ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cho thấy về chỉ tiêu sử dụng đất các cấp, các ngành là phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến năm 2030 và là cơ sở quan trọng cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Về phương diện kinh tế, thông qua phương án quy hoạch sử dụng đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là ngoài việc nâng cao giá trị sử dụng đất sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Phương án quy hoạch đã tạo ra quỹ đất cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và du lịch, đất ở đô thị và nông thôn... Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách huyện trong thời gian tới thông qua việc đấu giá đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
3.2. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực bảo đảm an ninh lương thực
Trong phương án quy hoạch sử dụng đất, diện tích các loại đất nơng nghiệp (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác) trong những năm sắp tới tiếp tục giảm do việc đầu tư các cơng trình hạ tầng, cơng cộng, khu dân cư nông thôn,… Cụ thể, diện tích đất trồng lúa đến 2030 giảm xuống còn 6.571,46 ha; giảm 68,74 ha, đất trồng cây hàng năm khác giảm xuống còn 13.532,40 ha, giảm 496,75 ha. Đây là điều khơng thể tránh khỏi trong q trình đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho người dân. Theo dự báo, dân số trung bình của huyện đến năm 2030 khoảng 65.000 người, sản lượng lương thực đạt 29.146 tấn thì bình quân lương thực trên đầu người đạt 448,4 kg/người/năm. Như vậy, mặc dù diện tích đất sản xuất nơng nghiệp có giảm nhưng về cơ bảns vẫn đảm bảo an ninh lương thực trước mắt và lâu dài cho người dân trên địa bàn. Phương án quy hoạch đã giảm thiểu diện tích đất trồng lúa chuyển sang các mục đích khác, đặc biệt các khu vực đất trồng lúa chính cho năng suất, sản lượng cao.
3.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất
Phương án quy hoạch sử dụng đất đã tạo thêm quỹ đất ở tại đô thị là 42,85 ha và đất ở tại nông thôn là 103,85 ha để bố trí tái định cư cho các hộ bị giải tỏa, thu hồi đất khi thực hiện các dự án xây dựng cơng trình cơng cộng (giao thơng, thủy lợi, thủy điện,…); bố trí đất cho các hộ tăng thêm tự nhiên, dãn dân và cho dân số tăng cơ học. Phương án quy hoạch đã giải quyết được một phần tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho các hộ gia đình.
Tuy nhiên, khi tiến hành thực hiện các dự án theo phương án quy hoạch, đất đai bị thu hồi; một bộ phần người dân phải di chuyển nơi ở, xây dựng các khu tái định cư. Việc thay đổi nơi sống, sinh kế sẽ tác động không nhỏ đến đời sống người dân. Mặc dù đã được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tuy nhiên, tập tục, quan hệ làng xã, dòng họ… là những vấn đề có bề dầy lịch sử, không dễ một sớm một chiều có thể khắc phục. Hậu quả có thể sẽ lâu dài vì sinh kế bị ảnh hưởng và nhiều nơi các tệ nạn xã hội cũng có điều kiện gia tăng một khi số tiền bồi thường của các dự án khơng được bố trí cho tái sản xuất một cách hợp lý.
3.4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến q trình đơ thị hóa và phát triển hạ tầng đơ thị hóa và phát triển hạ tầng
Phương án quy hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu về đất để xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các cơng trình phúc lợi cơng cộng đảm bảo nâng cao đời sống văn hóa, từng bước xóa dần khoảng cách giữa các xã với thị trấn. Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông huyết mạch; tạo lập, cải thiện môi trường thu hút đầu tư bằng các cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư vào huyện, hỗ trợ doanh nghiệp qua công tác khuyến công và xúc tiến thương mại, ưu tiên cung cấp điện cho sản xuất.
Trong kỳ quy hoạch, dự kiến diện tích đất đơ thị là 1.449,00 ha (đất ở tại đô thị 109,75 ha tăng 42,85 ha); diện tích đất phát triển hạ tầng của huyện tăng thêm trên 314,14 ha nhằm tạo quỹ đất bổ sung để xây dựng thêm các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hạ tầng kinh tế, tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
3.5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất việc tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc
Hiện nay trên địa bàn huyện có 04 di sản được công nhân danh lam, thắng cảnh cấp quốc gia: hang động Xá Nhè, hang động Khó Chua La; hang động Pê Răng Ky; Hang động Thẳm Khến; 1 cơng trình kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh: thành Lồng Vàng; 01 danh lam thắng cảnh cấp tỉnh (Hang động Hấu Chua). Tồn bộ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh này của huyện sẽ được gìn giữ, bảo tồn, tơn tạo cho thế hệ mai sau, đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc của thế hệ trẻ. Phương án quy hoạch sẽ thực hiện trùng tu tôn tạo, kiến trúc thành Vàng Lồng nhằm bảo vệ di tích của địa phương khỏi sự tàn phá của thời gian. Ngồi ra, kết hợp với đó là xây dựng các phương án phát triển cơ sở hạ tầng quanh khu vực các di tích (như làm đường vào và các hạng mục phụ trợ hang động Pê Răng Ky, xã Huổi Só; đường vào Hang Thẩm Khến…) nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút du khách từ các địa phương khác tới thăm quan, du lịch.
3.6. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ
Phương án quy hoạch sử dụng đất đã thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo khả năng thích nghi với từng loại cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và bảo vệ mơi trường: chuyển các vùng đất canh tác nương rẫy trên đất dốc sang trồng rừng, trồng cây lâu năm; chuyển đất rừng nghèo, đất trồng cây hàng năm khác sang trồng các loại cây ăn quả, trồng cây dưới tán rừng… để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho các vùng thiếu đất sản xuất nông nghiệp.
Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên chuyển đổi sang các mục đích khác là 1,20 ha, đến năm 2030, dự kiến sẽ thực hiện trồng thêm gần 15.000 ha đưa diện tích đất lâm nghiệp của huyện đạt 40.500 ha (trong đó đất rừng phịng hộ là 29.300 ha và rừng sản xuất là 11.200 ha) chiếm 59,22% tổng diện tích tự nhiên, đảm bảo duy trì độ che phủ rừng của huyện đến năm 2030 là 40%.