Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan

Một phần của tài liệu 1. Báo cáo Thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Tủa Chùa (Trang 32 - 41)

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1.1. Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan

liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực, UBND huyện đã xây dựng và ban hành các văn bản để cụ thể hóa các văn bản của Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường và tỉnh Điện Biên về quản lý, sử dụng đất đai. Việc thực hiện các văn bản nhằm cụ thể hoá các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn đã triển khai thực hiện có hiệu quả trong việc sử dụng đất.

Ngoài ra, hàng năm huyện đều tổ chức hội nghị phổ biến đến toàn thể cán bộ, cơng chức, viên chức trên tồn huyện, đồng thời phổ biến Luật Đất đai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, như: mở các chuyên mục trên đài phát thanh truyền hình…Chỉ đạo các cơ quan, phòng ban, đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch để triển khai đầy đủ đến cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Đất đai đến toàn thể nhân dân trên địa bàn các xã, thị trấn để từ đó, từng bước nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về pháp luật đất đai.

1.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính là đặc biệt quan trọng đối với các xã huyện nói chung và đối với huyện Tủa Chùa nói riêng. Bản đồ địa giới hành chính các cấp đã xây dựng và cập nhật thường xuyên với các tỷ lệ tương ứng, theo quy mơ diện tích của từng xã, thị trấn.

Thực hiện Chỉ thị 364/CT-TTg ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng bản đồ địa giới hành chính các xã, thị trấn. UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành hoạch định ranh giới hành chính các xã, thị trấn, cắm mốc giới ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn từng xã, thị trấn. Thực hiện Nghị quyết 815/NQ-UBTVQH14 ngày 21/11/2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Điện Biên, thực hiện sáp nhập 1 phần diện tích của xã Mường Báng vào thị trấn Tủa Chùa. Đến nay, địa giới hành chính giữa các xã, thị trấn trong huyện cũng như các xã thuộc

huyện giáp ranh đã được thống nhất rõ ràng, xác định bằng yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.

Hồ sơ về địa giới hành chính của các xã, thị trấn đều được lưu trữ, quản lý cả ở dạng giấy và ở dạng số để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng các loại hồ sơ, tư liệu đảm bảo đúng quy định pháp luật.

1.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Đến thời điểm hiện tại, 12/12 xã, thị trấn của huyện Tủa Chùa đã được đo đạc bản đồ địa chính theo dự án đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với diện tích đã được đo đạc 18.419,55 ha đất ở, đất nông nghiệp chiếm 26,9% diện tích tự nhiên tồn huyện. Thực hiện đo đạc để giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Kế hoạch số 388/KH- UBND ngày 20/2/2013 của UBND tỉnh với tổng diện tích được đo đạc là 21.166,33 ha, chiếm 30,9% diện tích tự nhiên tồn huyện.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp xã được xây dựng đúng theo quy định qua các kỳ kiểm kê đất đai (năm 2014 và 2019) phản ánh đúng thực tế hiện trạng sử dụng ở thời điểm thành lập. Đây là nguồn tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện đã được lập trên cơ sở kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 và kiểm kê đất đai năm 2019, chất lượng đảm bảo theo nội dung, phương pháp, trình tự thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 và Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 ngày 12 tháng 2018. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện được thành lập trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của các ngành, lĩnh vực.

Nhìn chung cơng tác đo đạc, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cơng tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở huyện Tủa Chùa được thực hiện khá tốt, kịp thời làm cơ sở quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.

1.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Trong những năm qua, UBND huyện đã

chỉ đạo Phịng Tài ngun và Mơi trường, các cơ quan đơn vị, UBND các xã, thị trấn tập trung các nguồn lực đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm huyện Tủa Chùa để làm cơ sở cho công tác quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Huyện đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011-2020 và được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Quyết định số 170/QĐ-UBND ngày 19/3/2014 của UBND tỉnh Điện Biên về việc xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015), kế hoạch sử dụng đất các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện được thực hiện đúng quy trình, đúng tiến độ. Quy hoạch sử dụng đất có sự liên kết đồng bộ với quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch ngành khác, bước đầu khắc phục dược sự chồng chéo, tồn tại và hạn chế giữa các loại quy hoạch. Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được nâng cao, phù hợp với thực trạng nhu cầu, định hướng sử dụng đất trên địa bàn.

1.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn 2011-2020

Trên cơ sở các quy định của pháp luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đất khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác trên địa bàn huyện đã được thực hiện theo đúng các quy định pháp luật. Việc quy định chặt chẽ các căn cứ, điều kiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất tiết kiệm.

- Về giao đất: từ ngày 01/7/2014 đến ngày 31/12/2020, UBND huyện đã ban hành quyết định giao đất cho 154 trường hợp với diện tích 3,54 ha, trong đó giao đất ở thơng qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất cho 86 trường hợp với diện tích 1,52 ha, giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho 68 trường hợp với diện tích 1,92 ha;

- Về chuyển đổi mục đích sử dụng đất: từ ngày 01/7/2014 đến ngày 31/12/2020, UBND huyện đã ban hành quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho 70 trường hợp với diện tích 1,2 ha.

