KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác định lượng vết asen trong môi trường nước bằng phương pháp von ampe hòa tan (Trang 38 - 41)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.5. KẾT LUẬN CHUNG

SV là phƣơng pháp phân tích nhạy, cho phép xác định đƣợc lƣợng vết các ion kim loại trong mẫu nƣớc môi trƣờng mà không cần phải tiến hành các bƣớc làm giàu trƣớc phức tạp; đặc biệt phƣơng pháp có giá thành phân tích thấp và kinh phí đầu tƣ thiết bị có thể chấp nhận đƣợc. Vì vậy, đây có thể là hƣớng lựa chọn phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế về phân tích xác định asen trong nƣớc tự nhiên tại Việt Nam.

Nhƣng, việc nghiên cứu phát triển phƣơng pháp von-ampe và các phƣơng pháp điện hóa khác để phân tích asen cũng gặp một số khó khăn. Độ hồi phục của kết quả phân tích khơng cao, khi sử dụng điện cực đĩa rắn hoặc điện cực màng, là nguyên nhân chủ yếu hạn chế khả năng áp dụng [81]. Ngoài ra, do asen là một á kim, không dẫn điện tốt, nên việc phân tích ngun tố này bằng phƣơng pháp điện hóa khơng gặp nhiều thuận lợi nhƣ khi phân tích các ion kim loại. Một số hƣớng khắc phục đã đƣợc nghiên cứu áp dụng (mục 1.2.5.1). Xu hƣớng áp dụng các loại điện cực làm việc mới nhƣ vi điện cực, mảng siêu vi điện cực, điện cực kim cƣơng,… kết hợp với việc biến tính bề mặt bằng hạt vàng nano, hay nhờ sự hỗ trợ của sóng âm tần số thấp đã giúp cải thiện đƣợc một phần các vấn đề đã nêu. Nhƣng các xu hƣớng này lại gây ra một số vấn đề mới, nhƣ khả năng tăng

chi phí phân tích, do sử dụng điện cực chế tạo bằng kỹ thuật cao, nhiều trƣờng hợp yêu cầu phải nâng cấp thiết bị,… trƣớc mắt chƣa thể phù hợp với các phịng thí nghiệm thiếu hụt tài chính.

Ở Việt Nam, do hạn chế về điều kiện kỹ thuật, chƣa có các nghiên cứu sử dụng các loại điện cực mới để hoàn thiện phƣơng pháp điện hóa xác định asen; ít cơng trình nghiên cứu phân tích định dạng riêng AsIII và AsV bằng điện hóa [18,[59].

Do giới hạn nồng độ tối đa cho phép của asen trong nƣớc uống là 10 µg/L [2,[95,[124] khá cao, nên yêu cầu về độ nhạy khi phân tích asen trong nƣớc không quá nghiêm ngặt. Nhƣng, độ hồi phục của kết quả phân tích asen mới là yêu cầu khó, cần phải đạt đƣợc. Sử dụng điện cực HMDE để phân tích asen bằng phƣơng pháp CSV, cho phép thu đƣợc kết quả có độ hồi phục tốt hơn, nhƣng Hg là nguyên tố rất độc hại, có thể gây ra những nguy cơ về mặt môi trƣờng và an tồn phịng thí nghiệm. Dùng điện cực đĩa rắn Au cho phép phân tích đƣợc asen với độ nhạy tốt, nhƣng độ hồi phục khơng tốt, ngồi ra phải sử dụng axit nồng độ cao làm dung dịch nền, dễ gây hƣ hỏng thiết bị, tốn hóa chất, dễ bị nhiễm bẩn. Điện cực màng vàng, AuFE, tuy cũng không cho độ hồi phục tốt, nhƣng dễ chế tạo, có độ nhạy cao và khơng cần dùng axit nồng độ cao làm nền. Nếu nghiên cứu cải thiện đƣợc độ hồi phục của AuFE, thì loại điện cực này kết hợp với phƣơng pháp DP-ASV sẽ là một lựa chọn đơn giản, khả thi nhất đối với điều kiện của hầu hết các phịng thí nghiệm ở Việt Nam.

Có hai biện pháp khác nhau để xác định riêng AsIII và AsV trong mẫu phân tích. Biện pháp thƣờng đƣợc sử dụng nhất là phân tích mẫu chƣa qua xử lý hóa học để xác định riêng AsIII; sau đó dùng chất khử hóa học để khử AsV trong mẫu về AsIII và xác định tổng asen vô cơ. Dựa vào kết quả xác định tổng asen vô cơ và kết quả xác định riêng AsIII, có thể tính đƣợc nồng độ AsV. Một số tác giả đã tiến hành định lƣợng riêng AsIII và AsV vô cơ dựa vào khả năng khử AsV bằng biện pháp điện hóa ở thế khoảng -1,6 đến -1,4 V trong môi trƣờng HCl [18,[61].

Nhƣng biện pháp khử điện hóa có một số hạn chế cơ bản nhƣ, ở thế khử quá âm cực làm việc bị bọt khí H2 bao phủ, gây ảnh hƣởng đến q trình chuyển chất trên bề mặt điện cực; ngồi ra, điện phân ở thế quá âm dễ gây nhiễm bẩn điện cực do tạp chất kim loại có thể có trong dung dịch phân tích.

Vì vậy, lựa chọn chất khử hóa học thích hợp để khử AsV, sao cho quy trình khử đơn giản, ít tốn thời gian, hiệu suất khử cao, ổn định và không ảnh hƣởng đến việc xác định asen tiếp sau, là hƣớng nghiên cứu thích hợp nhất

Hồn thành đƣợc những nội dung nghiên cứu cần thiết đã nêu trên sẽ góp phần hiệu quả cho việc phát triển một phƣơng pháp phân tích SV thích hợp với điều kiện các phịng thí nghiệm ở Việt Nam, phục vụ tốt cho nhu cầu cấp bách về quan trắc nồng độ asen trong các nguồn nƣớc tự nhiên ở nƣớc ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác định lượng vết asen trong môi trường nước bằng phương pháp von ampe hòa tan (Trang 38 - 41)