Khó khăn của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 70 - 80)

TT Cây trồng

Các loại khó khăn (% người dân được phỏng vấn) Lao động Vốn trường Thị Kỹ thuật canh tác Đất

đai Thủy lợi bệnh Sâu Giống

Khó khăn khác 1 Ngô 40 40 80 30 50 - - 30 10 2 Lúa - - 10 50 70 60 40 40 - 3 Đậu tương 10 20 30 40 40 - - 20 10 4 Lạc 10 20 50 40 - - 10 - 5 Bông 50 40 100 40 40 - 10 - 10 6 Mía 60 40 10 40 60 - - 10 15 7 Chè 50 10 40 30 40 - 20 20 20 8 Cà phê 60 30 40 50 50 - 20 10 20 9 Cao su 70 70 - 50 50 - - - 10

10 Cây ăn quả - - 30 20 30 - 20 10 20

Nguồn: Xử lý từ 300 phiếu điều tra nông hộ năm 2013

3.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất là xác định khả năng và mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất (LSD) với điều kiện đất đai về tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và môi trường của các hệ thống sử dụng đất được xác định trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được và các kết quả điều tra phỏng vấn nông dân và cán bộ địa phương ở vùng nghiên cứu. Kết quả so sánh và phân tích, phân loại theo các mức thích hợp về kinh tế - xã hội và môi trường của từng loại sử dụng đất sẽ được dùng để lựa chọn các loại sử dụng đất thích hợp, làm cơ sở xây dựng các phương án đề xuất, quy hoạch sử dụng đất.

3.1.3.1.Các loại sử dụng (LUTs) và kiểu sử dụng (LUT) đất nơng nghiệp chính tỉnh Sơn La

Từ kết quả điều tra đã thống kê được trong năm 2012 và năm 2013, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 5 LUTs chính với 21 kiểu sử dụng đất (LUT) như sau:

- LUTs chuyên lúa: lúa xuân - lúa mùa, lúa mùa, lúa nương.

- LUTs luân canh lúa - màu: ngô xuân - lúa mùa, lạc xuân - lúa mùa, đậu tương xuân - lúa mùa.

- LUTs chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (CCNNN): Ngô xuân - ngô mùa, lạc xuân - lạc mùa, đậu tương xuân - đậu tương mùa, ngô xuân hè, khoai lang đặc sản xuân - khoai lang đặc sản mùa, sắn, mía.

- LUTs cây công nghiệp dài ngày (CCNDN): chè , cà phê, cao su - LUTs cây ăn quả: mận, đào, xoài, cam, nhãn.

3.1.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất chính

Trong nghiên cứu này, đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất được tiến hành độc lập cho các loại cây trồng theo mùa vụ trên các đơn vị đất khác nhau và được tồng hợp thành kiểu sử dụng đất trong năm, kết quả được tổng hợp trong bảng 3.5.

Từ kết quả đánh giá, đã tính tốn giá trị trung bình các chỉ tiêu cấu thành hiệu quả kinh tế cho các kiểu sử dụng đất trong năm. Kết quả được trình bày trong bảng 3.6.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- LUTs chuyên lúa: Đây là loại có nhiều khác biệt về hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất khác nhau;

+ Lúa xuân - Lúa mùa: Kiểu sử dụng đất này có GTSX đạt trung bình 70 triệu đồng, TNHH đạt 42,1 triệu đồng, GTNC đạt mức trung bình khoảng 74,1 nghìn

đồng/cơng và HSĐV đạt ở mức trung bình 1,54 lần, trong khi đó CPTG chỉ ở mức khá cao với 27,3 triệu đồng.