- Về thu hồi đất: từ ngày 01/7/2014 đến ngày 31/12/2020, UBND huyện đã ban hành quyết định thu hồi đất cho 32 cơng trình, dự án với tổng diện tích thu hồi là 213,27 ha.

1.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Việc lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cơ bản được thực hiện theo đúng trình tự quy định. Căn cứ bản đồ thu hồi đất được phê duyệt, biên bản kiểm kê tại thực địa; căn cứ vào các quy định của pháp luật, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng tiến hành lập phương án bồi thường, hỗ trợ. Sau khi lập xong dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng đã phối hợp với UBND xã, thị trấn nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tại trụ sở UBND xã, thị trấn và nhà văn hóa của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Thời gian niêm yết tối thiểu là 20 ngày. Việc tổ chức lấy ý kiến được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND xã thị trấn, UBMTTQ Việt Nam xã, thị trấn và đại diện những người có đất thu hồi.

Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được Hội đồng thẩm định trình UBND huyện phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng đã phối hợp với UBND các xã thị trấn nơi có đất thu hồi phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở UBND các xã thị trấn và tại nhà văn hóa khu dân cư nơi có đất thu hồi. Đồng thời gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quyết định thu hồi đất đến cho từng người có đất thu hồi. Thơng báo thời gian chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi được biết.

Trong thời gian qua, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng triển khai các dự án trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực. Việc thực hiện các chương trình, dự án có sự thống nhất cao về chủ trương và đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện tương đối đồng bộ, chặt chẽ, có hiệu quả, nhất là sự chỉ đạo tích cực trực tiếp và thường xuyên của UBND huyện, đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện nên các công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng triển khai các dự án trên địa bàn huyện đều cơ bản hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra. Tuy nhiên bên cạnh đó cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc như: Giá đất cụ thể để áp dụng trong bồi thường vẫn còn thấp, chưa sát với giá thị trường do vậy phần nào đó cịn gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

trợ, tái định cư cho 1.378 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức với tổng số tiền là 54 tỷ đồng, trong đó: bồi thường thu hồi đất bằng tiền 26,3 tỷ đồng, hỗ trợ thu hồi đất bằng tiền 27,7 tỷ đồng.

1.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thực hiện quy định tại Điều 95 của Luật Đất đai, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban liên quan và UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện đăng ký đất đai theo quy định. Tuy nhiên, do nhận thức của một bộ phận người dân chưa cao nên đến nay vẫn còn một số thửa đất chưa được đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định.

Về cơng tác đo đạc: tính từ ngày 01/7/2014 đến 31/12/2020 trên địa bàn huyện đã tiến hành đo đạc được 18.419,55 ha đất ở, đất nông nghiệp, chiếm 26,9% diện tích tự nhiên tồn huyện (theo dự án đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư), thực hiện đo đạc để giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Kế hoạch số 388/KH-UBND ngày 20/2/2013 của UBND tỉnh với tổng diện tích được đo đạc là 21.166,33 ha, chiếm 30,9% diện tích tự nhiên tồn huyện.

- Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: tính từ 01/7/2014 đến ngày 31/12/2020, đã cấp được 19.164 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích cấp là 47.124,47 ha cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn.

Nhìn chung, cơng tác đo đạc, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn bước đầu đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng như đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đất. Tuy nhiên, do thực hiện đo đạc bản đồ địa chính theo chương trình dự án do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư chưa được đo đạc khép kín, đo đạc để thực hiện giao đất, giao rừng theo Kế hoạch số 388/KH-UBND được đo bằng máy GPS nên độ chính xác cịn chưa được cao, cịn có sự sai sót, bất cập dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong cơng tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn.

1.1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thống kê đất đai được thực hiện 01 năm 01 lần và kiểm kê đất đai 05 năm một lần đều đã được chỉ đạo thực hiện đảm bảo về thời gian và tiến độ, chất lượng số liệu, hồ sơ thống kê, kiểm kê đất đai được Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá đạt yêu cầu theo quy định.

Năm 2019, huyện Tủa Chùa đã tiến hành công tác tổng kiểm kê đất đai theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Cơng tác

thống kê đất đai đã được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Báo cáo, số liệu thống kê diện tích đất đai hàng năm đã rà sốt, thống kê theo các mục đích và đối tượng sử dụng tồn bộ diện tích đất đai trong địa giới hành chính của cấp xã, cấp huyện; thành lập được bộ số liệu về đất đai cấp xã, cấp huyện; đánh giá, xác định nguyên nhân biến động sử dụng đất trong năm. Kết quả của công tác thống kê, kiểm kê đất đai chính là nguồn các tài liệu quan trọng về đất đai, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn

Một phần của tài liệu 1. Báo cáo Thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Tủa Chùa (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)