CÁCH TIẾP CẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 53 - 54)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU

2.3. CÁCH TIẾP CẬN

2.3.1. Tiếp cận kế thừa

Kế thừa có chọn lọc các tri thức, kinh nghiệm đã có thơng qua các kết quả nghiên cứu về đất, phân bón, sử dụng đất... thực hiện trên địa bàn vùng nghiên cứu và các vùng khác có các đặc điểm tương tự.

2.3.2. Tiếp cận hệ thống

- Đánh giá chất lượng đất, yếu tố hạn chế trong đất bằng phương pháp tiên tiến, có tính khoa học cao theo hướng dẫn của FAO. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội sẽ được đánh giá riêng rẽ, bao gồm tài ngun khí hậu nơng nghiệp, thủy văn, địa hình, thực vật, hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu cây trồng, hệ thống thủy lợi, các điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở,... Đánh giá tài nguyên được tiến hành trong mối quan hệ giữa sử dụng đất với môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội,... Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS để phân tích, đánh giá, quản lý thơng tin, lưu trữ dữ liệu và xây dựng các loại bản đồ.

- Các giải pháp khoa học công nghệ nhắm khắc phục các yếu tố hạn chế và nâng cao hiệu quả sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đất - phân bón - cây trồng; định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của từng địa phương cũng như tập quán sử dụng và khả năng áp dụng của người dân.

2.3.3. Tiếp cận sinh thái

Sơn La là tỉnh miền núi, hiện trạng phát triển của hệ sinh thái nằm trong điều kiện tự nhiên và xã hội vô cùng phức tạp bao gồm: dân số tăng, tài nguyên suy giảm, phân hoá xã hội, đói nghèo…đang là vấn đề lo ngại. Hoạt động của các thành phần như những động lực của vịng xốy phát triển. Để khắc phục, giải pháp đầu tiên là tập trung vào việc nâng cao hiểu biết về bản chất tiến trình phát triển của vùng nơng thơn vùng núi. Người nông dân phải được tiếp cận, thử sức trong các lĩnh vực đổi mới qua việc kết hợp những tri thức bản địa và khoa học công nghệ hiện đại.

Tiếp cận sinh thái là một trong những cách tiếp cận quan trọng, phù hợp để đảm bảo phát triển bền vững, tức là dựa vào hệ sinh thái, điều kiện tự nhiên, xã hội vốn có

để đưa ra các chính sách phát triển phù hợp với quy luật tự nhiên của tỉnh. Các giải pháp khoa học công nghệ khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững cho vùng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 53 - 54)