Bảng 3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất nơng nghiệp chính tỉnh Sơn La Nhóm/ Loại đất Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG GTGT TNHH GTNC HSĐV Tr. đ Tr. đ Tr. đ Tr. đ Ng. đ Lần Đất tầng mịng (Leptosols) Ngơ xn hè 31,0 13,0 18,0 17,8 66,6 1,4 Đất phù sa (Fluvisols)

Lúa xuân-Lúa mùa 77,0 27,2 49,8 49,3 88,1 1,8

Ngô xuân-Lúa mùa 72,4 26,2 46,2 45,7 81,6 1,7

Lạc xuân-Lúa mùa 77,7 23,7 54,0 53,5 97,4 2,3

Đậu tương xuân-Lúa mùa 58,2 21,1 37,1 36,6 66,5 1,7

Đất đỏ (Ferralsols)

Ngô xuân-Ngô mùa 67,9 22,2 45,7 45,2 81,9 2,0

Sắn 25,5 6,3 19,2 18,9 64,4 3,0 Mận 84,2 16,9 67,3 66,9 189,7 4,0 Đào 91,5 17,2 74,3 73,8 191,7 4,3 Cam 108,5 25,9 82,6 82,2 261,2 3,2 Mía 91,4 33,2 58,2 47,3 96,5 1,4 Chè kinh doanh 40,2 13,7 26,5 26,0 59,9 1,9 Cà phê 137,5 37,2 100,3 99,8 206,3 2,7 Cao su - - - - Đất xám nghèo bazơ (Vetic Acrisols)

Ngô xuân-Ngô mùa 62,9 26,6 36,3 35,8 63,2 1,3

Sắn 27,9 6,6 21,3 21,1 69,6 3,2 Cà phê 131,3 38,7 92,6 92,1 179,8 2,4 Chè kinh doanh 39,1 15,2 23,9 23,4 50,5 1,5 Đất xám điển hình (Haplic Acrisols) Lúa mùa 31,1 14,3 16,8 16,6 57,2 1,2

Lúa xuân-Lúa mùa 65,2 29,1 36,1 35,6 61,4 1,2

Ngô xuân-Lúa mùa 65,8 26,8 39,0 38,6 68,0 1,4

Lạc xuân-Lúa mùa 65,4 25,5 39,9 39,4 68,2 1,5

Đậu tương xuân-Lúa mùa 49,1 22,8 26,3 25,8 45,4 1,1

Lúa nương 13,4 2,8 10,6 10,4 37,6 3,7

Ngô xuân hè 34,1 13,5 20,6 20,3 71,7 1,5

Ngô xuân-Ngô mùa 64,2 24,5 39,7 39,2 70,7 1,6

Lạc xuân-Lạc mùa 63,8 21,1 42,7 42,2 72,7 2,0

Đậu tương xuân-Đậu tương mùa 34,3 16,6 17,7 17,1 30,9 1,0

K.lang ĐS xuân-K. lang ĐS

mùa 170,8 50,3 120,5 120,0 200,0 2,4

Sắn 24,6 7,1 17,5 17,2 56,6 2,4

Xoài 42,7 9,9 32,8 32,5 147,9 3,3

Mận 82,2 16,4 65,8 65,4 186,7 4,0

Nhóm/ Loại đất Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG GTGT TNHH GTNC HSĐV Tr. đ Tr. đ Tr. đ Tr. đ Ng. đ Lần Cam 115,5 31,2 84,3 83,9 268,1 2,7 Nhãn 105,0 15,8 89,2 88,8 277,7 5,6 Mía 86,5 34,3 52,2 43,5 87,6 1,3 Chè kinh doanh 41,5 14,7 26,8 26,3 57,8 1,8 Cà phê 125,0 40,1 84,9 84,4 167,3 2,1 Cao su - - - - Đất đen (Luvisols) Ngô xuân hè 34,7 12,4 22,3 22,0 79,3 1,8

Ngô xuân-Ngô mùa 69,2 22,8 46,4 46,0 81,7 2,0

Sắn 23,0 7,5 15,5 15,2 49,8 2,0 Lúa nương 15,8 2,5 13,3 13,0 48,2 5,2 Mía 88,9 33,2 55,7 44,4 88,8 1,3 Đất dốc tụ đọng nước (Stagnic Regosols) Lúa mùa 33,8 12,9 21,9 19,9 70,5 1,5

Lúa xuân-Lúa mùa 70,4 26,2 44,2 41,7 73,7 1,6

Đất dốc tụ điển hình (Haplic Regosols)

