Các loại hình cắt

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng day học phần hình họa vẽ kỹ thuật (Trang 78 - 83)

Chương 7 : HÌNH CẮT MẶT CẮT

7.4 Các loại hình cắt

7.4.1 Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt. a. Hình cắt đứng

Hình cắt đứng là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Ví dụ: Hình 7-7.

Quy định: Các hình cắt đứng, bằng, cạnh nếu cắt qua trục đối xứng và biểu diễn ở vị trí

hình chiếu cơ bản tương ứng thì khơng cần ghi ký hiệu.

Hình 7-7. Hình cắt đứng.

b. Hình cắt bằng

Hình cắt bằng là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu bằng. Ví dụ, hình 7-8.

Hình 7-8. Hình cắt bằng.

c. Hình cắt cạnh

Hình cắt cạnh là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh. Ví dụ, hình 7-9.

Hình 7-9. Hình cắt cạnh.

d. Hình cắt nghiêng

Hình cắt nghiêng là hình cắt có mặt phẳng cắt khơng song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản nào. Ví dụ, hình 7-10.

Hình 7-10. Hình cắt nghiêng.

Quy ước: Cách bố trí và ghi chú hình cắt nghiêng tương tự hình chiếu phụ.

7.4.2 Hình cắt bậc

Hình cắt bậc là hình cắt có các mặt phẳng cắt song song với nhau và song song với mặt phẳng chiếu. Ví dụ, hình 7-11.

Quy ước: Mọi trường hợp hình cắt bậc và hình cắt xoay đều phải có ghi chú vết mặt

phẳng cắt và tên hình cắt.

Hình 7-11. Hình cắt bậc.

7.4.3 Hình cắt xoay

Hình cắt xoay là hình cắt có các mặt phẳng cắt giao nhau. Ví dụ: Hình 7-12.

Cách vẽ: Sau khi tưởng tượng cắt xong, ta xoay một mặt phẳng và các phần tử có liên quan về trùng với mặt phẳng kia rồi chiếu lên mặt phẳng chiếu.

Hình 7-12. Hình cắt xoay. Hình 7-13. Hình cắt riêng phần.

7.4.4 Hình cắt riêng phần

Hình cắt riêng phần là hình cắt một phần nhỏ để thể hiện hình dạng bên trong của vật thể. Ví dụ, hình 7-13.

Quy ước: Nếu biểu diễn hình cắt riêng phần ra ngồi hình chiếu thì cần ghi chú. Nếu

biểu diễn hình cắt riêng phần ngay ở vị trí hình chiếu tương ứng thì giới hạn hình cắt bằng

nét lượn sóng; nét này khơng trùng với bất kỳ đường nét nào của bản vẽ và khơng cần ghi

chú.

7.4.5 Hình cắt kết hợp (Hình cắt ghép)

Hình cắt kết hợp là trên một hình chiếu cơ bản của vật thể, ghép một phần hình chiếu với một phần hình cắt hoặc ghép các phần hình cắt với nhau. Ví dụ: Hình 7-14, 7-15.

Hình 7-14. Hình 7-15.

Quy định:

- Nếu hình biểu diễn đối xứng thì đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt được vẽ bằng nét chấm gạch mảnh (trục đối xứng). Nên đặt hình cắt ở phia bên phải của hình biểu diễn. (Hình 7-14).

- Nếu nét liền đậm trùng vói trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách khi ghép hình chiếu với hình cắt. Vị trí nét lượn sóng được xác định tùy theo cạnh của vật thể

trùng với trục đối xứng là khuất hay thấy. (Hình 7-15)

- Nếu hình biểu diễn khơng đối xứng thì đường phân cách đó được vẽ bằng nét lượn sóng (Hình 7-16).

Hình 7-16

7.4.6 Cách vẽ và cách đọc hình cắt a.Cách vẽ hình cắt

Tuỳ theo đặc điểm cấu tạo và hình dạng của từng vật thể mà chọn loại hình cắt cho thích hợp. Khi vẽ trước hết phải xác định rõ vị trí của mặt phẳng cắt và hình dung được phần vật thể cịn lại để vẽ hình cắt. Trình tự vẽ như sau:

- Vẽ các đường bao ngoài của vật thể (Hình 7-17a)

- Vẽ phần bên trong của vật thể như lỗ, rãnh… (Hình 7-17b)

- Vẽ các đường gạch gạch ký hiệu vật liệu trên mặt cắt (Hình 7-17c) - Viết ghi chú cho hình cắt nếu có.

Hình 7-17

b.Cách đọc hình cắt

Cách đọc hình cắt cũng tương tự như cách đọc hình chiếu, nhưng cần chú ý đặc điểm của hình cắt là dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt vật thể để thể hiện hình dạng bên trong của vật thể. Trình tự đọc hình cắt như sau:

(Ví dụ hình 7-18)

- Xác định vị trí mặt phẳng cắt;

- Hình dung hình dạng cấu tạo bên trong của vật thể, căn cứ theo các đường gạch gạch trên

hình cắt để phân biệt phần cấu tạo bên trong và

phần tiếp xúc với mặt phẳng cắt.

- Hình dung tồn bộ hình dạng vật thể, sau khi phân tích hình dạng từng phần, tổng hợp lại để

hình dung tồn bộ vật thể. Hình 7-18

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng day học phần hình họa vẽ kỹ thuật (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)