Kết quả đánh giá mức độ đá lẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 99 - 101)

Mã số Phân cấp Đá lẫn (%)* Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đá lẫn rất ít 0-3 52.594,98 16,44 2 Đá lẫn ít 3 - 15 212.465,70 66,40 3 Đá lẫn trung bình 15 - 35 13.665,71 4,27 4 Nhiều đá lẫn 35-55 40.635,77 12,70 5 Rất nhiều đá lẫn >55 637,84 0,20 Diện tích đánh giá 320.000 100,00

*Nguồn: Sys C.E. et al., 1993 Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy: Tỷ lệ đất tầng mặt có đá lẫn chiếm rất lớn, trong đó diện tích có tỷ lệ đá lẫn 3-15% chiếm đến 66,40%.

đất nông nghiệp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình canh tác cho tất cả các loại cây trồng.

Như vậy, có thể nhận định rằng đá lẫn là một trong những yếu tố hạn chế lớn đối với canh tác nông nghiệp tại tỉnh Sơn La, đây là yếu tố khó khắc phục.

Kết quả nghiên cứu này là hoàn toàn mới so với các nghiên cứu trước đây khi chưa có tác giả nào đề cập đến vấn đề về đá lẫn trong đất vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng.

3.3.1.4. Thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới được xem như là một trong những đặc điểm vật lý đất quan trọng nhất ảnh hưởng tới những đặc tính đất như lượng nước hữu hiệu trong đất, tốc độ thấm nước, thoát nước, điều kiện làm đất và khả năng giữ dinh dưỡng.

Thành phần cơ giới là đặc biệt quan trọng đối với canh tác có tưới. Với tất cả các cấp thành phần cơ giới (trừ cát rất thơ) đều có thể tiến hành canh tác có tưới thành công nếu lựa chọn đúng phương pháp tưới. Thiếu cấu trúc đối với đất cát có thể tạo ra hạn chế nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây trồng vì nó đã lấy đi khả năng thiết yếu của đất, đó là chỗ dựa cho các cây trồng.

Mỗi loại cây trồng đều có yêu cầu về thành phần cơ giới khác nhau để đạt được năng suất: lúa mì, lúa gạo, mía đường, chuối có u cầu cơ giới nặng; lạc, cà rốt, cà chua, dưa hấu có yêu cầu cơ giới nhẹ; cây có bộ rễ ăn sâu (cao su, cà phê, cây có múi, v.v...) lại có yêu cầu về thành phần cơ giới khác.

TPCG được căn cứ vào tỷ lệ 3 cấp hạt cát, limon, sét và dựa vào tam giác cơ giới để phân ra 13 cấp. Ngồi ra, cịn căn cứ vào cấu trúc đất để điều tiết và hỗ trợ trường hợp TPCG nặng (thịt nặng, sét...) nhưng lại có cấu trúc tốt và vì thế đất có độ xốp cao, cây ưa cơ giới nhẹ và trung bình vẫn sinh trưởng, phát triển tốt ở đất có cơ giới nặng như dạng này.

Kết quả phân loại đất nông nghiệp tỉnh Sơn La dựa trên thành phần cơ giới 13 cấp theo FAO được thống kê ở bảng 3.25.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)