Lúa mùa 33,1 13,1 20,0 19,7 68,8 1,5

Lúa xuân-Lúa mùa 69,1 26,7 42,4 41,9 73,1 1,6

Ngô xuân-Ngô mùa 65,5 25,2 40,3 39,8 72,4 1,6

Lạc xuân-Lạc mùa 76,6 19,4 57,2 56,7 99,3 2,9

Đậu tương xuân-Đậu tương mùa 40,3 15,2 25,1 24,7 45,2 1,6

Ngô xuân-Lúa mùa 68,4 25,9 42,5 42,0 74,8 1,6

Lạc xuân-Lúa mùa 73,7 23,4 50,3 49,8 87,5 2,1

Đậu tương xuân-Lúa mùa 54,2 20,8 33,4 32,9 58,7 1,6

*Cao su: đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, không xác định được HQKT

GTSX: Giá trị sản xuất; CPTG: Chi phí trung gian; GTGT: Giá trị gia tăng; TNHH: Thu nhập hỗn hợp; GTNC: giá trị ngày công; HSĐV: Hiệu suất đồng vốn

Theo kết quả ở bảng 3.5 có thể thấy trên mỗi loại đất khác nhau đã cho GTSX khá khác biệt, GTSX đạt cao nhất trên đất phù sa (77,0 triệu đồng) và thấp nhất trên đất xám điển hình (65,20 triệu đồng), trong khi đó CPTG cho kiểu sử dụng đất này ở loại đất xám cao hơn so với đất phù sa (29,1 triệu đồng/27,2 triệu đồng), trong đó chi phí phân bón chiếm tỷ lệ lớn. Có thể thấy rằng chất lượng đất đã tác động đến quá trình sản xuất của người dân trong tỉnh.

+ Lúa mùa: Kiểu sử dụng đất này thường phân bố ở những diện tích gặp khó khăn trong vấn đề thủy lợi, tưới tiêu hoặc trên các chân ruộng bậc thang chỉ trồng được 1 vụ lúa. Lúa mùa cho GTSX đạt 32,7 triệu đồng; TNHH đạt 18,7 triệu đồng,

GTNC ở mức trung bình với 65,5 nghìn đồng/cơng, HSĐV ở mức thấp 1,4 lần,

CPTG ở mức thấp 13,4 triệu đồng; giữa các loại đất các kiểu sử dụng đất cho GTSX

khơng khác nhau nhiều cho dù CPTG có sự khác nhau, trong đó đầu tư phân bón chiếm tỷ lệ lớn.

Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La.

ĐVT: trên 1 ha/năm

Loại sử dụng đất/Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG GTGT TNHH GTNC HSĐV

(tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) (ng.đ) (lần)

1. Chuyên lúa

Lúa xuân-Lúa mùa 70,4 27,3 43,1 42,1 74,1 1,54

Lúa mùa 32,7 13,4 19,3 18,7 65,5 1,40

Lúa nương 14,6 2,7 11,9 11,7 42,9 4,33

2. Lúa - màu

Ngô xuân-Lúa mùa 68,9 26,3 42,6 42,1 74,8 1,60

Lạc xuân-Lúa mùa 72,3 24,2 48,1 47,6 84,4 1,97

Đậu tương xuân-Lúa mùa 53,8 21,6 32,2 31,7 56,9 1,47

3. Chuyên màu và CCNNN

Ngô xuân-Ngô mùa 66,0 24,3 41,7 41,2 74,0 1,70

Lạc xuân-Lạc mùa 70,2 20,3 49,9 49,5 86,0 2,44

Đậu tương xuân-Đậu tương mùa 37,3 15,9 21,4 20,9 38,1 1,31

Ngô xuân hè 33,3 13,0 20,3 20,0 72,5 1,54

K.lang ĐS xuân-K. lang ĐS mùa 170,8 50,3 120,5 120,0 200,0 2,39

Sắn 25,3 6,9 18,4 18,1 60,1 2,62 Mía 88,9 33,6 55,3 45,1 92,1 1,34 4. CCN dài ngày Chè kinh doanh 40,2 14,5 25,7 25,2 56,1 1,74 Cà phê 131,3 38,7 92,6 92,1 184,5 2,38 Cao su* - - - - - -

5. Cây ăn quả

Mận 83,2 16,6 66,6 66,1 188,2 3,98

Đào 93,0 17,2 75,8 75,3 192,6 4,38

Xoài 42,7 9,9 32,8 32,5 147,9 3,28

Cam 112,0 28,5 83,5 83,0 264,7 2,91

Nhãn 105,0 15,8 89,2 88,8 277,7 5,66

*Cao su: đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, không xác định được HQKT

