còn thiếu số liệu điều tra, khảo sát.

- Vùng CNSH ngầm và núi đảo Bình Nguyên - Trăng Khuyết (vùng 8) là vùng có mức độ thuận lợi nhất đối với cả hai lĩnh vực PT thăm dò, khai thác TN khoáng sản và khai thác các nguồn lợi hải sản. Mặc dù, đối với PT du lịch và bảo tồn chỉ được đánh giá là ít thuận lợi, do vùng biển này nằm cách xa đất liền Việt Nam và chưa có nhiều số liệu khảo sát ở các thực thể địa lý trong vùng, tuy nhiên mật độ phân bố và số lượng các đảo, đá tương đương với vùng 6 nên chúng có thể rất có tiềm năng nếu được điều tra một cách chi tiết.

*) Thuận lợi trung bình gồm có 2 vùng CQ là vùng đồng bằng trũng chậu

giữa núi trung tâm QĐTS (vùng 5) và vùng CNSH ngầm Bãi Cỏ Rong (vùng 7). Đây là hai vùng có mức độ thuận lợi trung bình đối với PT cả hai lĩnh vực thăm dò, khai thác TN khoáng sản và khai thác các nguồn lợi hải sản. Đối với PT du lịch và bảo tồn vùng 5 khơng thuận lợi do khơng có đảo, đá nào và vùng 7 ít thuận lợi.

*) Ít thuận lợi gồm có 4 vùng CQ cịn lại là vùng sườn thấp và chân lục địa

Nam Trung Bộ (vùng 1), vùng đồng bằng gò đồi sườn và chân lục địa tây Trường Sa (vùng 2), vùng máng trũng Palawan (vùng 9) và vùng trũng biển thẳm tây nam Biển Đơng (vùng 10). Nhìn chung, đây là các vùng hầu như ít thuận lợi đối với hai lĩnh vực thăm dị, khai thác TN khống sản và khai thác các nguồn lợi hải sản, hoàn tồn khơng thuận lợi cho PT du lịch và bảo tồn biển.

Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả đánh giá theo các vùng CQ hiệu vùng CQ Lĩnh vực PT Vùng CQ Thăm dò và khai thác TN khoáng sản

Khai thác nguồn lợi hải sản PT du lịch và bảo tồn biển Tổng hợp kết quả đánh giá Rất thuận lợi Thuận lợi TB Ít thuận lợi Không thuận lợi Rất thuận lợi Thuận lợi TB Thuận lợi TB mùa gió ĐB, ít thuận lợi mùa gió TN Ít thuận lợi Rất thuận lợi Thuận lợi TB Ít thuận lợi Khơng thuận lợi Rất thuận lợi Thuận lợi TB Ít thuận lợi

1 Vùng sườn thấp và chân lục địa

Nam Trung Bộ 1 1 0 0,667

2 Vùng đồng bằng gò đồi sườn và

chân lục địa tây Trường Sa 1 2 0 1,000

3

Vùng đồng bằng sườn lục địa rải

rác CNSH ngầm Trường Sa - Vũng Mây

3 2 2 2,333

4 Vùng CNSH ngầm và núi đảo

Song Tử - Nam Yết 2 2 3 2,333

5 Vùng đồng bằng trũng chậu giữa

núi trung tâm QĐTS 2 2 0 1,333

6 Vùng CNSH ngầm và núi đảo

Thuyền Chài - Thám Hiểm 2 3 2 2,333

7 Vùng CNSH ngầm Bãi Cỏ Rong 2 2 1 1.667

8 Vùng CNSH ngầm và núi đảo

Bình Nguyên - Trăng Khuyết 3 3 1 2,333

9 Vùng máng trũng Palawan 1 2 0 1,000

3.2. ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ

BIỂN VÀ QUẢN LÝ KHU VỰC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

3.2.1. Các điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với quản lý và phát triển kinh tế biển khu vực nghiên cứu tế biển khu vực nghiên cứu

