Chương 5 : HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
5.1 Các loại hình chiếu vật thể
5.1.1 Khái niệm chung:
Để biểu diễn một vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu thường dùng các phép chiếu. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể mà ta sử dụng phép chiếu song song hoặc phép chiếu vng góc, qua đó ta được những phương pháp biểu diễn khác nhau như:
Phương pháp các hình chiếu vng góc.
Phương pháp các hình chiếu trục đo: dùng phép chiếu song song để chiếu vật thể lên một mặt phẳng chiếu sao cho hình biểu diễn thể hiện được ba chiều của vật thể.
Phương pháp hình chiếu phối cảnh: dùng phép chiếu xuyên tâm để chiếu vật thể lên một mặt phẳng chiếu sao cho hình biểu diễn thể hiện được ba chiều và giống hình ảnh thật của vật thể.
Tiêu chuẩn TCVN 8-30:2003 quy định các nguyên tắc chung để biểu diễn các hình chiếu áp dụng cho tất cả các loại bản vẽ kỹ thuật (cơ khí, điện, kiến trúc, xây dựng...) theo phương pháp chiếu vng góc.
5.1.2 Sáu hình chiếu cơ bản
Phương pháp các hình chiếu vng góc qui định dùng sáu mặt của hình hộp chử nhật để làm sáu mặt phẳng chiếu cơ bản. Sau khi chiếu vng góc vật thể lên các mặt phẳng chiếu cơ bản, các mặt phẳng này được trải cho trùng với mặt phẳng của bản vẽ như hình 5-1 và ta được các sáu hình chiếu.
Nhìn từ Ký hiệu hình chiếu Tên thường gọi
Trước A Hình chiếu đứng Trên B Hình chiếu bằng Trái C Hình chiếu cạnh Phải D Dưới E Sau F
Hình chiếu chính (thường là hình chiếu từ trước) được chọn để thể hiện nhiều nhất hình dạng của vật thể. Trong thực tế, khơng cần thiết vẽ cả sáu hình chiếu, có khi dùng các hình chiếu biểu diễn khác (hình cắt, mặt cắt hình chiếu phụ …) để thể hiện vật thể một cách hồn chỉnh, rõ ràng, chính xác và đơn giản.
Hình 5-1. Sáu hình chiếu cơ bản.
5.1.3 Phương pháp biểu diễn các hình chiếu
Đối với phương pháp chiếu góc tư thứ nhất (hình 5-2) cịn gọi là phương pháp E, vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu. Phương pháp này được nhiều nước châu Âu và thế giới sử dụng. Tiêu chuẩn Việt Nam cũng áp dụng phương pháp này.
Hình 5-2. Phương pháp chiếu góc tư thứ nhất
Các nước ở châu Mỹ sử dụng phương pháp chiếu góc tư thứ ba (hình 5-3) còn gọi là phương pháp A. Phương pháp này quy định mặt phẳng chiếu được đặt giữa người quan sát và vật thể.
Hình 5-3. Phương pháp chiếu góc tư thứ ba. 48
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 128-1982 nguyên tắc chung về biểu diễn quy định bản vẽ có thể dùng một trong hai phương pháp E hoặc A, và phải có dấu đặc trưng của phương pháp đó. Hình 5- 4 a) là dấu hiệu đặc trưng của phương pháp E và hình 5-4 b) là dấu hiệu đặc trưng của phương pháp A.
a) b)
Hình 5-4. Ký hiệu phương pháp chiếu.
Trong trường hợp không bố trí hình chiếu theo vị trí quy định thì có thể dùng mũi tên chỉ dẫn để bố trí hình chiếu theo ý người vẽ. Khi đó, trừ hình chiếu chính mỗi hình chiếu phải ký hiệu bằng chữ như hình 5-5. Chữ hoa chỉ hướng chiếu và ghi trên hình chiếu.
Hình 5-5. Hình chiếu bố trí theo ý người vẽ.
5.1.4 Hình chiếu riêng phần
Hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần của vật thể. Hình chiếu riêng phần được dùng trong trường hợp khơng cần thiết phải vẽ tồn bộ hình chiếu cơ bản.
a) b)
Hình 5-6. Hình chiếu riêng phần.
Các quy định:
- Nếu phần vật thể được biểu diễn có ranh giới rõ rệt thì chỉ vẽ phần trong phạm vi ranh giới đó (hình 5-6a).
- Nếu phần vật thể khơng có ranh giới rõ ràng thì được giới hạn bằng nét lượn sóng. (hình 5- 6b).
- Hình chiếu riêng phần được ghi chú như hình chiếu phụ.
5.1.5 Hình chiếu phụ
Hình chiếu phụ là hình chiếu một phần của vật thể trên mặt phẳng chiếu không song song với mặt phẳng chiếu cơ bản.
Hình chiếu phụ được dùng trong trường hợp vật thể có bộ phận nào đó, nếu biểu diễn trên mặt phẳng chiếu cơ bản thì sẽ bị biến dạng về hình dạng và kích thước.
Hình 5-7. Hình chiếu phụ. Các quy định:
- Nếu hình chiếu phụ được biểu diễn ở vị trí liên hệ trực tiếp ngay cạnh hình chiếu cơ bản thì khơng cần ghi ký hiệu (hình 5-7a).
- Nếu hình chiếu phụ được đặt ở vị trí khác thì trên hình chiếu phụ có ghi ký hiệu bằng chữ chỉ tên hình chiếu (hình 5-7b).
- Để tiện bố trí, các hình biểu diễn có thể xoay hình chiếu phụ về vị trí thuận tiện. Khi đó trên ký hiệu bằng chữ có vẽ thêm mũi tên cong để chỉ chiều xoay (hình 5-7c).
5.1.6 Hình trích
Hình trích là hình biểu diễn chi tiết (thường được phóng to) trích ra từ một hình biểu diễn đã có. Hình trích thể hiện rõ ràng, tỷ mỷ thêm về đường nét, hình dạng, kích thước của bộ phận được biểu diễn.
Hình 5-8. Hình trích Các quy định:
Dùng đường tròn hoặc đường trái xoan nét liền mảnh khoanh phần được trích, kèm theo số thứ tự bằng chữ số La mã
Trên hình trích có chỉ số thứ tự tương ứng và tỷ lệ. Ví dụ: I/TL 2:1 (Hình 5-8).
5.1.7 Hình rút gọn
Hình rút gọn dùng trong trường hợp chi tiết có kích thước chiều dài lớn gấp nhiều lần so với chiều cao và chiều rộng, chi tiết có tiết diện khơng đổi hoặc thay đổi đều (Hình 5-9).
Ví dụ:
Hình 5-9. Hình rút gọn. Các quy định:
Dùng nét lượn sóng hoặc nét chấm gạch mảnh để giới hạn phần đã được rút gọn. Khi ghi kích thước vẫn phải ghi đầy đủ chều dài của vật thể.