GTSX: Giá trị sản xuất; CPTG: Chi phí trung gian; GTGT: Giá trị gia tăng; TNHH: Thu nhập hỗn hợp; GTNC: giá trị ngày công; HSĐV: Hiệu suất đồng vốn

+ Lúa nương: Đây là kiểu sử dụng đất hoàn toàn dựa vào nước mưa, thường

phân bố trên những triền đồi, triền núi thoải. Các chỉ tiêu kinh tế (GTSX, GTGT,

TNHH, GTNC) đạt mức thấp. Tuy nhiên, chỉ tiêu HSĐV của kiểu sử dụng này lại

đạt mức rất cao do chỉ phải đầu tư CPTG ở mức rất thấp.

Kiểu sử dụng này khơng có chi phí đầu tư phân bón, năng suất cây trồng phụ thuộc hồn tồn vào độ phì nhiêu tự nhiên của đất, do đó khi canh tác trên đất đen đã cho GTSX cao hơn trên đất xám.

Chuyên lúa là hình thức canh tác truyền thống và quan trọng trên địa bàn tỉnh Sơn La, tuy có mức thu nhập chỉ ở mức trung bình đến rất thấp (tùy theo kiểu sử dụng đất 1 vụ hay 2 vụ) so với các LUTs khác nhưng mức đầu tư cho sản xuất lại không quá cao, thu nhập rất ổn định do ít khi bị rủi ro ngay cả khi có những biến động về thời tiết và thị trường tiêu thụ. Việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cũng khá dễ dàng. Đây là LUTs quan trọng đảm bảo cho vấn đề an toàn lương thực của người dân tỉnh Sơn La.

- LUTs luân canh lúa - màu: LUTs này chủ yếu luân canh một vụ lúa với một số cây màu khác (ngô, lạc, đậu tương) do không chủ động được chế độ thủy lợi.

Trong LUTs này, LUT cho GTSX cao nhất là lạc xuân - lúa mùa (đạt 72,3

triệu đồng) và LUT cho GTSX thấp nhất là đậu tương xuân - lúa mùa (chỉ đạt 53,8 triệu đồng), TNHH của các LUT đạt từ 31,7 - 47,6 triệu đồng, GTNC dao động từ

trung bình đến cao (trong khoảng 56 - 84 nghìn đồng) và HSĐV đạt mức trung bình (từ 1,48 - 1,98 lần), CPTG dao động từ 21,6 - 26,3 triệu đồng.

Kết quả tổng hợp ở bảng 3.5 cho thấy khi canh tác trên đất phù sa đã cho GTSX cao hơn khi canh tác trên đất xám và đất dốc tụ đối với các LUT.

- LUTs chuyên màu và CCNNN: LUTs này có hiệu quả kinh tế dao động khác nhau, tùy thuộc vào kiểu sử dụng 1 vụ hay 2 vụ hoặc có là cây trồng đặc sản hay khơng. GTSX dao động rất lớn 25,3 - 170,8 triệu đồng, TNHH dao động ở mức thấp đến rất cao (cao nhất ở kiểu sử dụng đất khoai lang đặc sản xuân - khoai lang đặc sản mùa), 18,1 - 120,0 triệu đồng, GTNC và HSĐV cũng biến động khá lớn từ rất

thấp đến rất cao (đạt rất cao ở những kiểu sử dụng khoai lang đặc sản xuân - khoai

lang đặc sản mùa, ngô xuân - ngô mùa và lạc xuân - lạc mùa), CPTG dao động ở

mức rất thấp đến rất cao, 6,9 - 50,3 triệu đồng. LUTs chuyên màu và CCNNN có ưu điểm là tận dụng được những diện tích đất khó khăn về điều kiện thủy lợi, tưới tiêu và độ dốc địa hình.

Nhìn chung, chuyên màu và CCNNN là LUTs rất quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp của tỉnh Sơn La. Nó cung cấp một khối lượng sản phẩm lớn cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận…tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, diện tích canh tác 2 vụ trong năm đối với LUTs này cịn rất ít, do vậy xét trong tổng GTXS trên năm của LUTs sẽ không cao so với các LUTs khác.

