Kết quả đánh giá dung tích trao đổi cation trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 90 - 92)

TT Đánh giá CEC * (meq/100g đất) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Rất thấp < 4,0 - - 2 Thấp 4,0 - 9,9 - - 3 Trung bình 10,0 - 19,9 268.807,07 84,00 4 Cao 20,0 - 39,9 51.192,93 16,00 5 Rất cao > 40,0 - - Diện tích đánh giá 320.000,00 100,00

Bảng 3.15 cho thấy: phần lớn diện tích đất nơng nghiệp tỉnh Sơn La có dung tích trao đổi cation ở mức trung bình đến cao. Diện tích đất có CEC ở mức trung bình chiếm tới 84,00% diện tích tồn vùng.

Diện tích đất có dung tích trao đổi cation cao là 51.192,93 ha. Nhóm đất có dung tích trao đổi cation cao là Nhóm đất đen và các loại đất xám điển hình, đất xám nghèo bazơ, đất dốc tụ đọng nước.

Hình 3.3. Tổng cation kiềm trao đổi và CEC trong các loại đất

Như vậy, tổng cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thu khơng là yếu tố hạn chế của đất nông nghiệp tỉnh Sơn La.

c) Hàm lượng chất hữu cơ (OM %)

Chất hữu cơ trong đất là nguồn dinh dưỡng có tương quan rất chặt chẽ với độ phì nhiêu của đất, nhất là trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của nước ta. Tỷ lệ chất hữu cơ trong đất rất khác nhau, tùy thuộc vào thảm thực vật, chế độ canh tác và điều kiện khí hậu....

Từ dữ liệu của Bản đồ độ phì đất nơng nghiệp tỉnh Sơn La, hàm lượng chất hữu cơ trong đất tầng mặt được thể hiện tại bảng 3.16.

Qua bảng 3.16 cho thấy:

- Đất nghèo hữu cơ có diện tích khá lớn với 41.872,10 ha, chiếm 13,09% diện tích toàn vùng điều tra. Đất nghèo hữu cơ tập trung vào một số loại đất thuộc nhóm đất xám.

- Đất giàu hữu cơ có diện tích 38.007,47 ha, chiếm 11,88% diện tích điều tra, thường gặp nhóm đất đỏ nâu, đất xám mùn, đất đen.

- Diện tích đất có hàm lượng chất hữu cơ trung bình là 239.655,3 ha, chiếm đến 74,89% diện tích vùng điều tra, tất cả các nhóm đất đều có các loại đất có hàm lượng hữu cơ ở mức trung bình.

- Diện tích đất rất giàu hữu cơ chỉ gặp ở nhóm đất mùn trên núi cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 90 - 92)