3.2.1.1. Những điều kiện thuận lợi

*) Chủ trương, chính sách PT kinh tế biển

Kinh tế biển là các ngành kinh tế mà phạm vi hoạt động có liên quan đến biển bao gồm các hoạt động diễn ra trên biển và các hoạt động trên đất liền nhưng có liên quan trực tiếp đến khai thác biển. Tiềm năng về lợi thế cũng như thực trạng PT và yêu cầu cấp bách trong PT kinh tế biển đã được Đảng và Nhà nước ta chỉ ra trong nhiều văn bản quan trọng. Trong đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị số 03- NQ/TW "Về một số nhiệm vụ PT kinh tế biển trong những năm trước mắt", ngày 6 tháng 5 năm 1993 đã khẳng định: “tiến ra biển trở thành một hướng PT của loài

người, một chiến lược lâu dài của nhiều nước trên Thế giới” và “Trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”. Chỉ thị số 20-CT/TW

ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị ban hành về đẩy mạnh PT kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục nhấn mạnh chủ trương lớn xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển, PT KT-XH vùng biển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ đất nước. Để phát huy các tiềm năng của biển trong Thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố X) đã thơng qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh "Thế kỷ XXI được Thế giới xem là Thế kỷ của

đại dương”. Quan điểm chỉ đạo được nêu trong phần định hướng Chiến lược biển

Việt Nam đến năm 2020 là "nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm

giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, PT toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ PT nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn". Mục tiêu tổng quát nêu trên được cụ thể hóa bằng

nhiệm vụ chiến lược kinh tế "làm giàu từ biển" được chỉ đạo bởi quan điểm: kết hợp chặt chẽ giữa PT KT-XH với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ MT. Kết hợp chặt chẽ giữa PT vùng biển, ven biển, hải đảo với PT vùng nội địa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khơng gian kinh tế biển được mở rộng và nhất thể hóa trên phạm vi vùng biển, ven biển và hải đảo gắn kết chặt chẽ với các vùng quy hoạch lâu nay trong đất liền. Sự PT các ngành kinh tế biển được gắn kết

hữu cơ với nhau trên cơ sở phát huy cao nhất lợi thế của mỗi ngành. Có thể nói rằng, Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã kế thừa những quan điểm về PT kinh tế biển và các lĩnh vực khác liên quan đến biển đã ban hành trước đó, đây là Nghị quyết của Trung ương toàn diện đầu tiên về biển, mở ra một chương mới trong tư duy về biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những thập kỷ đầu của Thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, các quan điểm, chủ trương, chính sách QL, bảo vệ, khai thác biển, đảo của Việt Nam còn được thể hiện rõ trong Hiến pháp, Luật Biển Việt Nam và các luật có liên quan.

Nhìn chung, các chủ trương, chính sách PT kinh tế biển là những lợi thế quan trọng trong PT kinh tế biển nói chung và đối với vùng biển QĐTS nói riêng. Việt Nam là một quốc gia ven biển, một nhân tố mà Thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi, chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng QL, làm chủ vươn ra biển tạo động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền PT [17].

*) Vị thế của QĐTS

Biển Đơng nói chung và QĐTS nói riêng có vị thế tự nhiên, kinh tế và chính trị vơ cùng quan trọng, là một chiếc cầu nối để PT thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên Thế giới. Các đảo mặc dù có diện tích rất nhỏ, nhưng với vị trí ở giữa Biển Đơng, chúng là những vị trí có thế mạnh về dịch vụ hàng hải và hậu cần nghề cá đối với tàu thuyền đi lại và đánh bắt hải sản trong khu vực, là nền tảng quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các mục đích quân sự và dân sự đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước trong tương lai. Bên cạnh các lợi thế trong PT kinh tế, sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo của QĐTS tạo thành lá chắn quan trọng phía trước vùng biển và dải bờ biển Việt Nam, bảo vệ sườn phía Đơng của đất nước, tạo thành một hệ thống cứ điểm tiền tiêu để ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động xâm chiếm của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo trường sa (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)