4.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp
Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển các ngành kinh tế - xã hội. Việc đánh giá tiềm năng về mặt lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ để định hướng sử dụng đất lâu dài, nhằm khai thác sử dụng tiết kiệm và hợp lý. Ngược lại nếu không đánh giá đúng tiềm năng và khả năng thích ứng của từng loại đất với các mục đích sử dụng thì hiệu quả sử dụng đất thấp, dẫn đến hủy hoại đất, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội.
Đánh giá tiềm năng đất đai là xác định được diện tích đất thích hợp với từng mục đích sử dụng trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên của đất và các mối quan hệ trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tiềm năng đất đai không chỉ là khả năng khai thác đất chưa sử dụng mà còn là khả năng khai thác chiều sâu đối với đất đang sử dụng bằng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp liên quan chặt chẽ và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, xã hội như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nơng hóa của đất, khí hậu thời tiết, địa hình, khả năng tưới tiêu, vốn, lao động cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm...
* Tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp
Đất đai trên địa bàn huyện phù hợp cho phát triển lúa nước, lúa nương, ngô, khoai, sắn, đậu tương, chè… và phù hợp cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tiềm năng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trước hết là sử dụng hợp lý 37.974,88 ha đất sản xuất nơng nghiệp hiện có.
Trong giai đoạn tới, việc đầu tư thủy lợi, chủ động tưới tiêu nước hợp lý sẽ tạo điều kiện để mở rộng diện tích lúa ruộng, giảm dần diện tích lúa nương, đồng thời nghiên cứu phát triển một số loại cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả, cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện tự nhiên tại các xã của huyện …
chăn thả rộng để phát triển mơ hình chăn ni đại gia súc.
Đối với đất trồng cây lâu năm: Với đặc trưng điều kiện tự nhiên của huyện là đồi núi thấp, đất tốt, nhiều mùn, độ ẩm và lượng mưa lớn, đặc biệt thích hợp với giống chè Shan tuyến. Chè Shan được trồng chủ yếu ở các xã vùng cao như Sính Phình, Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Sín Chải. Việc trồng chè cũng được gắn liền với phát triển kinh tế đồng bào vùng cao. Khả năng mở rộng diện tích đất trồng chè khơng cịn nhiều nhưng tiềm năng để nâng cao năng suất cây chè trên địa bàn huyện vẫn cịn tương đối nhiều.
Khu vực ven sơng Nậm Mức và sông Đà thuộc địa bàn các xã Trung Thu, Xá Nhè, Sính Phình, Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng, đất đai thích hợp trồng các loại cây hàng năm khác như đậu tương, lạc, sắn,… cho năng suất cao.
Ngồi ra, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đất đai của huyện cịn rất thích hợp với việc trồng cây mắc ca. Đây là loại cây có giá trị cao, mang lại nguồn thu nhập tốt cho người dân. Với diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn là tiềm năng để có thể phát triển loại cây này trên địa bàn huyện trong tương lai.
* Tiềm năng đất để phục vụ phát triển lâm nghiệp
Đất đai huyện Tủa Chùa nằm ở khu vực có độ dốc lớn, phần lớn thích hợp với trồng rừng. Trong thời gian qua huyện đã thực hiện khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên để tăng độ che phủ rừng được chuyển đổi từ diện tích đất trồng cây hàng năm khác. Trong thời gian tới, trên cơ sở diện tích có thể chuyển đổi, huyện tiếp tục duy trì diện tích đất rừng, giao khoán cho các hộ gia đình thực hiện chăm sóc, trồng mới.
* Tiềm năng đất để phát triển nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản của tồn huyện hiện nay có khoảng gần 16 ha, tuy nhiên phân bố khơng tập trung, hình thức ni trồng phân tán, nhỏ lẻ, năng suất thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao. Tuy nhiên, thời gian tới, nếu có hướng đầu tư thêm về khoa học kỹ thuật, lựa chọn giống thích hợp, cho năng suất cao thì khả năng đem lại hiệu quả sản xuất trên diện tích hiện có là tương đối lớn. Có thể tận dụng diện tích mặt nước tại các hồ như Sung Ún (Mường Báng), hồ C3, Háng
Sung (Sính Phình)… để ni trồng thủy sản khoảng hơn 6 ha. Ngồi ra, hiện tại cơng trình thủy điện Sơn La đã hồn thành, một diện tích lớn đất nơng nghiệp của huyện bị ngập, trong đó, diện tích có thể tận dụng để nuôi trồng thủy sản khoảng 18,46 ha (dự kiến phát triển nuôi thả cá lồng) tại các xã Lao Xả Phình, Tả Sìn Thàng, Sín Chải, Huổi Só. Đây là tiềm năng lớn cho việc phát triển thủy sản của huyện.
4.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp
4.2.1. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp
Các chỉ tiêu chính để xác định mức độ thuận lợi đối với việc xây dựng và phát triển cơng nghiệp gồm: vị trí địa lý, địa hình, địa chất, nguồn nguyên liệu, điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn lao động và chính sách đầu tư phát triển kinh tế, xã hội.