- LUTs CCN dài ngày (cà phê, chè): Có GTSX đạt 40,2-131,3 triệu đồng, TNHH đạt 25,2 - 92,1 triệu đồng, chỉ tiêu GTNC và HSĐV đạt được ở mức trung

bình đến rất cao, trong khi CPTG bỏ ra 14,5 - 38,7 triệu đồng; kiểu sử dụng đất cà

phê cho hiệu quả cao hơn chè, do mấy năm gần đây giá chè không ổn định và hiệu

quả kinh tế sản xuất không ổn định. Tuy nhiên, chuyên CCN dài ngày là LUTs đem lại thu nhập cao nhất trong 5 LUTs chính của tỉnh Sơn La. Riêng cây cao su đang trong quá trình kiến thiết cơ bản nên hiệu quả kinh tế chưa được xác định, tuy nhiên đây là một trong những cây trồng chiến lược của tỉnh Sơn La đang được chú trọng đầu tư.

- LUTs cây ăn quả (Mận, đào, xoài, cam, nhãn): Với lợi thế địa hình, đất đai đa dạng, lại có hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản khí hậu á nhiệt đới nên Sơn La có thể phát triển được nhiều loại hình cây ăn quả đa dạng từ ôn đới đến nhiệt đới. Cùng với LUTs cây cơng nghiệp dài ngày thì LUTs cây ăn quả cũng đạt hiệu quả kinh tế khá cao: GTSX đạt 42,7 - 112,0 triệu đồng, TNHH 32,5 - 88,8 triệu đồng. GTNC thường đạt mức rất cao, dao động trong khoảng 147,9 - 277,7 nghìn đồng. HSĐV cũng đạt mức rất cao, dao động 2,91 - 5,66 lần, trong khi đó CPTG chỉ ở mức 9,9 - 28,5 triệu đồng.

Như vậy, trong hệ thống các LUTs chính của tồn tỉnh Sơn La thì LUTs cây

ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp theo đó là LUTs chuyên CCN dài ngày, chuyên màu và CCNNN, luân canh lúa - màu, chuyên lúa. Từ hiệu quả kinh tế

các LUTs và thế mạnh của tỉnh về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển nông nghiệp ở đây tập trung vào các loại cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê, chè), cây ăn quả (mận, đào, xoài, nhãn, cam…), cây lương thực (ngơ), CCNNN (mía). Tiếp tục phát triển và chuyển đổi các diện tích canh tác khơng hiệu quả sang canh tác các cây trồng trên nhưng vẫn phải duy trì diện tích cây lương thực để đảm bảo an ninh lương thực của toàn tỉnh.

3.1.3.3. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất chính

Trong phạm vi nghiên cứu này, hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp về mặt xã hội được thể hiện qua mức đầu tư lao động và giá trị ngày công của mỗi

kiểu sử dụng đất. Mức đầu tư lao động càng cao sẽ thu hút được nhiều lao động giản đơn càng nhiều. Giá trị ngày công lao động càng lớn xã hội sẽ càng dễ chấp nhận và sẽ thu hút được lao động ở nơng thơn.

Nhìn chung, do bình qn đất sản xuất nơng nghiệp trên đầu người toàn tỉnh Sơn La đạt mức khá cao nên đại bộ phận nông dân trong các LUTs đất trồng trọt đều tận dụng hết lao động trong nhà, ngoài ra họ cịn phải th lao động ở bên ngồi (đối với một số kiểu sử dụng đất như: cao su, cà phê, chè, mía, cây ăn quả,…).

- LUTs chuyên lúa: Đây là loại sử dụng đất có ý nghĩa lớn trong đảm bảo đời

sống xã hội của người sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh. Mỗi ha đất của LUTs này trung bình cần đầu tư 270 - 580 cơng lao động (tùy theo kiểu sử dụng 1 vụ hay 2 vụ) và chỉ sử dụng tập trung vào những thời điểm đầu và cuối vụ. Ở những thời điểm khác công lao động sử dụng ít vì thế thường gây ra hiện tượng dư thừa lao động. GTNC đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 70 - 80)