CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.9. NHỮNG NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN Ở BÕ TÓT VÀ BÕ RỪNG
Do khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp để thu thập các mẫu sinh học (máu, mô) phục vụ nghiên cứu di truyền, vì vậy hầu hết các nghiên cứu về 2 lồi bị tót và bị rừng hoang dã ở các nƣớc có sự phân bố tự nhiên chủ yếu đƣợc thực hiện ở mức độ sinh thái học với mục đích điều tra, đánh giá sự phân bố và hiện trạng của quần thể (Srikosamatara và cộng sự, 1995; Steinmetz và cộng sự, 2004 ; Prayurasiddhi, 1997; Soriyun, 2001; Đặng Huy Huỳnh, 1986; Lê Vũ Khôi, 1995; Nguyễn Mạnh Hà, 2008) [121], [122], [108], [120], [7], [72]
Trên thế giới mới chỉ có một số ít các nghiên cứu về di truyền ở bị tót và bị rừng đƣợc thực hiện trong vịng 10 năm trở lại đây. Ở mức độ di truyền tế bào, các nghiên cứu của Gallagher và cộng sự, (1999); Vadhanakul và cộng sự, (2003); Bong So và cộng sự, (1988) [44], [133], [23] đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu đặc điểm và số lƣợng bộ nhiễm sắc thể ở một số lồi phụ của bị tót và bị rừng. Ở mức độ di truyền phân tử, các nghiên cứu của Ritz và cộng sự; (2000); Verkaar và cộng sự, (2000); Hassanin và cộng sự, (2007) [111], [135], [50] đƣợc thực hiện với mục đích nghiên cứu mối quan hệ nguồn gốc phát sinh của 2 lồi này với lồi bị ni và các loài hoang dã khác. Mặc dù ở những nghiên cứu về quan hệ nguồn gốc phát sinh các tác giả đã sử dụng các kỹ thuật di truyền phân tử nhƣ microsatellite, phân tích ADN hệ gen ty thể nhƣng chỉ đƣợc thực hiện với số lƣợng nhỏ ở các mẫu nuôi nhốt hoặc từ các mẫu tiêu bản (xƣơng, da) của con vật đã chết. Do đó, các nghiên cứu này chƣa đƣa ra đƣợc những kết quả về đặc điểm di truyền của quần thể đặc biệt là các quần thể hoang dã đang tồn tại.
Gần đây có 2 cơng trình nghiên cứu rất có giá trị về di truyền của quần thể bị tót và quần thể bò rừng đƣợc thực hiện trên các mẫu vật sống đó là: (i) Vidya và Sukumar (2006) tiến hành phân tích trình tự ADN vùng D-loop ty thể và đã xác định đƣợc 6 kiểu haplotype ở quần thể bị tót phía nam Ấn Độ. Các kiểu haplotype này đã đƣợc các tác giả đƣa lên ngân hàng gen (Genebank) với các mã truy cập là: DQ377056, DQ377057, DQ377058, DQ377059, DQ377060, DQ377061
(http://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore/87133222). Tuy vậy, những kết quả chi tiết về di truyền của quần thể bị tót vẫn chƣa đƣợc các tác giả đăng tải trên các tạp chí khoa học; (ii) Bradshaw và cộng sự (2007) [27] đã sử dụng 12 microsatellite ở bị ni để đánh giá tính đa dạng di truyền của quần thể bò rừng đƣợc bảo tồn ở vƣờn Quốc gia Garig Gunak Barlu của Öc, quần thể bị rừng này có nguồn gốc từ Indonesia đƣợc đƣa vào Ưc năm 1849. Trong đó, các tác giả đã chỉ ra tính đa dạng di truyền của quần thể này là rất thấp.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về di truyền của 2 lồi bị tót và bị rừng hoang dã cịn rất hiếm. Mới chỉ có một cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Thành và cộng sự (2007) [104] sử dụng kỹ thuật microsatellite để nghiên cứu di truyền ở bị tót. Mục đích của các tác giả là khảo sát tính bảo thủ của các locút microsatellite của bị ni ở hệ gen bị tót hoang dã đồng thời các tác giả cũng bƣớc đầu phân tích và nhận định tính đa dạng di truyền rất thấp ở quần thể bị tót ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này các tác giả mới chỉ thực hiện trên một số lƣợng mẫu cịn ít (11 mẫu) và từ các mẫu vật của bị tót đã chết (xƣơng, da...) do vậy kết quả đánh giá tính đa dạng di truyền chƣa mang tính đại diện và có giá trị trong công tác định hƣớng bảo tồn tiếp theo. Trong khi đó, chƣa có một cơng trình nghiên cứu nào đƣợc thực hiện trên bị rừng.
Vì vậy, cơng trình này của chúng tơi là cơng trình đầu tiên áp dụng các kỹ thuật di truyền phân tử hiện đại để nghiên cứu di truyền quần thể bị tót và bị rừng đang tồn tại ở Việt Nam từ các mẫu phân sinh học đƣợc thu thập bằng cách gián tiếp không gây hại tới con vật (non-invasive sampling).