Kết quả đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 92 - 94)

TT Đánh giá OM (%)* Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

1 Rất nghèo hữu cơ < 1 - -

2 Nghèo hữu cơ 1,0 - 2,0 41.872,1 13,09

3 Hữu cơ trung bình 2,0 – 4,0 239.655,3 74,89

4 Giàu hữu cơ 4,0 – 8,0 38.007,47 11,88

5 Rất giàu hữu cơ >8 465,17 0,15

Diện tích đánh giá 320.000,00 100,00

*Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000 Từ kết quả phân tích, hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong các nhóm đất trong vùng cho thấy:

- Chất lượng đất phù sa thường gắn với các hệ thống sông, hàm lượng chất hữu cơ của các loại đất trong nhóm đất phù sa ở mức trung bình (OM = 2,14 - 2,67%), cao nhất ở đất phù sa đọng nước (FLst) và thấp nhất ở đất phù sa điển hình ít chua (FLha.eu).

- Hàm lượng chất hữu cơ giữa các loại đất xám hình thành trên phù sa cổ, trên đá macma axit, đất cacbonat, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất xói mịn trơ sỏi đá ở mức nghèo đến trung bình và có sự biến động rất lớn từ 1,67% đến 6,93%; thấp nhất ở đất xám trên trên phù sa cổ (FLha.ar), cao nhất ở đất đen điển hình giàu mùn.

- Nhóm đất mùn trên núi cao (AL) có hàm lượng mùn trong đất ở mức rất cao, giá trị OM % trung bình trong các mẫu đất tầng mặt là 14,81%.

Hình 3.4. Hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong các loại đất

Kết quả nghiên cứu cùng chung với nhận định với các kết quả nghiên cứu trước đây đó là đất nơng nghiệp tỉnh Sơn La có hàm lượng hữu cơ ở mức trung bình đến nghèo và đây là một yếu tố hạn chế độ phì nhiêu của đất.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hàm lượng hữu cơ của đất cũng có xu hướng giảm so với các kết quả nghiên cứu trước đây, đặc biệt là trên các vùng đất dốc đang sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp.

d) Hàm lượng dinh dưỡng tổng số (N - P2O5 - K2O %)

N là nguyên tố dinh dưỡng quyết định năng suất cây trồng, trong từng loại đất nó phụ thuộc vào hàm lượng hữu cơ trong đất, đất giàu chất hữu cơ thì có nhiều N.

Lân là một chỉ tiêu của độ phì nhiêu đất “đất giàu lân mới có độ màu mỡ cao và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu lân”.

Sau đạm và lân thì kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ 3 đối với cây trồng. Hàm lượng kali trong đất phụ thuộc nguồn đá mẹ, mức độ phong hố và q trình hình thành đất và việc quản lý sử dụng đất. Nhìn chung, đất Việt Nam đa số có q trình phong hố mạnh, silicat bị phá huỷ, kali dễ bị rửa trơi nên lượng K cịn lại để cung cấp cho cây trồng tương đối thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)