Huyện Tủa Chùa có nhiều tiềm năng để phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trước hết là các yếu tố nội lực bao gồm: nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, các loại khoáng sản phong phú sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp khai thác đá, cơng nghiệp khai khống (tại khu vực các
xã Sín Chải, Trung Thu, Tả Phìn,…). Các sản phẩm nơng nghiệp, đặc biệt là chè
có nhiều điều kiện phát triển trong thời gian tới sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển. Các cơ sở xay xát chế biến lương thực (ngơ, thóc) có thể được xây dựng với quy mô lớn tại khu vực thị trấn, trung tâm cụm xã để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài huyện. Riêng đối với cây chè, để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá thành sản phẩm, trong tương lai, cần đầu tư xây dựng, nâng cấp các xưởng chế biến chè tại khu vực các xã Sính Phình, Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Sín Chải. Ngồi ra, việc phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (bao gồm các ngành truyền thống như rèn, thêu dệt thổ cẩm,…) cũng nằm trong mục tiêu phát triển chung của huyện.
Giai đoạn tới, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là việc hoàn thiện hệ thống đường giao thông, và đường điện, sẽ tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp phát triển. Tiềm năng đất để phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện trong giai đoạn tới tập trung tại khu vực có nguồn ngun liệu như Sín Chải, Mường Báng (Mỏ quặng chì, kẽm,..), Sính Phình (chè) và khu trung tâm thị trấn, Mường Báng để phát triển các khu công nghiệp, khu sản xuất, chế biến.
4.2.2. Tiềm năng đất đai để phát triển đô thị
Với nhịp độ phát triển như hiện nay, quỹ đất đô thị trên địa bàn thị trấn Tủa Chùa nhìn chung vẫn đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trấn nói riêng và tồn huyện nói chung. Tuy nhiên, cần nâng cấp, bố trí khu dân cư hợp lý và hoàn thiện cơ sở hạ tầng để trở thành đô thị hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Thị trấn Tủa Chùa có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội. Mạng lưới giao thông trên địa bàn thị trấn có 2 cửa ngõ để liên kết với hệ thống giao thơng liên vùng chính: phía Đơng
Nam là đường đi Tuần Giáo, phía Tây Bắc là đường đi Sính Phình. Bên cạnh đó, với việc mở rộng một phần diện tích sang xã Mường Báng cũng là điều kiện để thúc đẩy và phát triển đô thị trên địa bàn huyện.
4.2.3. Tiềm năng đất đai để xây dựng khu dân cư nông thôn
Hiện tại các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện phân bố nhỏ lẻ, chưa tập trung. Trong tương lai, các khu dân cư nơng thơn có thể được phát triển và mở rộng ở những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng tốt hơn về giao thông, thuỷ lợi, điện, nước… thuận lợi cho sản xuất, buôn bán và sinh hoạt tạo thành các trung tâm xã, trung tâm cụm xã.
Mặt khác, có thể bố trí lại các khu dân cư quanh các khu trung tâm xã, dọc theo các tuyến đường chính của huyện nhằm phát triển đời sống nhân dân và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng của mỗi dân tộc.
4.2.4. Tiềm năng đất đai cho phát triển dịch vụ - du lịch
Tủa Chùa là một huyện miền núi vùng cao, có khí hậu bốn mùa tương đối mát mẻ, phong cảnh đẹp, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Sự đa dạng, phức tạp của địa hình, địa mạo tạo nên những nét độc đáo về cảnh quan thiên nhiên như hang động tại Xá Nhè, Tả Phìn, rừng thơng ở Trung Thu. Trên địa bàn huyện hiện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống với những nét văn hóa đặc sắc như: dân tộc Thái có phong tục múa xịe, ném cịn,…; đồng bào Mơng có lễ hội ném Pa Pao, múa khèn,… Ngoài ra, các loại đặc sản như chè, rượu Mông Pê, gà đen,… cũng là một nét độc đáo trong phong tục tập quán của người dân trong huyện. Việc khai thác những lợi thế về tự nhiên và nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc sẽ là một cơ hội để phát triển ngành du lịch của huyện.
4.3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng
Quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của huyện theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hoá trong những năm tới sẽ kéo theo sự thay đổi trong việc bố trí sử dụng các loại đất. Như đã phân tích ở trên, trong cơ cấu sử dụng đất hiện nay của huyện diện tích đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ cao, đất chưa sử dụng cịn tương đối ít (793,22 ha)...
Trong giai đoạn tới, để thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất là điều tất yếu. Trước hết là khai thác một phần diện tích đất chưa sử dụng vào việc phát triển nông, lâm nghiệp, tạo vùng sản xuất chuyên canh lúa, ngô, đậu tương, chè,...; vùng chăn ni gia súc tập trung; trồng rừng phịng hộ, rừng sản xuất,...
Để phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, tùy thuộc vào vị trí, nhu cầu của từng khu vực mà có thể phải chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có thể tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đầu tư thâm canh, tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng đa dạng hóa, sử dụng giống mới, năng suất cao, phù hợp với điều kiện phát triển của huyện.