Các loại mặt cắt

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng day học phần hình họa vẽ kỹ thuật (Trang 83 - 88)

Chương 7 : HÌNH CẮT MẶT CẮT

7.5 Các loại mặt cắt

Cách ghi chú trên mặt cắt cũng giống như cách ghi chú trên hình cắt. Mọi trường hợp của mặt cắt đều có ghi chú, trừ trường hợp mặt cắt đó là hình đối xứng, đồng thời vết mặt phẳng cắt thì chỉ vẽ nét cắt và mũi tên. (Hình 7-19, 7-20)

Hình 7-19.

Cho phép xoay mặt cắt đi một góc tuỳ ý nhưng phải vẽ ký hiệu biểu thị mặt cắt đã được xoay (Hình 7-20a). Nếu có nhiều mặt cắt giống nhau về hình dạng nhưng khác nhau về vị trí trên vật thể thì các mặt cắt đó được ký hiệu cùng một chữ hoa (Hình 7-20b)

Hình 7-20.

Nếu mặt phẳng cắt cắt qua lỗ hay qua các phần lõm là các mặt trịn xoay thì đường bao của lỗ hay phần lõm đó được vẽ đầy đủ trên mặt cắt (Hình 7-21).

Hình 7-21

Trường hợp đặc biệt, cho phép dùng mặt trụ là mặt cắt. Khi đó mặt cắt được trải

phẳng (Hình 7-22)

Hình 7-22.

7.5.1 Mặt cắt chập

Mặt cắt chập là mặt cắt được đặt ngay trên hình chiếu tương ứng. Ví dụ: Hình 7-23.

Hình 7-23.

Quy ước, đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh, đường bao của hình

chiếu tương ứng tại chỗ mặt cắt chập vẫn vẽ đầy đủ bằng nét cơ bản.

7.5.2 Mặt cắt rời

Mặt cắt rời là mặt cắt đặt ở ngồi hình biểu diễn tương ứng. Ví dụ:

Hình 7-24 Hình 7-25

Quy ước, đường bao mặt cắt rời được vẽ bằng các nét cơ bản (Hình 7-25). Cho phép đặt

mặt cắt lìa của hình chiếu (Hình 7-24).

Câu hỏi ôn tập:

1. Sự giống và khác nhau của hình cắt và mặt cắt? Cho ví dụ

2. Khi nào thì dùng hình cắt bậc, hình cắt xoay? Cho ví dụ. Quy ước vẽ chúng như thế

nào?

3. Thế nào là hình cắt đứng, bằng, cạnh, nghiêng? Cho ví dụ từng loại. 4. Thế nào là hình cắt riêng phần? Cho ví dụ.

5. Khi nào dùng hình kết hợp? Thế nào là hình cắt kết hợp? Cho ví dụ. 6. So sánh mặt cắt rời và mặt cắt chập? Cho ví dụ.

Bài tập:

1. Trên hình 7-26 cho hai hình chiếu cơ bản của vật thể và ba mặt cắt A-A. Hãy tìm mặt cắt đúng? Nói rõ những chỗ sai của mặt cắt cịn lại.

Hình 7-26.

2. Trên hình 7-27 cho một hình chiếu chính và sáu mặt cắt. Hãy ghi ký hiệu mặt cắt A- A; B-B … trên các mặt cắt tương ứng.

Hình 7-27.

3. Tìm hình chiếu thứ ba và vẽ hình cắt thích hợp của các hình sau (Hình 7-28)

Hình 7-28.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn. Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Sách dùng cho

các trường đào tạo hệ cao đẳng). NXB Giáo dục, 2008.

[2] Phạm thị Hoa, Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Dùng trong các trường THCN) NXB Hà Nội, 2005.,

[3] Trần Hữu Quế, Đặng văn Cừ, Nguyễn văn Tuấn, Vẽ kỹ thuật cơ khí - Tập 1, NXB Giáo Dục, 2007.

[4] Trần Hữu Quế, Nguyễn văn Tuấn, Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí- Tập 1 (Sách

dùng cho các trường đào tạo hệ cao đẳng), Nxb Giáo Dục, 2007.

[5] Nguyễn Đình Diện, Đỗ Mạnh Mơn. Hình học họa hình - Tập 1. NXB Giáo Dục, 2003.

[6] Nguyễn Đình Diện, Đỗ Mạnh Môn. Bài tập Hình học họa hình. NXB Giáo Dục, 2003.

[7] Chu văn Vượng, Bài giảng điện tử môn Vẽ kỹ thuật, Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Sư phạm kỹ thuật, 2006.

[8] http://tieuchuan.vn.

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

Lời nói đầu ........................................................................................................................... .. 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẼ KỸ THUẬT ... ......................................................... ... 3

1.1 Lịch sử phát triển môn học ... ............................................................................. 4

1.2 Vật liệu và dụng cụ vẽ - cách sử dụng ... ........................................................... 4

1.3 Trình tự lập bản vẽ ... .......................................................................................... 6

1.4 Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật. ............................................................... 7

Chương 2: VẼ HÌNH HỌC ................................................................................................ 14

2.1 Vẽ đường thẳng ... ............................................................................................. 15

2.2 Vẽ góc ... ............................................................................................................ 16

2.3 Chia đều đường tròn ......................................................................................... 17

2.4 Vẽ nối tiếp ......................................................................................................... 19

Chương 3: CƠ SỞ BIỂU DIỄN CÁC HÌNH CHIẾU VNG GĨC ... ........................ 22

3.1 Khái niệm về các phép chiếu ........................................................................... 23

3.2 Hình chiếu của điểm, đường, mặt phẳng ... ..................................................... 25

3.3 Hình chiếu của các khối hình học cơ bản ... .................................................... 33

Chương 4: GIAO TUYẾN CỦA VẬT THỂ ... ................................................................. 38

4.1 Giao tuyến của các khối hình học với mặt phẳng ... ....................................... 39

4.2 Giao tuyến giữa các khối hình học .................................................................. 42

Chương 5: HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ...................................................................... 46

5.1 Các loại hình chiếu vật thể ............................................................................... 47

5.2 Bản vẽ hình chiếu của vật thể .......................................................................... 51

Chương 6: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO ... ............................................................................ 60

6.1 Khái niệm về hình chiếu trục đo ...................................................................... 61

6.2 Hình chiếu trục đo thường dùng ...................................................................... 62

6.3 Cách dựng hình chiếu trục đo .......................................................................... 64

Chương 7: HÌNH CẮT - MẶT CẮT ................................................................................. 73

7.1 Khái niệm về hình cắt và mặt cắt ... ................................................................. 74

7.2 Kí hiệu vật liệu trên hình mặt cắt ... ................................................................. 74

7.3 Các quy định chung của hình cắt, mặt cắt ... .................................................... 77

7.4 Các loại hình cắt ... ............................................................................................ 77

7.5 Các loại mặt cắt ... ............................................................................................. 82

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng day học phần hình họa vẽ kỹ thuật (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)